1. Chỉ số BMI là gì?
Chỉ số khối cơ thể, hay còn gọi là chỉ số thể trọng (Body Mass Index - BMI), là thước đo lượng mỡ cơ thể dựa trên số đo chiều cao và cân nặng. Chỉ số này áp dụng cho cả nam và nữ trưởng thành.
BMI là thước đo hữu ích giúp xác định tình trạng thừa cân và béo phì. Chỉ số BMI càng cao, bạn càng có nguy cơ mắc một số bệnh lý như bệnh tim , huyết áp cao , tiểu đường loại 2, sỏi mật, các vấn đề về hô hấp và một số bệnh ung thư.
2. Công thức kiểm tra chỉ số BMI
BMI là chỉ số ước tính về chất béo trong cơ thể và là một thước đo tốt để đánh giá nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thừa cân và béo phì. Công thức tính BMI được dùng chung cho trẻ em và người lớn:
BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)*2]
Trong đó, cân nặng thường được tính theo đơn vị kg. Còn chiều cao thường được xác định theo đơn vị cm.
Mặc dù có thể được sử dụng cho nam và nữ, nhưng chỉ số BMI có một số giới hạn. Bao gồm:
- Nó có thể đánh giá quá cao lượng mỡ cơ thể ở các vận động viên và người có cơ bắp.
- Nó có thể đánh giá thấp lượng mỡ cơ thể của người lớn tuổi và những người bị bệnh mất cơ.
2.1. Kiểm tra chỉ số BMI ở người lớn
Đối với người lớn, cân nặng hợp lý được định nghĩa là trọng lượng cơ thể phù hợp so với chiều cao. Theo đó:
- Người thiếu cân: Chỉ số BMI dưới 18.5.
- Người bình thường: Chỉ số BMI từ 18.5 - 24.9.
- Người thừa cân: Chỉ số BMI từ 25 - 29.9, có trọng lượng cơ thể quá lớn so với chiều cao.
- Người béo phì: Chỉ số BMI từ 30 trở lên, hầu như luôn có một lượng lớn chất béo trong cơ thể liên quan đến chiều cao. Trong đó: BMI từ 30 - 34.9: Béo phì cấp độ I; BMI từ 35 - 39.9: Béo phì cấp độ II; BMI từ 40 trở lên: Béo phì cấp độ III.
2.2. Bảng kiểm tra chỉ số BMI cho trẻ em đúng chuẩn
Chỉ số BMI cho trẻ em và thành thiếu niên (từ 2 - 20 tuổi), được xác định bằng cách sử dụng bảng BMI so sánh cân nặng và chiều cao của trẻ cùng với biểu đồ tăng trưởng. Biểu đồ tăng trưởng sử dụng BMI, độ tuổi, giới tính của một đứa trẻ để tạo ra phân vị BMI.
Một đứa trẻ (kể cả giai đoạn thanh thiếu niên) ở giữa phân vị thứ 85 và 95 trên biểu đồ tăng trưởng được coi là thừa cân. Trẻ ở phân vị từ 95 trở đi được coi là béo phì.
3. Top 3 công cụ tính chỉ số BMI giúp bạn kiểm tra chính xác nhất
3.1. BMI online Medlatec
BMI Calculator online trên website bệnh viện Medlatec là một công cụ trực tuyến dễ sử dụng, giúp bạn ước tính lượng mỡ trong cơ thể một cách chính xác. Các nội dung trên website của Medlatec có sự cố vấn chuyên môn từ các Chuyên gia Y tế trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn. Công cụ tính BMI đơn giản, dễ sử dụng, kết quả chính xác.
Link kiểm tra BMI online: https://medlatec.vn/bmi-online
3.2. Kiểm tra chỉ số BMI online Medi Health Care
Medi Health Care là Trung tâm chăm sóc sức khỏe tại nhà với đội ngũ nhân viên y tế được đào tạo bài bản. Công cụ tính BMI của website này được thiết kế khá chi tiết. Sau khi nhập chỉ số cân nặng, chiều cao, ngoài kết quả BMI nhận được, bạn có thể dễ dàng đối chiếu với bảng BMI chuẩn để xác định mình đang sở hữu vóc dáng bình thường hay thừa/ thiếu cân, béo phì.
Link kiểm tra BMI online: https://chamsocsuckhoemhc.com/tinh-bmi-cong-thuc-tinh-chi-so-bmi/
3.3. App tính chỉ số BMI online của Appovo
App "Tính toán BMI" của nhà cung cấp Appov hiện là ứng dụng điện thoại giúp kiểm tra chỉ số BMI online nhanh và chính xác được sử dụng phổ biến. App có giao diện đẹp mắt, dễ sử dụng. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng theo dõi chỉ số BMI theo thời gian của mình trên app để dễ dàng lên kế hoạch kiểm soát cân nặng hợp lý.
Link tải app trên CH Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.appovo.bmicalculator&hl=vi&gl=US
4. Làm thế nào để duy trì chỉ số BMI khỏe mạnh đúng chuẩn?
Để hướng tới duy trì sức khỏe tốt hơn, hãy chú ý:
- Duy trì cân nặng hợp lý. Đây là điều quan trọng đối với sức khỏe tim mạch của bạn. Hãy kiểm tra chỉ số BMI thường xuyên để theo dõi sức khỏe tổng thể của mình nhé.
- Vận động, tập thể dục nhiều hơn để làm giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim. Tập thể dục còn giúp bạn đốt cháy calo hiệu quả. Nhờ đó, giúp duy trì vóc dáng khỏe mạnh và xinh đẹp.
- Thực hiện chế độ ăn uống khỏe mạnh. Đây là "chìa khóa" để ngăn ngừa bệnh thừa cân, béo phì và bệnh lý về tim mạch. Theo đó, nên giảm lượng calo trong thành phần thức ăn. Đồng thời, tăng cường sự đa dạng dưỡng chất có trong thực phẩm hàng ngày.
Tóm lại, BMI là chỉ số khối cơ thể, là một công cụ đánh giá tỷ lệ giữa chiều cao và cân nặng của bạn để xem xét liệu bạn có khỏe mạnh hay không. Việc kiểm tra chỉ số BMI thường xuyên có ý nghĩa quan trọng trong việc tầm soát các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. Để giữ chỉ số BMI đúng chuẩn, cần duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm một chế độ ăn uống ít calo, giàu dinh dưỡng; thường xuyên vận động; kết hợp theo dõi sức khỏe, đo vòng eo thường xuyên.
Trúc Nguyễn