1. Xuất huyết nhiều và kéo dài
Chảy máu nhiều kèm theo đau bụng dưới và cảm thấy choáng, cũng như kèm theo đau đầu là một dấu hiệu nguy hiểm báo hiệu cho việc mang thai ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung xuất hiện khi trứng được thụ tinh và bám vào vòi trứng thay vì tử cung. Vòi trứng hẹp và không có không gian cũng như đầy đủ chức năng để phôi thai phát triển.
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, việc mang thai ngoài tử cung có thể gây nguy hiểm đến tính mạng phụ nữ.
Việc xuất huyết kéo dài có thể còn do việc sảy thai, khi phôi thai còn nhỏ nếu sảy thai và không để ý kỹ sẽ không thấy được. Khi sảy thai, niêm mạc tử cung sẽ vỡ ra khiến máu chảy ồ ạt và đau bụng dữ dội, nếu không xử lý kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
2. Buồn nôn và nôn dữ dội
Cảm giác buồn nôn thường xuất hiện như một trong những dấu hiệu khi mang thai. Tuy nhiên, nếu có cảm giác buồn nôn, nôn dữ dội và kéo dài thì có thể đây là một trong những dấu hiệu trầm cảm hoặc một trong những dấu hiệu bất thường của cơ thể.
Nếu dấu hiệu này kéo dài thường xuyên và không có điểm dừng thì rất có thể bạn đang trong tình trạng mất nước và có nguy cơ thiếu dinh dưỡng. Tốt nhất, khi xuất hiện tình trạng nôn ói kéo dài, ngày một nặng, các bạn nên đến bác sĩ để được theo dõi và điều trị.
3. Luôn thấy khát nước và thường xuyên đi tiểu
Nếu bạn thấy bản thân mình thường xuyên khát và uống nước nhiều nhưng vẫn khô cổ, đi tiểu thường xuyên và mệt mỏi, thì rất có thể cơ thể đang thiếu hụt Insulin. Thiếu hụt Insulin có thể dẫn đến tăng nồng độ glucose trong máu.
Trong trường hợp này, bác sĩ thường không được chỉ định cho phụ nữ mang thai cho nên, bạn chỉ có thể thay đổi chế độ ăn uống và tăng cường lượng Insulin trong cơ thể.
4. Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
Nếu vào giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi quá sức, cơ thể ở trong tình trạng rã rời, thường xuyên hụt hơi và sắc mặt nhợt nhạt là dấu hiệu của bệnh thiếu máu .
Thiếu máu trong giai đoạn vừa thụ thai sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi các bạn cần lưu ý. Nên bổ sung thêm sắt qua thực phẩm và một số thuốc không có hại cho thai nhi. Nếu bệnh ở mức độ trầm trọng, bạn sẽ phải truyền máu trực tiếp.
5. Đau nhức lưng
Đau lưng trong giai đoạn đầu mang thai là do dây chằng giãn ra để cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu cơn đau lưng trở nên quá khủng khiếp, kéo dài và vượt ngưỡng chịu đựng có thể khiến cho thai nhi gặp nguy hiểm.
6. Nhức đầu liên tục
Nhức đầu liên tục khiến các bạn không thể làm gì, và cảm giác như đầu có thể vỡ tung ra bất cứ lúc nào là một trong những dấu hiệu khi có thai nguy hiểm cần lưu ý.
Nhức đầu liên tục có thể là triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình, điều này không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng lại khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, tâm trạng căng thẳng gây ảnh hưởng gián tiếp lên thai nhi.
7. Sốt cao hoặc ớn lạnh
Sốt hoặc sổ mũi, nhức đầu trong khi mới thụ thai có thể là dấu hiệu báo hiệu bạn đang nhiễm trùng hoặc bị virus tấn công. Nếu nhiệt độ cơ thẻ quá cao sẽ dẫn đến việc hủy hoại những hệ thống nuôi dưỡng thai nhi đang được hình thành dễ dẫn đến nguy cơ sảy thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi.
8. Dịch âm đạo bất thường
Vào giai đoạn đầu khi mới thụ thai, dịch âm đạo sẽ tiết ra nhiều hơn để báo hiệu rằng bạn đã mang thai. Tuy nhiên, nếu dịch âm đạo màu sắc bất thường và mùi khó chịu có thể bạn đã nhiễm trùng âm đạo. Việc này có thể dẫn đến những nguy cơ gây nguy hại cho thai nhi, dễ dẫn đến việc biến dị thai hoặc nhiễm trùng thai nhi, suy giảm miễn dịch.
Sau khi biết được mình đã có thai nhưng cơ thể lại xuất hiện những dấu hiệu khi có thai có tính chất nguy hiểm như bài viết đã đề cập, bạn chớ nên xem thường nhé. Hãy đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn, để có thể điều trị và ngăn chặn những nguy hiểm có thể xảy ra cho thai nhi. Khi bắt đầu vào thai kỳ, tốt nhất bạn nên tạo lập chế độ ăn uống lành mạnh, để có thể bổ sung đủ dưỡng chất cũng như tập thể dục nhẹ nhàng nhằm giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.
Nguyễn Hợp tổng hợp