Giải mã hiện tượng nghén chua, mặn, ngọt ở mẹ bầu

Nghén là tình trạng chung của tất cả các mẹ bầu. Tuy nhiên có những mẹ nghén chua, nghén mặn, nghén ngọt.

banner ads

Vậy đâu là nguyên nhân của sự khác nhau này?

1. Giải mã hiện tượng nghén chua

Theo khoa học

Các nghiên cứu cho thấy cuống rốn của mẹ bầu sẽ tiết ra một loại hormone đặc biệt trong thai kỳ. Tác dụng của loại hormone này gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến chức năng tiêu hóa và cả những ham muốn của mẹ bầu. Điều này cũng dẫn đến cảm giác dễ buồn nôn và chán ăn.

18871-1-me-chua.jpg

Các món ăn chua là sở thích của nhiều mẹ bầu.

Trong khi đó vị chua lại có tác dụng kích thích sự hoạt động của dạ dày, khiến dạ dày gia tăng bài tiết dịch vị và tăng khả năng tiêu hóa. Sự tác động của vị chua khiến cho ruột được thúc đẩy co bóp, cảm giác thèm ăn tăng lên và việc chuyển hóa cũng như hấp thụ thức ăn được diễn ra nhanh chóng hơn.

Vì vậy những thực phẩm có vị chua giúp mẹ bầu cảm thấy ăn uống thoải mái hơn, hạn chế được cảm giác nôn ói luôn khiến mẹ bầu phiền lòng.

Về mặt dinh dưỡng học

Về khía cạnh dinh dưỡng, đồ chua cũng thường chứa những thành phần dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của cả mẹ và bé.

Hệ xương thai nhi thường được hình thành từ tháng thứ 2 và thứ 3 trong thai kỳ. Lúc này nguồn dinh dưỡng cần thiết cần được bổ sung là canxi để giúp trẻ phát triển hệ xương. Và để có thể tập trung lượng canxi lại cần có sự góp mặt của chất chua.

18623-a46.jpg

Dù nhiều lợi ích nhưng mẹ bầu đừng ăn chua quá nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bên cạnh đó, các chất chua còn đóng vai trò trong việc giúp mẹ bầu ngăn ngừa chứng thiếu máu. Vì nguyên tố sắt vốn đóng vai trò quyết định trong việc tạo nên các tế bào hồng cầu cần có môi trường axit để chuyển từ bậc cao xuống bậc thấp để dạ dày dễ dàng hấp thu chúng. Các món đồ chua tạo ra được môi trường chuyển hóa thuận lợi này cho sắt. Vì vậy mẹ ăn đồ chua trong thai kỳ có thể phòng chống được chứng thiếu sắt trong thai kỳ.

Trong các món ăn có vị chua thì vitamin C là một thành phần không thể thiếu. Vitamin C tham gia hình thành tế bào, phát triển hệ thống tạo máu, phát triển tâm huyết quản và nâng cao sức đề kháng cho mẹ bầu.

Qua đó cho thấy việc thèm ăn chua của mẹ bầu không phải là ngẫu nhiên mà do những nhu cầu đòi hỏi của cơ thể. Thế nhưng, ăn chua nhiều quá cũng có thể gây ra những tác dụng ngược lại như giảm nồng độ pH trong cơ thể, dễ gây mệt mỏi hay tệ hơn có thể gây ra dị tật thai nhi.

2. Giải mã hiện tượng nghén mặn

Nguyên nhân

Nguyên nhân cơ bản là cơ thể mẹ bầu bị thiếu muối do cơ thể tích trữ nước nhiều hơn, hoặc là do trước dây mẹ bầu ăn nhạt. Mức muối cần thiết người bình thường tiêu thụ mỗi ngày là 1.000- 2.000 mg. Nhu cầu này khi mẹ mang thai có thể tăng lên 2.000 – 4.000 mg/ngày.

Tuy nhiên, lượng muối cần thiết này nên được bổ sung một cách hài hòa thông qua khẩu phần ăn, cùng với lượng thực phẩm mẹ bầu bổ sung hàng ngày. Điều này có nghĩa là mẹ bầu không nhất thiết cho thêm muối vào hay ăn mặn để bổ sung lượng muối đủ cho cơ thể.

18860-c1.jpg

Ăn thức ăn mặn không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.

Tác hại của ăn mặn đối với mẹ bầu

Phù nề, nhất là ở vùng chân, là phản ứng rõ rệt nhất khi muối khiến cơ thể tích nước nhiều hơn. Mẹ cũng sẽ đối mặt với tăng huyết áp khi ăn mặn.

Ăn mặn thường khiến mẹ bầu thêm mệt mỏi do sự cân bằng các chất trong cơ thể bị phá vỡ bởi việc ăn mặn thường kèm theo uống quá nhiều nước.

Ngoài ra, ăn mặn trong thai kỳ còn khiến sự bài tiết của nước bọt cũng giảm đi đáng kể và tạo những điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công đường hô hấp hay mắc các chứng viêm họng.

Bí quyết hạn chế ăn mặn

Việc biết những nguy cơ về bệnh tật có thể xảy ra khi ăn mặn đôi khi không thể khiến cho mẹ bầu tránh xa các món mặn được khi đã bị nghén. Nhưng những cách dưới đây giúp cho mẹ bầu vượt qua cơn thèm mặn một cách dễ dàng:

- Mẹ nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ. Lúc này thức ăn sẽ được cơ thể tiếp nhận từ từ. Nếu mẹ ăn mặn thì lượng muối khi vào cơ thể cũng được dung nạp từ từ.

- Khi ăn mặn mẹ có thể cân bằng lượng muối bằng cách ăn kèm với nhiều loại rau và hoa quả tươi.

- Các món ăn chế biến sẵn là thực phẩm mẹ bầu nghén mặn nên hạn chế vì chúng chứa lượng muối khá lớn. Đặc biệt với xúc xích, lạp xưởng, pho mát, cá khô, các loại mắm… vì chúng dùng muối để bảo quản lâu hơn. Và loại muối này không tốt cho sức khỏe của mẹ lẫn con.

18859-c2.jpg

Uống nhiều nước là cách mẹ bầu trung hòa lượng muối trong cơ thể.

- Uống nước nhiều cũng là cách để mẹ bầu chống lạt miệng và giảm bớt cảm giác thèm ăn mặn cũng như trung hòa lượng muối trong cơ thể.

Lưu ý: Với một số mẹ bầu mắc các chứng như cao huyết áp, sưng phù quá mức thì việc ăn nhạt hơn bất chấp các cơn nghén mặn là cần thiết, vì điều này nhằm hạn chế những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.

3. Giải mã hiện tượng nghén ngọt

Ngoài ra, nếu mẹ bầu nghén ngọt thay vì nghén mặn hay hay nghén chua thì điều mẹ bầu cần chú ý là gia giảm lượng bánh kẹo mà cơ thể hấp thu để tránh tiểu đường thai kỳ, vốn là một dấu hiệu cho bệnh tiền sản giật.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI