5 cách trị ốm nghén hiệu nghiệm từ gừng các bầu đã biết chưa?

5 cách trị ốm nghén hiệu nghiêm từ gừng có thể một số bầu đã biết hay từng nghe nói đến. Tuy nhiên, bên cạnh đó hẳn là cũng còn nhiều mẹ chưa biết, gừng có công dụng tuyệt vời thế nào để giảm sự khó chịu cho mình do việc nghén gây ra. Các bầu hãy cùng Yeutre.vn tìm hiểu chi tiết hơn 5 cách trị nghén hiệu quả bằng gừng như thế nào ngay sau đây nhé.

banner ads

Gừng giảm buồn nôn cho bà bầu
Gừng từ xưa đến này là phương thuốc trị ốm nghén khá hiệu quả cho bà bầu. Ảnh Internet

1. Tác dụng của gừng với tình trạng ốm nghén

Trước khi tìm hiểu cụ thể về 5 cách trị ốm nghén hiệu nghiệm từ gừng, chúng ta cùng điểm lại từ tác dụng của gừng được đề cập đến, đang quan tâm đến có liên quan như thế nào đến việc trị ốm nghén nhé:

  • Lưu truyền từ hơn 2.000 năm, Trung Quốc là đất nước sở hữu gia tài đồ sộ về các nghiên cứu và việc dùng thảo dược, trong tư liệu quả họ, gừng được dùng như một vị thuốc cực tốt trong việc đẩy lùi các cơn buồn nôn, hay trị các vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Và trong lịch sử về dược của họ, gừng cũng được dùng cho phụ nữ mang thai khi họ bị các triệu chứng buồn nôn hành hạ.
  • Theo Hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ ( ACOG ), trải qua 12 lần thử nghiệm lâm sàng với hơn 1.200 phụ nữ mang thai, kết quả cũng cho thấy, gừng làm giảm rất đáng kể tình trạng buồn nôn của họ do ốm nghén gây ra. Chính vì thế, ACOG cũng đưa ra lời khuyên hữu ích cho các bà bầu bị nghén nhẹ ở thời kỳ đầu mang thai, nên dùng gừng như liều thuốc tự nhiên để kiểm soát hay làm giảm triệu chứng buồn nôn của mình.
  • Ở nước ta, gừng từ lâu nay được xem là bài thuốc dân gian trị nôn, cảm cúm rất phổ biến vì tính hiệu quả của nó. Riêng với ốm nghén, gừng cũng được sử dụng vì tính hiệu quả trong việc trị triệu chứng buồn nôn. Đây là bài thuốc khá an toàn và thực sự hiệu nghiệm với tình trạng ốm nghén nhẹ thông thường, giảm buồn nôn, ngăn chặn tình trạng dễ nôn ói nhất là ở 3 tháng đầu thai kỳ .
Gừng trị nghén nhẹ rất hiệu quả và an toàn
Gừng là bài thuốc trị nghén khá an toàn cho bà bầu khi ốm nghén nhẹ ở giai đoạn đầu thai kỳ. Ảnh Internet.
  • Theo Đông y nói chung, đã có nhiều tài liệu đưa ra các chứng cứ rất cụ thể về việc gừng có tác dụng giảm và kiểm soát tình trạng buồn nôn ở mẹ bầu, do tính cay ấm của gừng. Gừng có thể góp phần kích thích tiết dịch vị, cũng như tăng cường tuần hoàn huyết dịch, tác động đến tiêu hóa, hay tình trạng hưng phấn ruột,...Gừng tươi có tác dụng chống nôn ói khá tốt. Vì những lý do này, bà bầu lâu nay vẫn được khuyên nên dùng gừng, nhất là gừng tươi để làm giảm các cơn nghén ở thời kỳ đầu mang thai.
  • Bên cạnh đó, gừng cũng là một trong những gia vị nếu sử dụng phù hợp, sẽ cân bằng mùi vị hoặc làm giảm mùi vị nồng của thực phẩm trong các món ăn. Điều này cũng là một phần rất đáng để nói đến, khi các bà bầu rất nhạy cảm với mùi vị, chỉ cần một chút mùi vị hơi nồng, đã có thể khiến họ có cảm giác cơn buồn nôn đang ập đến.

Như thế, chúng ta đã thấy tác dụng của gừng đối bà bầu không chỉ là mới đây mà là từ lâu người ta đã khuyến khích hoặc dùng gừng như một vị thuốc tự nhiên giá trị. Vị thuốc này có thể giúp phụ nữ mang thai làm dịu tình trạng ốm nghén của họ, cụ thể là triệu chứng buồn nôn, khó chịu về mùi vị tác động. Đây là điều có cơ sở và không cần phải ngờ.

Cá hấp gừng
Gừng còn cân bằng mùi vị thức ăn khiến các bầu cảm thấy dễ chịu hơn ví dụ như món cá hấp gừng chẳng hạn. Ảnh Internet

Tác dụng của gừng là như thế, vậy cách dùng gừng trị ốm nghén hiệu nghiệm một cách cụ thể hơn như thế nào, chị em theo dõi ngay 5 cách rất phổ biến sau đây nhé.

2. 5 cách trị ốm nghén hiệu nghiệm từ gừng các bầu nên biết

2.1 Gừng tươi cắt lát mỏng

Đây được xem là bài thuốc cấp kỳ, giúp các bà bầu giảm ngay tình trạng buồn nôn rất hiệu nghiệm. Về cách làm, các bầu chỉ cần chọn gừng bánh tẻ, còn tươi ngon, tiến hành cạo vỏ, rửa sạch và cắt lát mỏng để sẵn trong tủ lạnh như thuốc vậy. Mỗi khi cảm thấy buồn nôn, ngậm 1-2 lát trong vài phút, tình trạng này sẽ thuyên giảm ngay.

Cắt lát gừng
Gừng tươi lát mỏng giảm triệu chứng buồn non tức thời. Ảnh Internet

2.2 Trà gừng

Các bầu cũng dùng gừng tươi, thay vì cắt lát mỏng, hãy cắt miếng dày, đập dập ngâm cho vào tách trà nóng để vài phút cho tinh dầu gừng tiết ra rồi uống. Có thể thêm một 1 thìa cà phê mật ong, sẽ ngon và dễ uống hơn. Bầu cũng lưu ý, chỉ nên uống trà lỏng thôi nhé.

Trà gừng
Trà gừng cũng giúp giảm triệu chứng buồn nôn hiệu quả cho các bầu. Ảnh Internet

2.3 Nước gừng chanh và mật ong

Cũng như cách làm với trà gừng, gừng tươi đập dập, bầu cho vào ly nước ấm, vắt thêm miếng chanh nhỏ cùng 2-3 thìa cà phê mật ong, uống khi còn ấm.

Nước gừng chanh mật ong vô cùng tốt, không chỉ giúp xoa dịu cơn buồn nôn mà còn rất tốt cho sức khỏe nói chung, cụ thể nhất được xem như liều thuốc chống cảm cúm vô cùng hiệu quả.

Nước chanh gừng mật ong
Nước chanh gừng mật ong trị nghén hiệu quả. Ảnh Internet

2.4 Nước cốt gừng

Các bầu có thể nấu một số món cháo và súp dễ ăn vào các buổi sáng, có thể dùng gừng kết hợp như cháo gà, súp rau củ, cháo cá chép ,...khi ăn, bầu cho một chút nước cốt gừng tươi vào món ăn, khuấy đều rồi ăn khi còn ấm. Đây cũng là cách hay để giúp bầu có thể ăn sáng với món ăn dễ tiêu, kết hợp gừng như vị thuốc để giảm triệu chứng buồng nôn.

Nước cốt gừng
Thêm một chút nước cốt gừng vào cháo hoặc súp phù hợp vừa giúp bầu ăn ngon vừa có tác dụng giảm nghén. Ảnh Internet

2.5 Kẹo gừng, mứt gừng hoặc gừng khô

Cũng có một số bà bầu không chịu được mùi gừng tươi nồng, nên ở trường hợp này, kẹo gừng; mứt gừng hay gừng khô được chọn là giải pháp để trị nghén bằng gừng. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại kẹo gừng, bầu dễ lựa chọn loại kẹo phù hợp vối khẩu vị của mình. Còn mứt gừng thì có quanh năm hoặc bầu có thể tự làm mứt gừng tại nhà để dùng vì cách làm mứt gừng cũng khá dễ.

Với gừng khô, tuy được cho rằng tác dụng không hiệu nghiệm ngay như gừng tươi nhưng gừng khô vẫn phát huy tác dụng giúp giảm triệu chứng buồn nôn.

Một ưu điểm cho việc dùng kẹo gừng và gừng khô là các bầu có thể chuẩn bị mang theo sẵn bên mình và có thể sử dụng bất cứ lúc nào có cảm giác buồn nôn. Điều này thì tiện lợi hơn rất nhiều so với việc sử dụng gừng tươi.

Kẹo gừng
Nếu bầu không chịu được mùi gừng tươi, có thể dùng kẹo gừng. Ảnh Internet

3. Lưu ý về việc sử dụng gừng khi mang thai

Bất cứ một loại thuốc nào, kể cả thuốc dân gian rất an toàn cho thai kỳ như gừng, các bầu cũng cần lưu ý kỹ để sử dụng sao cho đúng cách và hiệu quả. Khi dùng gừng, các bầu chú ý những điều sau đây:

  • Không dùng gừng vào buổi tối : Người xưa có câu rằng, gừng dùng vào buổi sáng sẽ như nhân sâm, song buổi tối thì như thạch tín vậy. Dùng gừng buổi tối gây đầy bụng, khó ngủ vì đặc tính của gừng là cay nóng.
  • Không dùng gừng mọc mầm : Gừng mọc mầm khi sử dụng có thể sinh độc tố làm tổn hại đến đến gan. Vì vậy, các bầu cũng không nên sử dụng gừng đang mọc mầm nhé.
  • Lưu ý khi dùng kẹo gừng và mứt gừng : Kẹo gừng đôi khi sẽ chứa một số chất khác chứ không chỉ có gừng, nên các bầu lưu ý các thành phần có trong kẹo trước khi sử dụng. Bên cạnh đó, cả kẹo gừng và mứt gừng đề có độ ngọt nhất định, các bầu cũng nên cẩn thận về liều lượng để không ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ . An toàn nhất, bầu có thể hỏi ý kiến của bác sỹ một cách cụ thể khi dùng 2 loại này, nếu cảm thấy mình không thực sự yên tâm hay chắc chắn lắm.
Dùng gừng đúng cách
Bà bầu dùng gừng đúng cách để an toàn và hiệu quả hơn. Ảnh Internet
  • Không lạm dụng : Gừng tốt nhưng cũng như bất cứ dược liệu, gia vị hay thực phẩm nào đều có tác dụng ngược nếu chúng ta lạm dụng hoặc dùng quá nhiều. Theo Mayo Clinic - Trung tâm Y tế uy tín của Mỹ cho rằng, việc dùng gừng quá nhiều có thể dẫn đến các hậu quả như: gây ảnh hưởng đến hormone giới tính của thai nhi, tăng nguy cơ chảy máu khi mang thai, có thể dẫn đến sảy thai, làm giảm tác dụng hay gây phản tác dụng của thuốc (nếu mẹ bầu đang dùng thuốc nào đó).
  • Cần đi bác sỹ : Trường hợp các bầu bị ốm nghén nặng thì không nên để tình trạng này kéo dài và không cố dùng gừng để trị nghén. Vì, các trường hợp ốm nghén nặng sẽ phải cần sự can thiệp y tế nhanh chóng và hiệu quả hơn, để đảm bảo sức khỏe thai kỳ. Và những can thiệp này sẽ tránh được tình trạng mẹ bầu bị suy nhược, hay nguy hiểm cho thai nhi, thậm chí là có thể gây nguy hiểm đến cả tính mạng mẹ và bé. Trong khí đó, việc các bầu dùng gừng tươi hay trà gừng, tất nhiên sẽ không thể mang lại kết quả.
Bầu ốm nghén nặng
Cần đi bác sỹ nếu bầu bị ốm nghén nặng. Ảnh Intenet

4. Những trường hợp bà bầu không nên hoặc rất hạn chế dùng gừng

  • Bà bầu có tiền sử bị bệnh gan hay sỏi mật do gừng có tác dụng kích thích nguy hại cho gan hay khiến cho sỏi bị tích tụ trong mật
  • Bà bầu bị trĩ có tiền sử xuất huyết (chảy máu cam, xuất huyết dạ dày, chảy máu tử cung,....) do gừng nóng rất dễ tác động làm vỡ các mạch máu yếu;
  • Bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ cũng được khuyên hạn chế dùng gừng vì gừng có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến huyết áp không tốt cho cả mẹ và bé ở thời điểm này.
  • Bà bầu đang phải dùng loại thuốc nào đó trong thai kỳ. Muốn dùng gừng, cần tham khảo ý kiến của bác sỹ cho trường hợp của mình.
Bầu hỏi ý kiến bác sỹ
Bà bầu đang dùng loại thuốc nào đó trong thai kỳ, cần hỏi ý kiến bác sỹ nếu muốn dùng gừng trị nghén. Ảnh Internet

Đến đây, hẳn các bầu đã nắm tương đối rõ tác dụng của gừng với việc trị nghén, cùng 5 cách trị ốm nghén hiệu nghiệm từ gừng mà mình có thể áp dụng khi mang thai . Bên cạnh đó, một số lưu ý khá hữu ích khác liên quan đến việc bà bầu sử dụng gừng sao cho an toàn, chắc chắn cũng giúp các bầu yên tâm hơn khi dùng bài thuốc dân gian này. Chúc các bầu luôn khỏe mạnh và đi qua những ngày nghén một cách thật nhẹ nhàng nhé.

Cát Lâm tổng hợp 

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI