Mẹo ăn uống giúp phòng bệnh cho cả mẹ lẫn thai nhi

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp không chỉ giúp mẹ bầu khỏe mạnh mà còn có tác dụng phòng bệnh tích cực cho cả mẹ lẫn thai nhi. Vậy bạn cần bổ sung những dưỡng chất nào, ăn uống ra sao trong từng giai đoạn của thai kỳ?

banner ads

Bổ sung canxi giúp giảm nguy cơ tiền sản giật

39251-1-8.jpg

Phô mai, sữa... đều là những thực phẩm giàu canxi cho mẹ bầu

Canxi là khoáng chất quan trọng mẹ bầu cần bổ sung. Bởi nó giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các chứng như tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật... Hơn nữa, đây cũng là chất thường bị thiếu trong thai kỳ do thực đơn truyền thống của người Việt thường ít đáp ứng nhu cầu này.

Đặc biệt, những mẹ bầu mắc bệnh đái tháo đường, có tiền sử mắc bệnh tăng huyết áp, tiền sản giật trước đó, mắc bệnh thận hay mang đa thai cần được chú ý bổ sung canxi đầy đủ hơn.

banner ads

Lượng canxi cần thiết với mẹ bầu trong 3 tháng đầu: 800mg/ngày, 3 tháng giữa: 1.000mg/ngày và 3 tháng cuối lên tới 1.500mg/ngày do xương của thai nhi phát triển nên đòi hỏi nhu cầu canxi tăng.

Bổ sung axit folic phòng chống dị tật bẩm sinh ở thai nhi

39252-1-9.jpg

Bổ sung axit folic qua thực phẩm để phòng ngừa dị tật cho trẻ.

Dị tật bẩm sinh ở trẻ đa dạng như: dị tật ống thần kinh, tim bẩm sinh, sứt môi, chẻ vòm hầu, dị tật tay chân, thận và đường tiết niệu... Hiện nay, tỷ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh cũng khá cao, chiếm 3% trên tổng số trẻ em ra đời. Trong suốt cả thai kỳ, 16 tuần đầu tiên dễ phát sinh dị tật ở trẻ nhất. Lúc này, việc chú trọng bổ sung axit folic để ngăn ngừa các nguy cơ này là điều mẹ bầu nên chú trọng.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh, không nên hút thuốc lá để tránh các dị tật như sứt môi, chẻ vòm hầu cho trẻ.

Thuốc bổ, vitamin B, vitamin A nếu được bổ sung hợp lý cũng giảm 25% nguy cơ dị tật thai nhi đặc biệt dị tật tim bẩm sinh.

Nhưng cần lưu ý, khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào trong thai kỳ, mẹ bầu cũng cần có chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ gây biến dị cho bào thai.

Thực phẩm chứa nhiều carbonhydrate phức tạp phòng chống bệnh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là chứng bệnh mẹ bầu dễ gặp vì lúc này suất ăn của mẹ bầu thường tăng đột ngột. Không ít mẹ bầu còn thèm ăn ngọt và tiêu thụ loại thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột quá nhiều.

39249-1-6.jpg

Lê chứa carbonhydrate phức tạp.

Thực phẩm chứa carbonhydrate phân ra hai loại phức tạp và đơn giản. Với nhóm đơn giản thường có nhiều trong: bánh mì, bánh ngọt, cơm, kẹo, đường, nước ngọt, hủ tiếu… sẽ dễ dàng chuyển hóa thành đường, khiến lượng đường trong máu tăng lên nhanh chóng nên mẹ bầu cần hạn chế.

Ngược lại, mẹ nên bổ sung nhóm thực phẩm chứa carbonhydrate phức tạp như: bánh mì làm từ lúa mì, táo, cam, lê, đào, đậu, bắp… chúng sẽ giúp cho cơ thể giữ lượng đường trong máu ổn định.

Bổ sung vitamin C để phòng tránh cúm

Bệnh cúm trong thai kỳ cũng khá nguy hiểm vì chúng không chỉ có khả năng gây ra dị tật thai nhi mà còn có thể khiến mẹ bầu bị sẩy thai hay sinh non do virut kích thích co bóp tử cung gây nên.

Đặc biệt, chứng bệnh phổ biến khi thay đổi thời tiết này cũng khiến nhiều mẹ bầu chủ quan, tự ý dùng thuốc dẫn đến nguy hiểm cho trẻ.

39250-1-7.jpg

Vitamin C gia tăng sức đề kháng cho mẹ bầu có trong cam.

Do đó, phòng bệnh hơn chữa bệnh, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ lượng vitamin C bằng cách ăn nhiều hoa quả, thực phẩm có chứa dưỡng chất này để tăng cường sức đề kháng, chống lại sự xâm nhập của các virut cúm.

Ngoài ra mẹ cũng nên uống nhiều nước, giữ gìn vệ sinh cá nhân, súc miệng bằng nước muối để chống sự tấn công của virut.

Uống nước mật ong có thêm gừng hoặc chanh nóng cũng là cách để mẹ bầu thải độc tố và phòng bệnh đấy nhé.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI