1. Dấu hiệu mang thai tháng đầu
Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng mà ông trời đặc biệt ban tặng cho người phụ nữ. Trong đó, giai đoạn mang thai sẽ là trải nghiệm vô cùng quý giá đối với mẹ. Vì vậy dấu hiệu mang thai tháng đầu là yếu tố quan trọng giúp mẹ phát hiện mình có thai, sớm lưu giữ được từng khoảng khắc kỳ diệu thai kỳ từ khi mới bắt đầu.
1.1. Thụ thai và thời gian xuất hiện dấu hiệu mang thai
- Theo các chuyên gia, thụ thai có thể xảy ra khi tinh trùng gặp trứng. Nếu tinh trùng bơi nhanh, mạnh nhất thì trong khoảng 45 phút có thể gặp được trứng, còn tinh trùng chậm nhất có thể bơi mất khoảng 12 giờ. Bên cạnh đó, trong lúc giao hợp chúng có thể đợi trong vòng 72 giờ nếu vẫn chưa tìm thấy trứng trong ống dẫn trứng.
- Trong vô số tinh trùng đi vào cơ thể, chỉ có sốt ít khoảng vài chục tinh binh sống sót gặp trứng. Số còn lại có thể chết do yếu không thể qua được ải axit âm đạo, chất nhầy ở cổ tử cung hoặc chết trên đường đi.
- Khi đến được gần trứng, tinh trùng vẫn chưa được nghỉ ngơi và phải bắt đầu cuộc chiến thụ thai với các đối thủ nặng ký bên cạnh. Vì thông thường, chỉ có một tinh trùng duy nhất có thể đục vỡ lớp vỏ trứng bên ngoài và xâm nhập vào bên trong. Ngay sau đó, lớp ngoài vỏ trứng sẽ trở nên kiên cố lại để ngăn chặn số tinh trùng còn lại chui vào tạo nên phôi thai.
- Quá trình thụ thai sẽ diễn ra trong vòng khoảng 24 - 36 giờ, là khoảng sau khi quan hệ 1 - 2 ngày. Tuy nhiên, chị em sẽ chưa thực sự mang thai khi phôi thai chưa xuất hiện, đưa xuống ống dẫn trứng qua khoang tử cung để làm tổ ở thành tử cung.
- Sau khi trứng và tinh trùng gặp nhau sẽ hình thành tế bào gọi là hợp tử. Trong vòng 4 ngày, hợp tử sẽ hoạt động mạnh mẽ liên tục phân đôi để tạo ra một khối lớn hơn 100 tế bào con. Đây được gọi là quá trình hình thành phôi thai.
- Quá trình thụ thai sẽ thực sự hoàn tất khi phôi thai di chuyển và làm tổ tại nội mạc tử cung. Điều này đồng nghĩa sau khi quan hệ khoảng 7 - 10 ngày có thể ở chị em sẽ xuất hiện các dấu hiệu có thai , tuy nhiên nó sẽ còn khá mù mờ và không nhiều dấu hiệu để dễ dàng nhận biết.
1.2. Dấu hiệu mang thai tháng đầu phổ biến
- Trễ kinh
Trễ kinh là một trong những dấu hiệu phổ biến dễ nhận thấy ở các chị em khi mang thai. Bởi lúc này, cơ thể bạn sẽ bắt đầu tiết ra hormone hCG giúp duy trì thai kỳ và làm buồng trứng giảm bớt sự tích trứng ở chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, khi mang thai chu kỳ kinh nguyệt sẽ tạm ngưng hoạt động. Tuy nhiên, dấu hiệu này cũng sẽ rất dễ nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt không đều, để chắn chắn chị em nên dựa vào nhiều dấu hiệu khác hoặc đến bác sĩ để có kết luận chính xác nhất.
- Màu âm đạo thay đổi và ra nhiều chất nhầy
Trong xuyên sốt giai đoạn thai kỳ, âm đạo mẹ sẽ thường xuyên tiết ra chất dịch màu trắng đục và đa phần không nguy hiểm. Nếu chị em thấy khó chịu, dịch ra nhiều và có mùi hôi không nên tự ý thụt rửa mà nên đến bác sĩ để được thăm khám. Vì độ PH trong môi trường âm đạo lúc này có thể thay đổi, dẫn đến nấm ngứa phát triển mạnh.
Khi mang thai, lượng máu đưa đến âm hộ và âm đạo có thể được đẩy mạnh. Đây là nguyên nhân dẫn đến khu vực này sẽ chuyển từ màu hồng sang màu tím đỏ thẫm.
- Táo bón, khó tiêu
Nội tiết tố thay đổi khi có thai sẽ có thể gây cản trở đến hoạt động của hệ tiêu hóa, dẫn đến tình trạng táo bón, đầy hơi, ợ nóng. Bên cạnh đó, khi thai nhi ngày càng lớn dần làm tăng áp lực cho bàng quang và xương chậu sẽ khiến tình trạng táo bón thường xuyên xuất hiện.
- Chảy máu âm đạo
Đây là dấu hiệu phôi thai đã bám và làm tổ ở thành tử cung, khi lớp niêm mạc tử cung bị bong ra dẫn đến âm đạo có hiện tượng chảy máu. Hiện tượng này được gọi là máu báo thai, chỉ ra một vài giọt và kem theo đau bụng nhẹ. Nó xuất hiện sau khi thụ tinh khoảng 6 - 12 ngày.
Máu báo thai sẽ có màu hồng nhạt, nâu đỏ hoặc đỏ thẫm. Sẽ có nhiều chị em nhầm lẫn nó với chu kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên máu báo thai chỉ là những vệt nhạt trên nội y và xuất hiện sớm hơn chu kỳ kinh nguyệt vài ngày. Đặt biệt lưu ý, nếu hiện tượng rỉ máu kéo dài kèm theo đau bụng nhiều có thể nó là biểu hiện của mang thai ngoài tử cung, chị em nên đến bệnh viện khám ngay.
- Đau lưng
Đau, nhức lưng ở tháng đầu thai kỳ xuất hiện là do sự kéo giãn của dây chằng ở lưng, cơ bụng được nới lỏng dẫn đến các bộ phận ở lưng hoạt động tích cực. Các thay đổi này là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau nhức dọc sống lưng, mỏi lưng,...
- Chuột rút
Chuột rút là một trong những biểu hiện xuất hiện sớm khi mang thai. Do phôi thai bám chặt vào thành tử cung làm nó bị kéo căng và gây áp lực cho các mạch máu ở thân dưới. Dấu hiệu này có thể xuất hiện sau 10 ngày đầu thụ thai và có thể kéo dài trong suốt quá trình thai kỳ, vì bụng ngày càng lớn làm nửa người dưới ngày càng bị chèn ép.
- Ốm nghén
Ở các chị em sau khi thụ thai khoảng 2 tuần, dấu hiệu ốm nghén sẽ bắt đầu xuất hiện. Dấu hiệu này làm bạn cảm thấy buồn nôn nhưng không nôn ra được, buồn nôn sẽ nặng hơn đối với thức ăn tanh, nặng mùi. Điều này làm cho các mẹ mang thai ăn uống giảm sút, chán ăn và mệt mỏi. Lượng hormone hCG thay đổi đột ngột trong máu khiến mẹ bầu chưa kịp thích nghi dẫn đến cảm giác buồn nôn ốm nghén. Đa phần dấu hiệu này chỉ xuất hiện trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ, tuy nhiên có thể tùy theo cơ địa mỗi người mà nó có thể đi theo bạn suốt 9 tháng thai kỳ.
- Đau ngực
Sự thay đổi ở ngực là dấu hiệu khá sớm mà chị em có thể cảm nhận được. Nguyên nhân gây đau ngực là do lượng progesterone và estrogen bắt đầu tăng lên khi mang thai. Nó làm cho ngực chị em trở nên nhạy cảm, đau, sưng, khó chịu, chật chội khi vẫn mặc chiếc áo ngực vừa vặn so với ngày thường.
Bên cạnh đó, bầu ngực của phụ nữ mang thai sẽ lớn hơn bình thường, nhũ hoa chuyển sang màu sẫm và các tĩnh mạch xung quanh bắt đầu nổi lên.
- Đi tiểu nhiều
Đây là dấu hiệu hiển nhiên ở bà bầu, vì tử cung ngày càng lớn sẽ chèn ép lên bàng quang khiến bạn mắc tiểu nhiều hơn. Ngoài ra, khi mang thai cơ thể mẹ tạo ra nhiều chất lỏng kèm theo sự gia tăng lưu lượng máu trong cơ thể, dẫn đến thận phải làm việc tích cực để bài tiết chất thải nhiều hơn.
- Nhạy cảm với mùi
Do hormone estrogen ở phụ nữ có mối liên hệ với khứu giác, nên khi mang thai hormone này thay đổi kéo theo sự nhạy cảm của khứu giác và vị giác. Chị em sẽ rất dễ khó chịu đối với các mùi lạ, mùi hôi thậm chí là những mùi quen thuộc.
- Đau bụng
Sự thay đổi nội tiết tố, bổ sung lượng máu cho tử cung kèm theo sự cương lên ở vùng chậu sẽ làm bạn thấy đau ở vùng bụng. Đồng thời, sự gia tăng đột biến của các hormone cũng tạo nên các cơn co thắt ở tử cung dẫn đến đau bụng .
- Mệt mỏi
Bắt đầu thụ thai, đồng nghĩa với việc cơ thể người phụ nữ sẽ đối mắt với "cuộc cách mạng" thay đổi lớn. Cơ thể sẽ có những biểu hiện như tim đập nhanh, nhiệt độ tăng cao, hoạt động trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ để cung cấp oxy cho cơ thể. Bên cạnh đó, hormone progestrone tăng đột ngột làm cơ thể bà bầu chưa kịp thích nghi dẫn đến tình trạng mệt mỏi, không có sức sống.
1.3. Thay đổi cảm xúc ở mẹ
- Ở tháng đầu thai kỳ, cảm xúc của phụ nữ rất dễ bị tác động. Họ có phần nhạy cảm và dễ xúc động hơn bình thường rất nhiều. Bên cạnh đó, các dấu hiệu có thai cũng làm cho họ lo lắng, bất an xen lẫn hồi hộp, vui sướng không biết có phải mình có thai hay không.
- Tùy theo trường hợp thể trạng của từng người, mà họ có thể sẽ có thể dễ nóng giận, cáu gắt, trí nhớ giảm sút, ít nói hoặc nói nhiều. Do đó, chồng và gia đình cần phải quan tâm, yêu thương san sẻ với vợ nhiều hơn, tránh để cho họ quá stress không có người bày tỏ sẽ rất dễ rơi vào trầm cảm trong giai đoạn mang thai và sau sinh.
2. Sự phát triển của thai nhi một tháng tuổi và sự thay đổi ở mẹ
2.1. Sự phát triển của thai nhi tháng đầu
- Khi mang thai ở giai đoạn đầu, người ta đã có thể đo được kích thước của thai nhi. Cách đo kích thước này là dựa vào màn hình siêu âm, đo từ đỉnh đầu đến mông của thai nhi. Ở tháng đầu, thai nhi có thể có kích thước khoảng 5 - 6 mm. Tuy nhiên, do thai còn quá nhỏ nên biện pháp đo này sẽ không có độ chính cao. Lúc này, cơ thể bé đang trong tư thế cuộn tròn, đôi chân bé tí đang gập lại.
- Trong giai đoạn mang thai tháng đầu, em bé sẽ giống như một con nòng nọc mới nở. Thai nhi có đầu to, mình nhỏ cùng những khối nhô nhỏ sẽ phát triển dần phần tay, chân ở những tuần kế tiếp. Điều này sẽ không có gì đáng bận tâm, vì hình dạng và kích thước thai nhi sẽ thay đổi và phát triển nhanh, bạn còn cả 8 tháng còn lại để xem bé lớn lên từng ngày.
- Ở thời điểm này, tim của thai nhi cũng đã đi vào quá trình hoàn thiện. Đồng thời các bộ phận, cơ quan quan trọng cũng đang được hình thành dần trong cơ thể nhỏ bé của thai nhi. Tuy không gian nhỏ hẹp, nhưng vẫn đảm bảo chứa được gan, thận và có thể cả phổi. Biết được những điều này, tin chắc dù có mệt mỏi đến mấy bạn vẫn sẽ cố gắng phấn chấn để cung cấp năng lượng giúp thai nhi mau lớn.
- Bên cạnh đó, khi ở tuần thứ 4 cằm, má, hàm, mắt mũi của thai nhi đã dẫn hình thành. Ngoài ra, hai bên đầu đã có những hóc nhỏ, qua thời gian chúng sẽ tăng trưởng thành các ống nghe.
2.2. Sự thay đổi ở mẹ
- Ở giai đoạn 1 tháng đầu, cơ thể mẹ còn đang loay hoay "vật lộn" với những dấu hiệu mang thai thường gặp. Sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố, sự gia tăng lượng máu đẩy nhanh quá trình trao đổi chất cung cấp oxy, tử cung bắt đầu phát triển lớn và kéo căng,...đây sẽ là "tháng học việc" khó khăn để mẹ bầu thích ứng dần với sự thay đổi này. Bên cạnh đó, khi chị em đã nhận biết mình có thai, sẽ có tâm lý chần chừ, không dám cho chồng và người nhà biết vì nhận định sai hoặc sợ khoe rồi không may sẩy thai.
- Ngoài ra, khi đã được khẳng định mình có thai từ bác sĩ, chị em vẫn có thể mang tâm lý lo âu khi đi đứng hoặc vào phòng tắm. Bởi, họ lo lắng về những sinh hoạt của mình lúc trước có ảnh hưởng đến thai nhi không, phải làm sao để không sẩy thai. Vấn đề này rất phổ biến đối với phụ nữ mang thai trong những tuần đầu.
3. Mang thai tháng đầu - mẹ bầu cần được chăm sóc như thế nào
Ở tháng đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn đặc biệt quan trọng mà mẹ và gia đình cần phải có chế độ chăm sóc kỹ lưỡng. Bởi, đây là thời điểm khá nhạy cảm cho sức khỏe của mẹ, sự định hình của thai nhi. Ngoài ra, nó cũng tìm ẩn nguy cơ sảy thai rất cao, vì mẹ không biết mình mang thai hoặc thai quá yếu.
- Tập thể dục thai kỳ
Tập thể dục thai kỳ là phương pháp hiệu quả mang lại sức khỏe và độ dẻo dai cho mẹ bầu. Mẹ có thể lựa chọn những bài tập có động tác thật nhẹ nhàng, phù hợp dành riêng cho mẹ bầu ở giai đoạn đầu.
Bên cạnh đó, trong những tháng đầu tập thể dục sẽ giúp mẹ giảm thiểu tình trạng ốm nghén, tinh thần thoải mái, thân hình rắn chắc để chuẩn bị nâng đỡ thai nhi trong suốt quá trình còn lại. Đồng thời, duy trì tập thể dục còn giúp mẹ không tăng cân quá mức, sinh nở dễ dàng theo phương pháp tự nhiên, thể trạng phục hồi nhanh sau sinh.
- Chế độ sinh hoạt khoa học
Mẹ cần phải lưu ý điều chỉnh, sắp xếp thói quen sinh hoạt của mình lại ngay sau khi phát hiện mang thai. Mẹ nên lên giường ngủ vào khoảng 10 giờ tối, để trừ hao không ngủ được và tránh thức quá khuya. Vào ban ngày mẹ cũng nên nghỉ ngơi hợp lý, có giấc ngủ trưa khoảng 30 phút để đảm bảo cho sức khỏe tránh mệt mỏi trong thai kỳ .
- Chế độ ăn uống
Khi mang bầu, hệ tiêu hóa của mẹ rất dễ gặp vấn đề khó tiêu, ợ nóng, nôn ói. Để hạn chế thấp nhất tình trạng này, mẹ nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa gồm bữa chính, các bữa phụ nhỏ để hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn. Đây cũng là cách giúp mẹ ăn ngon miệng, giảm bớt tình trạng ốm nghén, buồn nôn, nôn ói của tháng đầu thai kỳ.
- Uống đủ nước
Trong tháng đầu thai kỳ, nội tiết tố và hoạt động trao đổi chất bên trong cơ thể mẹ sẽ bắt đầu làm việc tích cực. Điều này làm mẹ dễ xảy ra tình trạng mất nước, mẹ hãy chú ý bổ sung thêm nước để giúp cơ thể làm việc tốt hơn, cũng giống như tăng cường nhiên liệu cho động cơ hoạt động hiệu quả. Mẹ có thể bổ sung thêm nước từ nước lọc, nước ép trái cây, sinh tố, trái cây nhiều nước...sẽ rất bổ dưỡng.
- Vận động
Mẹ bầu cần tránh làm những việc nặng nhọc, khuân vác quá sức sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ sảy thai. Tháng đầu, là tháng mẹ rất dễ bị động thai nên mẹ cần giữa tâm trạng thoải mái, hoạt động nhẹ nhàng.
- Khám thai định kỳ
Sau khi đến bệnh viện để chẩn đoán chính xác mình mang thai, mẹ nên chuẩn bị lên lịch trình cho những lần khám thai sắp tới. Khám thai định kỳ sẽ giúp kịp thời phát hiện những triệu chứng bất thường, có phương pháp xử lý kịp thời và đảm an toàn cho mẹ và bé trong suốt 9 tháng sắp tới.
4. Dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng đầu
Khi mang thai 1 - 2 tuần đầu, đa phần các chị em phụ nữ nhạy cảm sẽ có những nghi ngờ nhất định về dấu hiệu thay đổi đầu tiên. Tuy nhiên, đến khi có những biểu hiện chắc chắn hơn như mất kinh, que thử thai hai vạch thì họ mới xác định được chính xác. Lúc đó, có thể thai nhi đã ở vào 2 - 3 tuần tuổi và tháng mang thai thứ nhất đã gần qua. Từ đó, mẹ sẽ bắt đầu bối rối không biết mình ăn uống có đủ chất để cung cấp cho con không. Tuy nhiên, mẹ bầu không cần quá lo mà hãy cố gắng tập trung bổ sung chế độ dinh dưỡng ngày từ lúc này, để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của con những ngày kế tiếp.
4.1. Thực phẩm mẹ bầu nên ăn
- Thịt đỏ
Trong các loại thịt chứa dồi dào chất dinh dưỡng như protein, vitamin và khoáng chất quan trọng như sắt, kẽm giúp mẹ bổ sung chất sắt, đẩy mạnh quá trình sản sinh máu tránh tình trạng thiếu máu gây mệt mỏi cho mẹ bầu. Các loại thịt đỏ bổ dưỡng như thịt bò, thịt heo, thịt gà,...
- Thực phẩm chứa nhiều folate
Folate và axit folic là những dưỡng chất quan trọng cần được bổ sung từ trước và những tháng đầu thai kỳ. Chất này có tác dụng giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi, nhất là tật nứt đốt sống cổ, góp phần giúp thai phát triển lành lặn, đầy đủ tay chân. Theo các chuyên gia, mẹ có thể bổ sung khoảng 400 - 600mcg axit folic mỗi ngày, những thực phẩm giàu chất này sẽ có nhiều trong bông cải xanh, măng tây, cam, khoai tây, đậu, trứng, rau lá có màu xanh thẫm,...
- Sữa và một số chế phẩm từ sữa
Khi mang thai tháng đầu, có thể mẹ sẽ khó chịu, chán ăn và hay nôn ói. Do đó, sữa và các chế phẩm từ sữa sẽ góp phần thay thế, bù lại những phần thức ăn mẹ không ăn được. Ngoài ra, sữa là nguồn thực phẩm giàu canxi, chất béo, protein, vitamin, axit folic, vitamin D,...là những chất rất cần thiết để mẹ và bé khỏe mạnh. Mẹ có thể lựa chọn bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, váng sữa,...
- Vitamin B6
Vitamin B6 có công dụng quan trọng đối với tháng đầu thai kỳ vì nó có thể giúp ức chế, làm giảm buồn nôn và nôn ói, ngăn ngừa mệt mỏi. Những thực phẩm giàu vitamin B6 mẹ có thể bổ sung như cá hồi, bơ đậu phộng, ngũ cốc, các loại đậu, chuối,...
- Thực phẩm giàu sắt
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu bắt buộc phải điều động thêm máu đến các cơ quan đều này rất dễ gây tình trạng thiếu máu. Do đó, chị em cần phải bổ sung thêm chất sắt để tạo máu, giúp thai nhi hấp thụ oxy và chất dinh dưỡng. Đồng thời ngăn ngừa được những triệu chứng choáng váng, mệt mỏi, hoa mắt,...Các thực phẩm chứa nhiều sắt như: bột yến mạch, trái cây sấy khô, thịt cừu, củ cải đường, đậu, thịt bò...
- Thực phẩm có chứa đường
Nhiều người cho rằng thực phẩm chứa đường nên được hạn chế tối đa trong lúc mang thai. Tuy nhiên, trong tháng đầu cơ thể mẹ sẽ rất khó khăn để có thể tăng cân. Trong khi mỗi ngày mẹ cần được đảm bảo từ 200 - 300 calo, chỉ cần chế độ ăn vừa phải thì thực phẩm từ đường sẽ giúp mẹ làm điều đó. Các loại thực phẩm chứa đường tự nhiên, tốt cho sức khỏe như trái cây tươi, các loại sinh tố, nước ép từ trái cây, bánh tráng miệng,...
4.2. Thực phẩm không nên ăn
- Hải sản chứa hàm lượng thủy ngân cao
Mẹ nên hạn chế, dè chừng với các loại thực phẩm có hàm lượng thủy ngân cao, vì nó có thể gây tác động xấu đến sự hình thành và phát não bộ thai nhi. Các loại cá có thủy ngân cao như cá ngừ, cá thu,...
- Thực phẩm gây co thắt tử cung
Trong tháng đầu mang thai, thai nhi trong bụng rất nhỏ bé và yếu ớt. Do đó, mẹ nên tìm hiểu về các thực phẩm có thể gây co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai. Trong đó mẹ cần tránh ăn dứa, đu đủ xanh, cam thảo...
- Phô mai mềm
Phô mai mềm được làm từ sữa chưa qua tiệt trùng nên sẽ chứa nhiều vi khuẩn có hại, có thể gây ngộ độc cho mẹ bầu. Do đó mẹ không nên ăn, uống các loại sữa chưa qua tiệt trùng.
- Chất kích thích
Không chỉ riêng tháng đầu, mà trong suốt quá trình thai kỳ mẹ bầu nên tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có ga, trà, cà phê,...để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh.
5. Lời khuyên cho mẹ mang thai tháng đầu
- Mẹ nên tránh suy nghĩ nhiều, lo lắng, căng thẳng trong tháng đầu mang thai.
- Đến bác sĩ chuyên khoa sản khám thai. Nếu tiền sử mẹ từng mắc bệnh thì hãy chia sẻ với bác sĩ, để có thể tham khảo những hướng dẫn của họ.
- Trong thời điểm này, đau bụng nhẹ là dấu hiệu khá phổ biến, tuy nhiên nếu ra máu, kèm theo những con đau quặn thắt thì mẹ phải đến bác sĩ ngay.
- Luôn mở cửa phòng thoáng mát khi dọn dẹp, lau chùi nhà cửa, mẹ nên hạn chế tối đa tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa, đeo găng tay, khẩu trang khi tiếp xúc để đảm bảo an toàn.
- Tránh xa các loại độc tố, khói thuốc lá, tia X-quang, hóa chất, rượu bia,...vì thời điểm 1 tháng đầu là rất quan trọng cho sự định hình của thai nhi.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, nếu quá căng thẳng mẹ có thể đọc sách, nghe nhạc hoặc làm những việc yêu thích để thư giãn.
6. Những câu hỏi thường gặp trong giai đoạn đầu tiên của thai kỳ
6.1. Sau khi quan hệ bao lâu thì có thể thử thai?
- Các chị em có thể thử thai sớm nhất trong vòng một tuần sau khi quan hệ. Tuy nhiên, điều này sẽ gặp hạn chế vì nồng độ hCG trong nước tiểu lúc này sẽ thấp hoặc bằng với mức của que thử thai dẫn tới độ chuẩn xác không cao, chỉ ở khoảng 70 - 75%. Ngược lại, nếu thử thai quá trễ thì nồng độ hCG có thể tăng lên, làm sai lệch kết quả.
- Do đó, các chị em nên sử dụng que thử thai để thử thai vào khoảng 10 - 15 ngày sau khi quan hệ là thích hợp và chính xác nhất. Nếu que thử thai báo 2 vạch có thể chị em đã mang thai, tuy nhiên nên thử lại một vài lần sau 5 - 7 ngày để chính xác hơn.
6.2. Có thai tháng đầu có nên đi du lịch không?
- Theo các chuyên gia, thời gian thích hợp và an toàn để đi du lịch là vào tuần thứ 18 và 24 của thời kỳ mang thai. Bởi vì đa phần các cấp cứu sản khoa sẽ xảy ra ở giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
- Do đó, chị em không nên quyết định đi du lịch và tháng đầu tiên phát hiện thai kỳ, hoặc nếu đã lên kế hoạch từ trước thì hãy đời lại. Vì trong giai đoạn đầu, cơ thể mẹ và bé đều rất yếu ớt, những cơn buồn nôn, nôn ói sẽ làm cho mẹ mệt mỏi không có sức lực. Thời điểm này còn tiềm ẩn nguy cơ sảy thai rất cao ngay cả khi bạn ở nhà, được chăm sóc kỹ lưỡng.
- Nếu muốn đi du lịch để giải tỏa căng thẳng, mẹ và gia đình có thể lựa chọn những nơi có quãng đường di chuyển gần, không gập ghềnh, không nên đi bằng xe máy, du lịch kiểu picnic, mà nên chọn nghỉ dưỡng nhẹ nhàng. Cách tốt nhất là mẹ nên tham khảo ý kiến từ bác sỹ chuyên khoa để xem tình trạng sức khỏe của mình có phù hợp với chuyến đi, nghe các dặn dò, lời khuyên để thực hiện theo. Bên cạnh đó, tự bản thân mẹ phải cân nhắc thật kỹ, đặt sự an toàn của con lên hàng đầu.
6.3. Có thai tháng đầu có quan hệ được không?
- Trong thời điểm đầu mang thai, nhu cầu quan hệ của các chị em có thể tăng lên. Lúc này nội tiết tố tăng cao, bầu ngực, vùng kín đẩy mạnh lưu thông máu nên sẽ nhạy cảm và dễ bị kích thích hơn. Bên cạnh đó, bụng mẹ còn khá nhỏ sẽ thuận tiện hơn cho việc quan hệ vợ chồng.
- Có thai tháng đầu, mẹ vẫn có thể sinh hoạt vợ chồng. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý quan hệ với tần suất và tư thế phù hợp, nhẹ nhàng tránh tác động đến vùng bụng đảm bảo thai nhi phát triển ổn định trong tử cung mẹ.
Mẹ bầu cần kiêng quan hệ khi:
- Chị em có tiền sử nhiều lần sảy thai hay có nguy cơ sảy thay, xuất huyết âm đạo, sinh non, chứng hở eo cổ tử cung.
- Mẹ đang mang thai đôi hoặc đa thai.
- Nhau tiền đạo hay nhau thai thấp là tình trạng mà nhau thai bao quanh cổ tử cung. Nếu phụ nữ bị tình trạng này sẽ có nguy cơ xuất huyết khi sinh hoạt vợ chồng trong giai đoạn thai kỳ.
- Ngoài ra, khi chị em bị các trường hợp như cổ tử cung không vững chắc, đau bụng, chuột rút, âm đạo chảy máu chưa tìm được lí do, nổi mẩn thì không nên quan hệ tình dục.
6.4. Mang thai tháng đầu có bỏ được không?
- Thực tế không thể tránh khỏi việc đối mặt với câu hỏi không mong muốn này. Vì, hiện thực có một số phụ nữ chưa sẵn sàng làm mẹ hoặc vì lý do của mình mà đưa ra câu hỏi này và mong muốn được giải đáp cụ thể. Theo các chuyên gia, đa phần các trường hợp chấm dứt thai kỳ được tiến hành trong ba tháng đầu thai kỳ, đây được xem là giai đoạn an toàn cho sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng của người mẹ.
- Để chấm dứt quá trình thai kỳ, người ta có thể thực hiện bằng cách uống thuốc hoặc phẫu thuật. Tất cả các biện pháp đều phải thực hiện ở những bệnh viện uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn cho quá trình tiến hành và sức khỏe sinh sản của phụ nữ sau này.
- TUY NHIÊN, chị em cần lưu ý ghi tâm rằng, việc phá thai chưa bao giờ được khuyến khích trong bất kỳ hoàn cảnh nào hay lý do nào, trừ những lý do y tế liên quan đến thai kỳ bắt buộc phải can thiệp. Do đó, trong hoàn cảnh của mình, chị em luôn cần bình tĩnh, suy nghĩ thật kỹ để có quyết định đúng đắn và không hối tiếc sau này.
6.5. Dấu hiệu mang thai tháng đầu ở mỗi người có giống nhau?
Dấu hiệu mang thai tháng đầu sẽ có thể không giống nhau tùy thuộc vào thể trạng của từng người. Thực tế cho thấy, ở mỗi người phụ nữ khi có thai tháng đầu sẽ có những biểu hiện rất riêng như có người ốm nghén buồn nôn, chán ăn khi thấy thức ăn nhưng có người lại thèm ăn và ăn rất khỏe, có trường hợp ngủ nhiều những có trường hợp lại không ngủ được,...Không phải ai cũng gặp phải tất cả các dấu hiệu mang thai , đa số họ chỉ có khoảng 5 đấu hiệu để nhận biết.
6.6. Những dấu hiệu mang thai tháng đầu nguy hiểm cần đến bác sĩ?
Mẹ nên đến bệnh viện thăm khám ngay khi có những dấu hiệu nguy hiểm dưới đây:
- Đau bụng hoặc đau vùng chậu mức độ nặng
- Chóng mặt, đau đầu hoặc ngất xỉu
- Nôn ói liên tục trong nhiều giờ, nôn ói cộng thêm sốt, đau nhức hoặc bồn nôn, nôn ói kèm theo tiêu chảy.
- Chảy máu âm đạo bất thường
- Có một vùng bộ phận bị đau và nóng
- Mờ mắt
- Đau ngực, ngăn ngực khó thở, ho ra máu, nhịp tim đập nhanh, đập mạnh.
- Táo bón trầm trọng kèm theo đau bụng kéo dài
- Sốt cao trên 40 độ C hoặc ớn lạnh.
Đây là những triệu chứng tìm ẩn nhiều rủi ro cho mẹ và thai nhi. Nó có thể là dấu hiệu sảy thai , vì vậy gia đình nên nhanh chóng đưa mẹ bầu đến bác sĩ để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Mang thai tháng đầu sẽ rất khó khăn với không ít phụ nữ vì bản thân chưa kịp thích nghi với những thay đổi của cơ thể và tinh thần làm mẹ. Nếu bạn cũng trong trường hợp này, hãy nghĩ đến việc có một hình hài nhỏ bé đang lớn dần trong bụng, sợi dây yêu thương sẽ giúp bạn vượt qua mọi lo lắng và nhanh chóng ổn định. Chúc bạn và bé có một hành trình thai kỳ thật khỏe mạnh và con luôn phát triển khỏe mạnh an toàn nhé.
Ngọc Hân tổng hợp