Dấu hiệu sinh non với những biểu hiện mẹ không nên bỏ qua

Dấu hiệu sinh non là điều mà mọi mẹ bầu không nên bỏ qua. Vì nó báo hiệu em bé có thể đang trong tình trạng nguy hiểm. Dù kỹ thuật y tế hiện đại đang ngày càng giúp các bé sinh non duy trì sự sống, thậm chí là sống khỏe mạnh. Nhưng ở trong môi trường tử cung của mẹ đến đủ tháng đủ ngày luôn là điều tốt nhất. 

banner ads
Mẹ bầu đau bụng
Dấu hiệu sinh non là điều mọi mẹ bầu không nên bỏ qua. Ảnh Internet 

Việc nhận biết được dấu hiệu sinh non để có sự can thiệp y tế kịp thời rất quan trọng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé.

1. Dấu hiệu sinh non là gì

Dấu hiệu sinh non là những biểu hiện của cơ thể cho thấy bạn có thể sinh con sớm trước thời điểm dự sinh. Đó là những cơn co thắt khiến cổ tử cung của bạn mở sau tuần 20 và trước tuần thứ 37 của thai kỳ.

Các dấu hiệu sinh non có khả năng là sự báo hiệu của cuộc chuyển dạ sớm dẫn đến sinh non. Em bé sinh non càng sớm thì nguy cơ về sức khỏe càng cao. Nhiều trẻ sinh non cần được chăm sóc trong phòng đặc biệt. Bé cũng có thể bị khuyết tật về thể chất và tinh thần về lâu dài.

2. Các dấu hiệu sinh non phổ biến 

Mẹ bầu đau lưng
Đau lưng và áp lực vùng chậu có thể là dấu hiệu sinh non. Ảnh Internet 

Một số dấu hiệu sinh non phổ biến gồm:

  • Các cơn co thắt diễn ra một cách thường xuyên
  • Cảm giác thai xuống thấp và đau lưng âm ỉ
  • Cảm giác áp lực vùng chậu hoặc bụng dưới
  • Bị chuột rút nhẹ vùng bụng
  • Ra máu âm đạo, có thể chỉ là đốm máu hoặc ra máu nhẹ
  • Thay đổi dịch tiết âm đạo. Dịch tiết có thể lỏng, nhầy hoặc có lẫn máu
  • Vỡ ối

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn xuất hiện những dấu hiệu trên hoặc bạn thấy có điều gì không ổn với em bé, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Bạn đừng lo lắng về khả năng nhầm lẫn của mình. Vì việc được thăm khám sẽ giúp bác sĩ can thiệp kịp thời nếu có vấn đề nghiêm trọng xảy ra. Và chắc chắn mọi người đều sẽ cực kì vui vẻ nếu mình chỉ gặp “báo động giả”. 

Chuột rút vùng bụng
Chuột rút vùng bụng cũng có thể là dấu hiệu sinh non. Ảnh Internet 

3. Những yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ sinh non

Nguyên nhân khiến mẹ sinh non hiện vẫn chưa được xác định cụ thể. Trừ một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng tỷ lệ mẹ gặp phải tình trạng này. Tuy vậy, sinh non cũng có thể xảy ra ở mẹ bầu không có bất kỳ yếu tố nguy cơ đã biết nào.

Những yếu tố rủi ro phổ biến gồm:

  • Bạn có tiền sử sinh non hoặc chuyển dạ sớm
  • Bạn mang đa thai
  • Bạn có cổ tử cung ngắn
  • Bạn gặp vấn đề về tử cung hay nhau thai
  • Bạn hút thuốc hoặc sử dụng chất gây nghiện
  • Bạn bị nhiễm trùng đặc biệt là nước ối và đường sinh dục dưới
  • Bạn gặp phải một số tình trạng sức khỏe như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tự miễn và trầm cảm
  • Bạn trải qua một cú sốc như sự mất mát người thân
  • Bạn bị tình trạng dư nước ối
  • Bạn bị chảy máu âm đạo bất thường trong thai kỳ
  • Thai nhi bị khuyết tật bẩm sinh
  • Khoảng cách dưới 12 tháng hoặc trên 59 tháng giữa các lần mang thai
  • Tuổi của mẹ, cả trẻ và lớn tuổi
  • Chủng tộc da đen (không phải gốc Tây Ban Nha) 
Mang thai lần 2
Khoảng cách mang thai lần 2 quá gần lần 1 cũng tăng nguy cơ sinh non. Ảnh Internet

4. Dấu hiệu sinh non có để lại biến chứng gì không

Dấu hiệu sinh non có thể báo hiệu khả năng em bé ra đời quá sớm. Nếu các bác sĩ có thể can thiệp để ngăn lại quá trình này thì sẽ giảm được rủi ro cho cả bạn và bé.

Nếu cuộc chuyển dạ sớm không ngừng lại dẫn đến em bé bị sinh non thì biến chứng sẽ phụ thuộc vào tuổi thai của bé.

Em bé có tuổi thai càng ít thì biến chứng về sức khỏe sẽ càng nặng nề. Chúng có thể bao gồm nhẹ cân, vấn đề về hô hấp, vấn đề về thị giác và các cơ quan khác.

Trẻ sinh non cũng có nhiều nguy cơ mắc phải các khuyết tật nghiêm trọng như bại não, khiếm khuyết về khả năng học tập hay hành vi. 

Em bé sinh non
Em bé sinh non có thể bị nhiều ảnh hưởng về sức khỏe. Ảnh Internet 

5. Có thể phòng ngừa dấu hiệu sinh non không

Trên thực tế, việc phòng ngừa các dấu hiệu sinh non hay tình trạng sinh non rất khó thực hiện. Bạn chỉ có thể cố gắng đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Từ đó giảm rủi ro dẫn đến sinh non.

Những việc bạn có thể làm bao gồm:

  • Khám thai định kỳ. Đây là việc vô cùng cần thiết. Vì thăm khám thai sẽ giúp bạn biết được tình trạng của bản thân và em bé. Cũng như bạn sẽ được chỉ định các loại thuốc bổ sung chất cần thiết. Mỗi cuộc khám thai sẽ bao gồm các thủ tục phù hợp với giai đoạn mang thai của bạn. Bác sĩ cũng có thể dựa vào các kết quả kiểm tra, xét nghiệm để dự đoán phần nào rủi ro mà bạn có khả năng gặp phải.
  • Ăn uống lành mạnh, cân bằng và giàu dinh dưỡng. Việc này sẽ giúp bạn và em bé được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển. Giúp hạn chế khả năng bị ảnh hưởng sức khỏe do bị thiếu một chất nào đó. 
Thai kỳ khỏe mạnh
Một thai kỳ khỏe mạnh có thể giúp giảm nguy cơ sinh non. Ảnh Internet 
  • Tránh các chất gây hại. Bạn nên tránh tiếp xúc với các chất gây hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với em bé trong bụng. Tiêu biểu đó là thuốc lá, rượu, chất gây nghiện,…
  • Cân nhắc khoảng cách giữa các lần mang thai. Khoảng cách này quá ngắn hoặc quá dài đều không có lợi cho bạn. Một số nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa việc mang thai quá gần nhau (dưới 12 tháng) hoặc quá xa nhau (trên 59 tháng) đến khả năng sinh non.
  • Thận trọng khi sử dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Số lượng phôi được cấy vào tử cung có thể ảnh hưởng đến chất lượng thai kỳ của bạn. Việc mang đa thai sẽ khiến tỷ lệ bạn gặp biến chứng thai kỳ cao hơn.
  • Kiểm soát các vấn đề về sức khỏe. Một số tình trạng sức khỏe như tiểu đường, cao huyết áp, và thừa cân làm tăng nguy cơ sinh non của bạn. Vì vậy bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát các vấn đề này để giúp đảm bảo một thai kỳ an toàn. 
Bà bầu đo bụng
Kiểm soát cân nặng giúp bạn có thai kỳ an toàn và hạn chế được nguy cơ sinh non. Ảnh Internet 

Dấu hiệu sinh non như đã phân tích ở trên, có thể là sự báo hiệu của quá trình chuyển dạ sớm. Từ đó dẫn đến khả năng sinh non. Chính vì vậy, bạn hãy đặc biệt lưu ý đối với những biểu hiện này. Nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm trên, hãy đến cơ sở y tế ngay để được thăm khám nhé.

Theo Mayo Clinic

Lily Nguyễn lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI