1. Nguyên nhân gây bụng bầu căng cứng
- Tử cung ngày càng lớn, đặc biệt sang giai đoạn thứ 2 của thai kỳ. Tử cung lớn sẽ chèn ép vào thành dạ dày khiến bụng mẹ bầu cứng hơn rất nhiều.
- Khung xương thai nhi bắt đầu phát triển và tăng kích thước cùng một thời điểm, vì vậy mẹ sẽ cảm thấy bụng cứng hơn rất nhiều.
- Mẹ bị táo bón cũng là nguyên nhân khiến bụng bầu cứng.
- Thai nhi phát triển ở giai thai kỳ thứ 3 khá lớn và nhanh khiến bụng mẹ cứng, nguy cơ rạn da nếu mẹ để tăng cân quá nhiều và không sử dụng mỹ phẩm tự nhiên để chống rạn da.
2. Bà bầu có nguy cơ sinh non khi bụng bầu căng cứng?
Bụng bầu căng cứng là hiện tượng khá phổ biến trong thai kỳ và hầu hết bà bầu nào cũng trải qua hiện tượng này. Tuy nhiên, bụng bầu cứng đi kèm các dấu hiệu hoàn toàn bình thường của thai kỳ thì không có gì đáng lo lắng, ngược lại, nếu bụng bầu căng cứng đi kèm đau nhói bụng thì cần phải đi khám ngay vì có nguy cơ sinh non nếu chưa tới thai kỳ 39, 40.
Theo các bác sĩ thông thường, càng về cuối thai kỳ thì bụng càng cứng, tuy nhiên nếu đây là hiện tượng bình thường, bà bầu sẽ không cảm thấy gì và chỉ thấy bụng cứng khi sờ vào. Một số người cho rằng sẽ sắp sinh nhưng không phải, đây chỉ là do tử cung hoặc khung xương của trẻ phát triển lớn hơn. Ngược lại, khi nhận thấy bụng cứng, dù ở cuối thay kì hay đầu thai kỳ, giữa thai kỳ mà kèm theo đau nhói, ra máu, đau từng cơn, có cơn gò cứng thì cần phải đi khám bác sĩ.
3. Bụng bầu căng cứng hay mềm mới tốt?
Đây là thắc mắc của rất nhiều chị em mang thai. Theo các bác sĩ, thông thường, bụng cứng sẽ báo hiệu bạn mang thai và xương thai nhi, tử cung phát triển tốt nếu không kèm theo dấu hiệu bất thường nào. Ngược lại, nếu bụng mềm có thể bạn không mang thai hoặc tử cung, xương thai nhi phát triển chậm, nhỏ.
Do đó, bụng mềm chưa hẳn là tốt và bụng cứng không hẳn là xấu. Để biết chính xác về tình hình sức khỏe thai kỳ bạn nên đi khám thai định kỳ là tốt nhất.
Yeutre.vn (Tổng hợp)