Dấu hiệu sảy thai và những lưu ý quan trọng cho mẹ

Dấu hiệu sảy thai không phải tự nhiên mà xảy ra nhưng chúng cũng rất dễ bị nhầm lẫn với những dấu hiệu liên quan tới việc thụ thai khác. Và sẽ là một điều may mắn nếu những triệu chứng ban đầu được mẹ phát hiện sớm, có hướng điều trị kịp thời. Giúp mẹ có thêm nhiều thông tin về nguyên nhân, những dấu hiệu cũng như các lưu ý phòng tránh nguy cơ sảy thai, ngay bây giờ mẹ hãy cùng Yeutre.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé.

banner ads
dấu hiệu sảy thai
Sẽ là một điều may mắn nếu những dấu hiệu sảy thai ban đầu được mẹ phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời. Ảnh Internet

1. Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị sảy thai

Sảy thai là tình trạng thai phụ bị mất thai ở trước tuần 23 của thai kỳ. Theo thống kế của Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ, tỷ lệ sảy thai chiếm khoảng từ 10 – 15% tổng số thai kỳ, trong đó có 80% ca sảy thai xảy ra khi thai phát triển được 12 tuần. Có rất nhiều nguyên nhân gây sảy thai, cụ thể là:

1.1. Phụ nữ có các vấn đề về nhiễm sắc thể

Có khoảng 50% các ca sảy thai trong những tuần đầu tiên đều liên quan đến nhiễm sắc thể. Nguyên nhân chủ yếu là do hợp tử tạo thành từ quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và trứng có vấn đề về số lượng nhiễm sắc thể (có thể là thiếu hoặc thừa). Điều này làm cho thai nhi không có khả năng phát triển bình thường, gây nên sảy thai.

1.2. Nhau thai có vấn đề

Nhau thai chính là cơ quan quan trọng kết nối và vận chuyển chất dinh dưỡng từ mẹ qua thai nhi để thai nhi phát triển. Vì vậy, khi nhau thai gặp vấn đề, thai nhi không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của bé, thậm chí là gây sảy thai.

1.3. Mất cân bằng hormone

Các hormone đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong khoảng thời gian mang thai của mẹ. Cụ thể như hormone progesterone giúp hỗ trợ nhau thai bám vào thành tử cung để phát triển. Nếu cơ thể mẹ không sản sinh đủ lượng hormone này, nhau thai sẽ rất dễ bong ra và dẫn đến sảy thai.

mất cân bằng
Nếu cơ thể mẹ không sản sinh đủ lượng hormone này, nhau thai sẽ rất dễ bong ra và dẫn đến sảy thai. Ảnh Internet

1.4. Tình trạng sức khỏe của mẹ bầu

Những mẹ bầu bị bệnh trước khi mang thai như tiểu đường, cao huyết áp, vấn đề về tuyến giáp,... sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai lên rất nhiều lần. Vì việc mắc bệnh, lượng máu mà mẹ cung cấp cho thai nhi sẽ bị hạn chế khiến thai nhi không thể phát triển bình thường gây ra sảy thai.

Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu bị mắc các bệnh truyền nhiễm rubella , lậu, giang mai, viêm âm đạo, nhiễm khuẩn,... thì nguy cơ sảy thai cũng rất cao.

1.5. Mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn gây bệnh đường ruột hoặc thức ăn bị nhiễm độc. Những thực phẩm có khả năng gây sảy thai cao mẹ cần chú ý:

  • Vi khuẩn như listeria có thể có trong các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng;
  • Ký sinh trùng toxoplasma có thể có trong thịt heo, thịt cừu sống hoặc chưa được nấu chín kỹ;
  • Vi khuẩn salmonella có thể được tìm thấy trong trứng sống hoặc nấu chưa chín.

1.6. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Một chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi như: Ăn nhiều đồ ăn cay nóng, ngải cứu, đu đủ xanh, gan động vật,... có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé và làm tăng nguy cơ sảy thai ở các mẹ bầu. Bên cạnh đó, việc thiếu máu và thiếu axit folic cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy dinh dưỡng và gây sảy thai rất cao.

sảy thai
Việc thiếu máu và thiếu axit folic cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy dinh dưỡng và gây sảy thai rất cao. Ảnh Internet

Ngoài ra, nguy cơ sảy thai cũng sẽ rất cao ở các đối tượng phụ nữ có các yếu tố sau đây:

  • Những phụ nữ với độ tuổi từ 35-45 có trên 20% nguy cơ sảy thai, thai phụ từ 45 tuổi trở lên, nguy cơ sảy thai sẽ cao hơn là 50%.
  • Phụ nữ mắc các bệnh mãn tính nghiêm trọng như tiểu đường hoặc lupus.
  • Phụ nữ có các bất thường trong tử cung, chẳng hạn như mô sẹo, hở eo tử cung, có khối u,..
  • Những phụ nữ thường xuyên hút thuốc, sử dụng chất kích thích có thể làm gia tăng nguy cơ sẩy thai trong suốt thai kỳ.
  • Tình trạng thiếu hoặc thừa cân khi mang thai đều sẽ làm mẹ bầu đối diện với nguy cơ sảy thai đến 72% trong ba tháng đầu của thai kỳ.
  • Những phụ nữ có tiền sử bị sẩy thai, nhất là bị sẩy thai từ 2 lần trở lên thì rủi ro sẽ cao hơn so với những phụ nữ chưa bao giờ gặp vấn đề này.
  • Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai như misoprostol và methotrexate (để điều trị viêm khớp dạng thấp), retinoids (để điều trị bệnh chàm và mụn trứng cá), và các loại thuốc của thuốc không steroid, chống viêm (NSAIDs) như ibuprofen cũng làm mẹ dễ bị sảy thai hơn.
  • Các mẹ bầu thiếu vitamin D và vitamin B trong cơ thể cũng có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai.
hút thuốc
Những phụ nữ thường xuyên hút thuốc, sử dụng chất kích thích có thể làm gia tăng nguy cơ sẩy thai trong suốt thai kỳ. Ảnh Internet

2. Các dấu hiệu sảy thai điển hình

Trong suốt quá trình mang thai đặc biệt là 3 tháng đầu tiên, mẹ nên quan sát kỹ bất thường của cơ thể để thông báo cho bác sĩ nhằm xử lý kịp thời nhằm hạn chế tối đa các rủi ro. Những dấu hiệu sảy thai điển hình có thể kể đến là:

2.1. Chảy máu bất thường

Dấu hiệu đầu tiên khi mang thai là bạn sẽ chảy một chút máu âm đạo có màu hồng nhạt. Nhưng sẽ là bất thường nếu trong quá trình mang thai, âm đạo của bạn bị chảy máu tươi rồi ngưng. Hiện tượng này lặp đi lặp lại và màu sắc của máu cùng thay đổi từ đỏ tươi sang đậm dần thì rất có thể hàm lượng hormone trong cơ thể đang sụt giảm và quá trình xảy thai đang diễn ra. Lúc này, mẹ nên hết sức bình tĩnh và đến gặp bác sĩ để được thăm khám, vì hơn 70% phụ nữ khi mang thai chảy máu dạng này vẫn có thể giữ được con.

Bên cạnh đó, hiện tượng ra máu ở tuần đầu tiên với những mảng huyết dày, sẫm màu sau đó là chất nhầy hơi hồng hoặc xám kèm theo chuột rút, đau bụng, lưng thì mẹ cũng rất nên đi khám để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

2.2. Đau bụng dưới, đau lưng từng cơn

Biểu hiện đau lưng, đau bụng dưới cũng khá giống với việc mẹ bị đau bụng kinh trước kia, nhưng nếu những cơn đau thắt làm cho mẹ đau quằn quại hoặc chỉ cảm giác trằn bụng dưới và xuất hiện theo từng cơn, khoảng 5 – 20 phút một lần thì có thể là dấu hiệu của sảy thai hoặc thai ngoài tử cung , rất nguy hiểm. Do đó, nếu thấy xuất hiện những cơn đau với tần xuất như vậy, mẹ đừng chần chừ mà đi khám ngay nhé.

đau bụng
Những cơn đua bụng dưới và đau lưng dữ đội xuất hiện với tần suất nhiều thì mẹ nên đi khám ngay nhé. Ảnh Internet

2.3. Chuột rút

Dấu hiệu chuột rút có thể xuất hiện trong suốt quá trình mang thai của mẹ do các dây chằng mở rộng để thích ứng với kích thước tử cung ngày càng tăng. Nhưng dấu hiệu này sẽ là nguy hiểm, nếu mẹ chuột rút thường xuyên, có đi kèm với máu âm đạo, khó thở thì khả năng rất cao là mẹ đã bị sảy thai.

2.4. Áp lực vùng chậu

Trong những tháng mang thai đầu tiên chắc hẳn mẹ cũng thường gặp hiện tượng áp lực vùng chậu và chúng cũng rất dễ dàng được nhận biết. Tuy nhiên, nếu dấu hiệu này xảy ra là do thai nhi đè nặng lên và âm đạo chảy máu thì mẹ nên đề phòng và đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt vì đây có thể là một dấu hiệu nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

2.5. Thử thai âm tính

Để chắc chắn hơn cho những nghi ngờ của mình, mẹ có thể sử dụng que thử thai để thử trước khi đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm. Việc que thử thai cho kết quả dương tính sau đó lại âm tính là một dấu hiệu điển hình của việc mang thai ngoài tử cung và thường đi kèm với việc ra máu lốm đốm. Nhưng mẹ cần lưu ý rằng nếu mới mang thai, nồng độ hCG trong nước tiểu vẫn chưa đủ để cho ra kết quả dương tính. Vì thế, đừng quá lo lắng và kiểm tra lại trong ngày hôm sau hoặc đến bệnh viện để được kiểm tra kĩ càng hơn nhé.

2.6. Dịch nhờn ở âm đạo nhiều

Mẹ nên theo dõi dịch nhờn âm đạo của mình để kiểm tra những bất thường trong suốt khoảng thời gian mang thai. Nếu dịch nhờn xuất hiện bất thường với lượng dịch nhiều hơn, kèm theo những cục máu đông và chất lỏng màu hồng rất có thể là dấu hiệu mẹ sắp bị sảy thai. Đặc biệt, nếu chúng còn có mùi hôi nặng thì điều này là rất đáng lo ngại đấy.

ra máu
Nếu dịch nhờn xuất hiện bất thường kèm theo những cục máu đông, có mùi hôi rất có thể là dấu hiệu mẹ sắp bị sảy thai. Ảnh Internet

3. Quá trình điều trị sảy thai cho mẹ

Trong trường hợp sảy thai, mẹ có thể sẽ bị sốc rất nhiều, do đó người thân đặc biệt là chồng cần phải tích cực trấn an tinh thần, giúp mẹ vượt qua điều này nhé.

Sau khi sảy thai, mẹ sẽ có các phương pháp điều trị thích hợp tùy theo số mô thai còn sót lại trong tử cung, nhằm mục đích ngăn ngừa xuất huyết hoặc nhiễm trùng. Tùy vào tuần tuổi của thai mà sẽ có 2 cách điều trị khác nhau, cụ thể:

3.1. Điều trị không phẫu thuật

Nếu bị sảy thai trong những tuần đâu tiên và không có dấu hiệu nhiễm trùng, các bác sĩ sẽ khuyến khích mẹ chờ thêm một thời gian (thường không quá 2 tuần) để cơ thể tự đào thải các mô còn sót một cách tự nhiên mà không cần đến các biện pháp can thiệp y tế. Ngoài ra, trong những trường hợp đặc biệt, mẹ có thể được dùng thuốc để chủ động loại bỏ mô thai.

Trong quá trình mô thai đào thải ra ngoài, mẹ sẽ có hiện thượng chảy máu, tương tự như khi ra máu kinh nguyệt nhưng nhiều và kéo dài hơn. Bên cạnh đó, đôi khi mẹ cũng sẽ có những hiện tượng như chuột rút, đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn,... lúc này, hãy thông báo với bác sĩ để được kê toa thuốc giúp giảm đau, mẹ nhé.

Sau khi các mô thai đã được loại bỏ, mẹ sẽ được tiến hành siêu âm hoặc thực hiện các xét nghiệm để đo nồng độ hCG để kiểm tra mô thai đã đã được loại bỏ hoàn toàn hay chưa. Nếu chưa, mẹ có thể phải tiếp tục điều trị bằng phẫu thuật.

sảy thai
Trong trường hợp sảy thai, mẹ có thể sẽ bị sốc rất nhiều, do đó người thân đặc biệt là chồng cần phải tích cực trấn an tinh thần, giúp mẹ vượt qua điều này nhé. Ảnh Internet

3.2. Điều trị phẫu thuật khi sảy thai

Nếu mẹ sảy thai muộn hơn hoặc khi có dấu hiệu nhiễm trùng, chảy máu nặng hoặc có các tình trạng không ổn khác. Có hai phương pháp phẫu thuật phổ biển là:

  • Phương pháp hút chân không: Các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật này bằng cách đưa thiết bị chuyên khoa hút chân không vào tử cung để thu lấy các mô thừa. Trong quá trình thực hiện, mẹ sẽ được gây tê tại chỗ và dùng thuốc an thần.
  • Phương pháp nong và nạo tử cung (D&C): Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ làm giãn cổ tử cung của mẹ và sử dụng một dụng cụ đặc biệt để nạo vét niêm mạc tử cung để loại bỏ các mô thai. Đối với nong và nạo tử cung, mẹ sẽ được gây mê toàn thân hoặc gây tê từng vùng.

Một lưu ý quan trọng sau khi phẫu thuật xong, mẹ tuyệt đối không nên đưa bất cứ thứ gì vào âm đạo như tampon, cốc nguyệt san hoặc quan hệ tình dục ít nhất là 2 tuần để ngăn ngừa nhiễm trùng. Nếu trong quá trình chăm sóc sau phẫu thuật, mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay nếu có bất kỳ những triệu chứng: Chảy máu liên tục trong 2 giờ, sốt, ớn lạnh và đau dữ dội,...

4. Khả năng sinh con sau khi bị sảy thai?

Tin mừng cho mẹ là hầu hết những phụ nữ sảy thai sớm trong 3 tháng đầu tiên thường chỉ xảy ra một lần và sẽ thành công trong lần mang thai tiếp theo. Thông thường sau khi sảy thai, cơ thể mẹ cần từ 2 - 3 tuần để hồi phục cũng như đưa hết dịch mà máu đọng ra ngoài. Theo đó, chu kỳ kinh nguyệt sẽ quay trở lại sau 4 - 8 tuần tình từ ngay sảy thai và mẹ đã có thể có thai trở lại.

có bầu lại
Tin mừng cho mẹ là hầu hết những phụ nữ sảy thai sớm trong 3 tháng đầu tiên thường chỉ xảy ra một lần và sẽ thành công trong lần mang thai tiếp theo. Ảnh Internet

Tuy nhiên, đối với những trường hợp xảy thai một lần, các bác sĩ khuyến cao mẹ cần ít nhất từ 3 đến 6 tháng mới nên mang thai trở lại vì lúc này mẹ cần có một thời gian dài hơn để hồi phục, lớp niêm mạc tử cung khỏe lại và cơ thể đã sẵn sàng cho một kỳ thai nghén tiếp theo.

Với những trường hợp đã xảy từ hai lần trở lên, mẹ cần đến bệnh viện để khám và được tư vấn trước khi đưa ra quyết định có thai lần nữa. Lúc này, các bác sĩ có thể khuyên mẹ nên làm các xét nghiệm để tìm ra vần đề tiềm ẩn cũng như giải pháp trước khi thụ thai.

Đặc biệt đối với trường hợp mẹ đã từng mang thai trứng. Đây là tình trạng một phần hay toàn bộ bánh nhau bị thoái hóa thành những túi dịch to nhỏ, dính vào nhau thành chùm, chiếm toàn bộ diện tích tử cung lấn át sự phát triển của bào thai. Trong trường hợp này, mẹ nên chờ khoảng 6 tháng đến 1 năm mới nên có thai lại để đề phòng thai trứng có thể xảy ra lần nữa.

5. Phòng tránh sảy thai cho mẹ

Theo ước tình, cứ 5 phụ nữ mang thai thì sẽ có 1 phụ nữ bị sảy. Do đó, để phòng tránh tình trạng nguy hiểm này trong thai kỳ, mẹ cần có những cách phòng tránh sảy thai thật hiệu quả.

hạnh phúc
Một tinh thần vui vẻ, thoải mái và những bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ tránh xa những rủi ro trong thai kỳ đấy. Ảnh Internet
  • Trong suốt quá trình mang thai cần đảm bảo sức khỏe cơ thể luôn khỏe mạnh, luôn vui tươi, không u sầu, lo lắng, stress,...
  • Mẹ cần thực hiện đầy đủ lịch khám thai định kỳ và các xét nghiệm cần thiết trong giai đoạn này tại các cơ sở y tế để phát hiện sớm các bất thường và có cách khắc phục phù hợp.
  • Mẹ cần thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý,nên uống thêm sắt để phòng tránh thiếu máu. Vì thiếu màu là nguyên nhân chính dẫn đến suy dinh dưỡng thai kỳ và sảy thai.
  • Sau khi quan hệ trong lúc mang thai , mẹ cần vệ sinh sạch sẽ âm đạo để tránh bị viêm, nhiễm.
  • Tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi dạo, yoga dành riêng cho phụ nữ mang thai, tránh vận động quá nặng, mẹ nhé.
  • Việc tăng cân quá mức cũng có thể làm tăng cao nguy cơ sảy thai. Do đó, mẹ cần ăn uống hợp lý, nhưng cũng không nên kiêng khem quá mức.
  • Trong 12 tuần đầu tiên mẹ không nên xoa bụng quá nhiều, điều này có thể gây nên những cơn co thắt tử cung, khiến mẹ dễ bị sảy thai hơn.
xoa bụng
Việc nắm rõ những dấu hiệu sảy thai sẽ giúp mẹ có những biện pháp phòng ngừa thích hợp. Ảnh Internet

Việc nắm rõ những dấu hiệu sảy thai sẽ giúp mẹ có những biện pháp phòng ngừa và chữa trị thích hợp sẽ kịp thời cứu giúp sự sống của thai nhi và giảm các biến chứng không đáng có cho mẹ. Để tìm hiểu nhiều hơn nữa về vấn đề này, cũng như những thông tin hữu ích khác trong quá trình mang thai, mẹ có thể tham khảo thêm trong Chuyên mục Mang thai của Yeutre.vn nhé.

Hiền Anh tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI