Ốm nghén như say xe mẹ bầu nên xử lý thế nào để giảm bớt?

Hầu hết các mẹ bầu bị ốm nghén đều có cảm giác như say xe, đặc biệt là trong những tháng đầu tiên của quá trình mang thai. Tình trạng ốm nghén với các biểu hiện buồn nôn, nôn ói khiến mẹ bầu mệt mỏi, tuy nhiên nó không nghiêm trọng và không ảnh hưởng đến sức khỏe nếu ốm nghén thông thường. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng ốm nghén như say xe, mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây cùng Yeutre.vn nhé!

banner ads

Trong quá trình mang thai , mẹ bầu thường xảy ra các triệu chứng ốm nghén như say xe ở những tháng đầu thai kỳ. Dẫu vậy, suốt quá trình mang thai, nhiều mẹ bầu vẫn có những biểu hiện buồn nôn hay nôn ói.

1. Buồn nôn và nôn ói 3 tháng đầu

Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu tiên, có 80% mẹ bầu xảy ra tình trạng ốm nghén như buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, nhức đầu khiến mẹ bầu có cảm giác như say xe. Các triệu chứng ốm nghén sẽ giảm dần vào khoảng tuần thứ 14 đến tuần thứ 18 của quá trình mang thai. Cũng có mẹ bầu giảm ốm nghén từ khoảng tuần thứ 16 đến tuần thứ 18 của thai kỳ. 

me bau met moi va kho chiu trong giai doan om nghen
Mẹ bầu mệt mỏi và khó chịu trong giai đoạn ốm nghén.Ảnh: Internet

Đối với những mẹ bầu nôn ói nhiều trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên và tình trạng sụt cân trầm trọng, suy nhược cơ thể, kiệt sức đây là những biểu hiện của ốm nghén nặng . Ốm nghén nặng khiến mẹ bầu mất nhiều nước, khoáng chất cũng như vitamin gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do vậy, nếu mẹ bầu bị ốm nghén nặng, nên thăm khám bác sĩ để có giải pháp điều trị kịp thời.

2. Buồn nôn và nôn ói 3 tháng giữa

Trong chu kỳ mang thai 3 tháng giữa, đây là thời điểm mẹ bầu lấy lại tinh thần sau chu kỳ mang thai tam cá nguyệt đầu tiên. Hầu hết các triệu chứng ốm nghén như say xe như mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói, chóng mặt ở mẹ bầu đã giảm hết hẳn.

cac trieu chung om nghen nhu say xe hau het da giam
Các triệu chứng ốm nghén như say xe hầu hết đã giảm.Ảnh: Internet

Một số mẹ bầu vẫn bị ốm nghén suốt những tháng giữa thai kỳ và một số trường hợp ốm nghén kéo dài đến hết quá trình mang thai. Tuy nhiên, cũng có những mẹ bầu sẽ giảm hết những cơn ốm nghén khó chịu vào khoảng thời gian cuối tam cá nguyệt thứ 2.

3. Buồn nôn và nôn ói 3 tháng cuối thai kỳ

Trong quá trình mang thai, mỗi mẹ bầu sẽ có khoảng thời gian ốm nghén khác nhau, nhiều mẹ bầu ốm nghén ở thời kỳ mang thai đầu tiên. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp mẹ bầu buồn nôn, nôn ói, chóng mặt vào những tháng cuối thai kỳ.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng buồn nôn hay nôn ói ở những tháng cuối của quá trình mang thai do thai nhi lớn, tử cung lớn chèn ép lên dạ dày của mẹ bầu. Bên cạnh đó, những biểu hiện như buồn nôn hay nôn ói cũng có thể do mẹ bầu bị tụt huyết áp , mất nước hoặc thiếu máu, thiếu chất dinh dưỡng.

om nghen nang vao nhung thang cuoi me bau nen tham kham bac si
Ốm nghén vào những tháng cuối mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ.Ảnh: Internet

Ở những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu ốm nghén nôn ói cũng có thể do dấu hiệu sắp sinh. Do vậy, tuyệt đối mẹ bầu không nên chủ quan, đặc biệt nếu ốm nghén kèm theo tình trạng khó thở, ốm nghén nặng, nhức đầu, mẹ bầu nên đến thăm khám bác sĩ nhanh chóng nhé.

4. Xây dựng thực đơn phù hợp để giảm tình trạng ốm nghén

Trình trạng ốm nghén với các triệu chứng như buồn nôn hay nôn ói kéo dài khiến mẹ bầu khó chịu và mệt mỏi, thậm chí chán ăn, không có cảm giác thèm ăn. Điều quan trọng, mẹ bầu nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học xong giai đoạn này để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể giúp thai nhi phát triển.

4.1. Chế độ ăn uống

  • Mẹ bầu nên xây dựng thực đơn với nhiều trái cây, rau xanh trong bữa ăn. Những loại thực phẩm không mùi giúp giảm tình trạng nôn ói. Ngoài ra còn bổ sung lượng khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể của mẹ và bé.
me bau nen xay dung thuc don khoa hoc
Mẹ bầu nên xây dựng thực đơn khoa học.Ảnh: Internet
  • Mẹ bầu cũng có thể ăn sữa chua hay váng sữa giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt đồng thời cũng giúp giảm những cơn ợ hơi, buồn nôn trong quá trình mang thai.
  • Bổ sung đầy đủ chất đạm từ các loại thực phẩm như cá, trứng, thịt nạc,...
  • Hạn chế sử dụng những thực phẩm chiên, xào, cay nóng hay các loại thức ăn đóng hộp, chứa các chất kích thích.
  • Nên ưu tiên những món luộc hay hấp sẽ giúp cơ thể mẹ bầu dễ dàng hấp thụ hơn so với những món chiên, dầu mỡ.

4.2. Bổ sung nước - điện giải và năng lượng

Trong giai đoạn ốm nghén khi mang thai, mẹ bầu nôn ói nhiều dẫn đến bị mất nước, do đó mẹ bầu nên bổ sung nhiều nước. Bên cạnh đó truyền dịch để bổ sung nước và cân bằng điện giải, tuy nhiên lượng dịch cũng như tốc độ truyền phải được bác sĩ hướng dẫn để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm khoáng chất và vitamin cho cơ thể.

4.3. Dùng gừng tươi để khắc phục cơn buồn nôn

Với đặc tính kháng viêm và giải độc tốt, gừng được xem là một trong những phương pháp giúp mẹ bầu giảm được những cảm giác khó chịu, buồn nôn trong quá trình mang thai. Một ly trà gừng vào buổi sáng sẽ giúp mẹ bầu giảm đáng kể những cơn buồn nôn, nôn ói, cải thiện tình trạng sức khỏe của mẹ bầu một cách tốt nhất.

tra gung giup giam trieu chung om nghen
Trà gừng giúp giảm triệu chứng ốm nghén.Ảnh: Internet

4.4. Dùng thuốc chống nôn nếu cần thiết

Khi nôn ói liên tục khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn, không ăn được, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc nôn để khắc phục những cơn buồn nôn hay nôn ói.

Tuyệt đối mẹ bầu không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, nếu được hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ, bạn nên tuân thủ liều lượng để không gây tác dụng phụ và đảm bảo an toàn.

Bên cạnh những biện pháp giúp giảm tình trạng ốm nghén như say xe, mẹ bầu cũng nên áp dụng những bài tập yoga, nghỉ ngơi, tránh rơi vào tình trạng lo lắng, căng thẳng.

Hy vọng qua bài viết Yeutre.vn cung cấp những thông tin hữu ích cho mẹ bầu về những giai đoạn ốm nghén như say xe cũng như một số cách giảm ốm nghén liên quan tình trạng này. Trong trường hợp ốm nghén nặng, mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ nhé.

Khánh Kim

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI