Thai 36 tuần sanh thì có nguy hiểm không?

Thai 36 tuần là giai đoạn trưởng thành và hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể thai nhi. Lúc này, người mẹ sẽ thường xuyên chịu những cơn co thắt chuyển dạ và xuất hiện các triệu chứng thường gặp như đi tiểu nhiều, phù chân, khó chịu ở phần bụng, đau lưng. Nếu trong tuần thai này thai phụ thường gặp phải hiện tượng này, khả năng chuyển dạ sớm sẽ diễn ra trong vài ngày tới. Vậy thai 36 tuần sanh có nguy hiểm không, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn qua nội dung chia sẻ liên quan sau đây các bầu nhé. 

banner ads
thai 36 tuần sắp sinh
Thai 36 tuần mẹ nên chuẩn bị tinh thần vì có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào. Ảnh: Internet

1.Thai 36 tuần sanh sớm thì có nguy hiểm cho bé không?

Thai 36 tuần tuổi là giai đoạn mà các cơ quan trong cơ thể của bé đã phát triển hoàn chỉnh để chuẩn bị thích nghi được với cuộc sống ngoài bụng mẹ. Theo tiêu chuẩn, ở giai đoạn này các bé sẽ có cân nặng khoảng 2,8kg và có chiều dài từ 48 đến 50 cm hoặc chênh lệch một chút tùy theo thể trạng từng bé. Nhiều bé khi sinh ra ở 36 tuần đã có tóc khá dày màu đen hoặc cũng có một số bé có tóc mỏng và màu hơi nhạt.

Bên cạnh đó, cơ thể bé đã rụng lông tơ và thai nhi sẽ quay đầu ở ngôi thai thuận. Đây là tư thế thuận lợi nhất để bé dễ dàng đi qua ống sinh khi mẹ trở dạ. Nếu đúng theo kế hoạch thì còn 3 tuần nữa mới đến ngày sinh nhưng nếu trong trường hợp mẹ chuyển dạ sớm thì bé hoàn toàn có thể phát triển bình thường và khỏe mạnh như những em bé đủ tuần khác.

Tuy nhiên việc sinh bé ở tuần này chỉ nên diễn ra trong trường hợp đặc biệt và phải có sự chăm sóc của các bác sĩ sản khoa.

2. Thai 36 tuần tuổi đã tuổi biết làm những gì?

Ngoài việc kiểm tra sức khỏe của thai nhi định kỳ qua các xét nghiệm, siêu âm thai thì nhiều mẹ cũng rất quan tâm đến việc thai 36 tuần tuổi đã biết làm những gì? Hiểu được điều này mẹ sẽ biết con đã thực sự đã lớn nhiều trong bụng mẹ và trong trường hợp lỡ như con phải ra đời sớm ở tuần 36, thì mẹ cũng yên tâm rằng, khi được chăm sóc tốt an sẽ được an toàn. 

Khi thai nhi được 36 tuần, ngoài việc nhắm mắt và mở mắt thì bé còn làm nhiều hành động khác như nấc cụt, cử động đạp, xoay người, sờ tay lên đầu, che mặt hay nếm vị nước ối. Mẹ có thể nghe rất rõ tiếng nấc của bé khi đi khám thai hoặc có thể cảm nhận khi sờ tay vào bụng. Đây là hiện tượng rất bình thường nên mẹ không cần phải lo lắng đâu nhé !

banner ads

Ngoài ra thì mẹ còn cảm nhận rất rõ cử động đạp của bé. Khi nghe được những âm thanh kích thích như tiếng nhạc, giọng nói của bố hoặc mẹ bé sẽ thích thú và phản ứng lại. Chính vì thế, bố mẹ hãy thường xuyên kể chuyện cho bé nghe và cho bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp cho não bộ của trẻ được phát triển nhanh nhất trong thời điểm này. Và, hãy luôn ghi nhớ rằng, thai giáo bằng âm nhạc mang luôn lại nhiều lợi ích cho bé, ở tuần 36 mẹ hãy tiếp tục duy trì nhé. 

thai 36 tuần đã biết phản ứng với những âm thanh lạ
Thai 36 tuần rất nhạy với âm thanh vì thế mẹ hãy thường xuyên trò chuyện hoặc cho bé nghe nhạc. Ảnh: Internet

3. Mẹ bầu mang thai tuần 36 cần phải làm gì?

Thai 36 tuần là thời điểm mà ngày sinh đang đến rất gần. Dù khả năng sinh sớm có thể xảy ra, song không thường gặp và thường các bác sỹ sẽ giúp mẹ giữ bé trong bụng mẹ lâu nhất có thể, để không chào đời quá sớm so với ngày dự sinh. Ngoài việc chăm sóc sức khỏe cho thật chu đáo, cẩn thận trong tuần thai này, mẹ bầu còn cần phải chuẩn bị nhiều thứ khác. Và sau đây là những việc mẹ cần làm để chuẩn bị chào đón con yêu chào đời.

3.1. Hoàn tất thủ tục nghỉ thai sản

Bước vào giai đoạn khi thai 36 tuần , bé có thể chào đời bất cứ lúc nào, vì thế nếu mẹ là nhân viên văn phòng thì nên hoàn tất các thủ tục để bắt đầu nghỉ thai sản, chuẩn bị tinh thần thật tốt để chào đón con yêu.

Thời gian rảnh mẹ có thể tìm hiểu về những kiến thức thai giáo, kỹ năng chăm con hoặc tham gia các lớp học yoga, massage để giúp tinh thần thoải mái, tránh được những căng thẳng, lo âu không cần thiết trước khi bước vào thời kỳ sinh nở.

mẹ bầu nên dành nhiều thời gian cho bản thân
Vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn. Ảnh: Internet

3.2. Khám thai định kỳ

Vào cuối thai kỳ, mẹ đừng bỏ qua việc khám thai định kỳ nhé. Điều này sẽ giúp mẹ chủ động hơn về việc sinh nở cũng như yên tâm hơn về sức khỏe của bé. Khi khám thai, bác sỹ sẽ cho mẹ biết được tình trạng phát triển của thai nhi mới nhất và đưa ra lời khuyên cho mẹ nên sinh thường hay sinh mổ là tốt nhất.

3.3. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để bé đạt chuẩn cân nặng

Nếu mẹ bầu 36 tuần không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể sẽ dẫn đến nguy cơ em bé bị nhẹ cân sau này. Để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, mẹ bầu nên ăn nhiều các loại thực phẩm sau:

  • Bổ sung chất béo : có trong dầu thực vật, thực phẩm chức năng, sữa tươi không đường,.. Hoặc mẹ có thể bổ sung nguồn chất béo từ các loại rau có màu xanh đậm như súp lơ, rau dền, rau bina,…
  • Bổ sung chất đạm : Phụ nữ mang thai 36 tuần nên bổ sung ít nhất 60 - 70 gam đạm mỗi ngày. Chất đạm có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt heo, thịt bò, hải sản, trứng, đậu phụ,… Ngoài ra, các loại thịt đỏ (ví dụ như thịt bò) còn là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào cho cơ thể mẹ bầu.

Trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai , mẹ bầu nên lưu ý tránh những món sau: Đu đủ xanh, dứa, mướp đắng, rau ngót, …vì chúng có thể gây co bóp tử cung dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

4. Dấu hiệu chuyển dạ sớm khi mang thai 36 tuần

Đừng bỏ qua những dấu hiệu sau đây vì đó chính là những bằng chứng rõ ràng nhất chứng tỏ bạn sắp chuyển dạ. Hãy lưu ý, bình tĩnh và trong tâm thế sẵn sàng các bầu nhé. 

4.1. Cổ tử cung giãn nở chuẩn bị cho thời kỳ sắp vượt cạn

Trong vài ngày hoặc vài tuần trước khi chuyển dạ, cổ tử cung sẽ bắt đầu mở ra và mỏng hơn. Khi bạn đi khám thai định kỳ ở những tuần cuối, bác sỹ sẽ kiểm tra và theo dõi sự giãn nỡ của cổ tử cung để dự đoán thời gian chuyển dạ của bạn. Ngoài ra, khi cơn đau đẻ sắp đến gần, bạn có thể cảm thấy mọi cử động sẽ trở nên khó khăn hơn và đau thắt ở lưng, đặc biệt là ở phần háng.

mẹ đau lưng khi thai 36 tuần
Khi thai 36 tuần mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi và cử động khó khăn hơn. Ảnh: Internet

4.2. Dịch tiết âm đạo nhiều hơn và có sự thay đổi về màu sắc

Trong những ngày cận kề ngày sinh, bạn sẽ cảm thấy lượng dịch âm đạo dường như tiết ra nhiều hơn và có màu sẫm dần kèm theo những vệt máu nhạt. Đó là dấu hiệu cho thấy quá trình sinh con có thể diễn ra trong vài ngày sắp tới.

4.3. Vỡ ối

Vỡ ối là một trong những dấu hiệu sinh con  rõ ràng nhất. Vỡ ối báo hiệu thời khắc chào đón bé yêu sẽ không còn xa nữa. Tùy vào mỗi người mà lượng nước ối có thể khác nhau. Màu sắc nước ối có thể trong suốt hoặc có màu vàng nhạt. Khi vỡ ối, bạn nên ghi nhận lượng nước ối và màu sắc của nước ối, sau đó hãy đến bệnh viện ngay. Trường hợp bạn vỡ ối trước 37 tuần thì đó gọi là vỡ ối non.

Qua những chia sẻ cụ thể trên, hẳn bầu đã được giải đáp thắc mắc về việc sinh con khi thai 36 tuần có nguy hiểm hay không. Bên cạnh đó là những vấn đề cần thiết khác xoay quanh tuần thai này. Chuyên mục Mang thai rất hy vọng thông qua bài viết này, mẹ sẽ bớt phần lo lắng, lại có thêm thông tin hữu ích để chăm sóc bản thân thật tốt và chuẩn bị sẵn sàng tâm lý chờ ngày bé yêu chào đời.

Phụng Nguyễn tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI