1. Những câu hỏi về dấu hiệu có thai sớm phổ biến mà chúng ta thường gặp nhất
1.1 Tại sao dấu hiệu có thai xuất hiện?
Khi trứng gặp tinh trùng thì xảy ra hiện tượng thụ thai, kéo dài từ 24 – 36 giờ tức là khoảng 1- 2 ngày sau khi quan hệ. KHi trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử, hợp tử liên tục phân đôi và trong vòng 4 ngày sẽ tạo ra được một khối bao gồm trên 100 tế bào.
Cuối cùng, sau khoảng từ 7 – 10 ngày kể từ khi quan hệ, phôi thai được hình thành và cơ thể bạn sẽ xuất hiện những dấu hiệu có thai sớm nhất.
Theo một nghiên cứu có cho thấy, 20% phụ nữ có những dấu hiệu mang thai ở thời điểm 2 tuần. 50% phụ nữ có triệu chứng vào tuần thứ 5 của thai kỳ. 70% có triệu chứng trước tuần thứ 6 và 90% còn lại có triệu chứng ở tuần thứ 8 của thai kỳ.
Những dấu hiệu mang thai tháng đầu tiên của mỗi người phụ nữ là không giống nhau, từ lúc bắt đầu thai kỳ đến khi kết thúc. Vì cấu trúc gen, tình trạng thể chất và sự thay đổi cơ thể của mỗi người khác nhau nên dấu hiệu có thai sớm ở mỗi người cũng sẽ khác nhau.
1.2 Những dấu hiệu có thai tại sao có trường hợp lại không xuất hiện?
Điều này được cho là bình thường, vì cơ thể mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau về việc có thai. Có nhiều nguyên nhân khiến các chị em phụ nữ không nhận biết được các dấu hiệu ấy:
- Dấu hiệu có thai xuất hiện mờ nhạt và nhanh biến mất nên các chị em không nhận ra, hoặc không thể khẳng định, cho đến khi thử thai hay thăm khám cho kết quả chính xác. Hiện tượng này là không hề hiếm gặp vì thế chị em không cần quá lo lắng, khi cơ thể khỏe mạnh bình thường, không xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào khác.
- Đôi khi dấu hiệu có thai xuất hiện muộn, do ảnh hưởng từ một số yếu tố tác động nào đó.
- Có thai dưới 5 tuần, thì các triệu chứng sẽ chưa xuất hiện hoặc không rõ nét. Điều này hết sức bình thường.
- Hiện tượng có thai nhưng không có dấu hiệu gì còn có thể do mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
- Có thai những không xuất hiện dấu hiệu có thai cũng là điều cảnh báo để bạn đề phòng dấu hiệu sảy thai có thể xảy ra.
1.3 Dấu hiệu mang thai sớm có gì khác so với hội chứng tiền kinh nguyệt
Hội chứng tiền kinh nguyệt là sự kết hợp giữa những rối loạn về thể chất, cảm xúc, tâm lý mà một số chị em gặp sau khi rụng trứng cho đến giai đoạn tiếp theo tức là kinh nguyệt. Vì thời điểm xuất hiện của dấu hiệu mang thai sớm và hội chứng tiền kinh nguyệt gần nhau nên việc nhầm lẫn là khó tránh khỏi.
Những dấu hiệu khác nhau dễ nhận biết nhất :
- Khi bạn mang thai sẽ thấy xuất hiện một ít máu nhạt màu (màu hồng hoặc màu nâu sẫm) kéo dài trong một vài ngày. Còn hội chứng tiền kinh nguyệt thì không có bất kỳ hiện tượng chảy máu hoặc đốm máu nào.
- Nếu chu kỳ kinh không xuất hiện, nhưng chị em vẫn cảm thấy mệt mỏi quá mức, đó có thể là dấu hiệu mang thai sớm.
- Thói quen ăn uống sẽ thay đổi khi mà chuẩn bị vào chu kỳ kinh, nếu không phải nằm trong chu kỳ kinh mà bạn vẫn thay đổi thói quen ăn uống thì có thể bạn đã mang thai rồi đó.
- Vào thời điểm chuẩn bị có kinh, phụ nữ không buồn nôn hoặc ói mửa. Còn khi có thai chị em sẽ cảm thấy buồn nôn.
- Khi nguyệt san bắt đầu, cơn đau bụng, lưng sẽ giảm và dần dần biến mất khi kết thúc chu kỳ. Nhưng nếu bạn có thai thì hiện tượng như đau lưng chẳng hạn, có thể kéo dài hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng.
2. Các dấu hiệu có thai sớm mà chị em phụ nữ nên biết
2.1 Dấu hiệu có thai sau 5-7 ngày
2.1.1 Thân nhiệt tăng
Đây là dấu hiệu có thai sớm nhất tuần đầu tiên mà nhiều chị em phụ nữ có thể cảm nhận được. Dù rằng nhiệt độ của phụ nữ vẫn có thể tăng khi đến ngày rụng trứng, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài và không có dấu hiệu giảm thì có thể bạn gái đã có thai rồi vì khi đó cơ thể có sự gia tăng tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể, phục vụ quá trình nuôi dưỡng thai nhi, và sự thay đổi nồng độ hormon thời kỳ mang thai.
2.1.2 Đau bụng và xuất hiện đốm máu
Một trong những dấu hiệu có thai sớm của thai kỳ cũng không khó nhận biết chính là ra máu và đôi khi kèm theo đau bụng. Khoảng 6 đến 12 ngày sau khi thụ thai, bào thai sẽ tự cấy vào thành dạ con, tự bám vào niêm mạc tử cung để phát triển. Đây là dấu hiệu báo phôi thai đã được cấy vào thành tử cung, hay nói cách khác là máu báo thai .
2.1.3 Ngực căng và nhũ hoa sẫm màu
Khi thụ tinh thành công, hormone trong cơ thể sẽ thay đổi làm căng tức ở ngực, ngứa ran, chạm nhẹ cũng có cảm giác khó chịu và chị em sẽ cảm nhận kích thức của cả hai bầu ngực không đồng đều, bên to bên nhỏ. Triệu chứng này xảy ra ngoài chu kỳ kinh hàng tháng của chị em phụ nữ cộng với đầu nhũ bắt đầu chuyển màu sang sậm hơn thì rất có thể bạn đã mang thai. Mặc dù một số chị em vẫn gặp hiện tượng này trước kỳ kinh nguyệt nhưng đây cũng được xem là một dấu hiệu mang thai sớm.
2.1.4 Đi tiểu nhiều và thường xuyên hơn
Khi bạn có thai thì những ngày đầu cơ thể bạn sẽ xảy ra hiện tượng rối loạn tiết niệu. Thai nhi trong tử cung đang hình thành làm đè lên bàng quang của người mẹ hoặc lượng hormone thay đổi khiến thận phải làm việc nhiều hơn, làm mẹ có cảm giác tức tối, khó chịu và muốn đi tiểu.
2.1.5 Xuất hiện những đốm màu nhạt trên da
Dấu hiệu mang thai sớm thường gặp khác là xuất hiện đốm màu nhạt trên da hoặc chảy máu dưới da ở phụ nữ. Trong khoảng 5-7 ngày sau khi đã thụ thai, bào thai sẽ tự cấy lên thành dạ con khiến cho sự trao đổi máu thay đổi, làm xuất hiện đốm máu nhỏ dưới da.
2.1.6 Chậm kinh
Đây là dấu hiệu có thai đầu tiên mà mọi mẹ bầu được khuyên là nên nghĩ ngay đến trường hợp mình có thai vì nó là một dấu hiệu khá điển hình. Khi thấy mình chậm kinh khoảng 1 tuần, thì bạn nên mua que thử thai để nhanh chóng biết được kết quả sớm nhất.
2.1.7 Dịch nhày ở tử cung tiết ra nhiều hơn
Các tế bào niêm mạc âm đạo tăng trưởng nhanh làm thành âm đạo dày lên khi mang thai sẽ khiến cho lượng dịch tiết âm đạo tăng. Dịch tiết âm đạo này có màu trắng và đặc, chúng sẽ tạo thành nút nhày ở cổ tử cung ngăn cản sự tác động từ bên ngoài vào buồng tử cung. Đây là một dấu hiệu vô hại nên bạn đừng nên cố rửa sạch âm đạo vì có thể làm mất cân bằng lượng PH và gây kích ứng da. Nếu nhận thấy dịch âm đạo có mùi hôi, có màu vàng, nâu, xanh lá và lẫn theo máu hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé vì có thể bạn đã bị nấm hoặc nhiễm trùng.
2.1.8 Đau đầu, chóng mặt
Trong tuần đầu có thai, nồng độ Progesterone tăng cao cộng với sự thiếu hụt lượng hồng cầu trong máu khiến cơ thể cảm hấy mệt mỏi và nhức đầu khi mang thai. Bên cạnh đó huyết áp của bạn cũng sẽ giảm đáng kể điều này dẫn đến việc bạn hay bị chóng mặt và thậm chí dễ ngất xỉu.
2.1.9 Khó thở và hụt hơi
Trong giai đoạn đầu thai kỳ, cơ thể chưa quen với việc thay đổi hormone và cơ thể còn phải cung cấp thêm một lượng oxy cho bào thai nên hơi thở của bạn cũng sẽ ngắn và nhiều hơn thường lệ, mỗi lần thở bạn cũng sẽ cảm thấy khó khăn hơn.
2.2 Dấu hiệu có thai sau 1 tháng đầu tiên
Sau 1 tháng kể từ khi cấn thai, những dấu hiệu có thai sẽ xuất hiện nhiều và rõ ràng hơn để chị em phụ nữ có thể nhận biết được mình đang mang thai. Dấu hiệu mang thai tháng đầu được cho là xác định dễ dàng và tính chính xác cao hơn dấu hiệu sau 1 tuần thụ thai. Những dấu hiệu có thai sau 1 tháng thường gặp đó là:
2.2.1 Mất kinh
Nếu thông thường hàng tháng chu kỳ kinh của bạn rất đều, bỗng dưng tháng này nó lại đến trễ 3-5 ngày thì khả năng cao là bạn đã có thai. Tốt nhất khi thấy dấu hiệu mất kinh nguyệt, bạn nên kiểm tra ngay để có biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp và hiệu quả.
2.2.2 Buồn nôn
Bạn sẽ thường ốm nghén vào buổi sáng, và đó là dấu hiệu có thai. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự gia tăng nhanh chóng lượng kích thích tố estrogen và progesterone. Phần lớn các mẹ sẽ hết ốm nghén khi bước qua tuần 16 của thai kỳ, nhưng cũng có một số ít trường hợp sẽ bị nghén lâu hơn, thậm chí có thể đến khi em bé chào đời.
2.2.3 Co thắt tử cung
Vào tháng đầu tiên khi mang thai, tử cung thường to lên và bị co thắt do bị căng và có sự gia tăng đột biến các hormone.
2.2.4 Táo bón
Triệu chứng này có khả năng giảm đi hoặc có thể tăng thêm trong quá trình phát triển của thai nhi. Nhưng vào khoảng thời gian có thai đầu, cơ quan tiêu hóa của bạn sẽ không làm việc tốt như trước, nên thức ăn không thể đi qua nhanh được.
2.2.5 Đau lưng
Thai nhi sẽ làm cho dây chằng ở lưng sẽ bị kéo dãn cơ bụng trở nên lỏng lẻo và các cơ quan ở lưng phải hoạt động tích cực hơn. Những khó chịu này còn trở nên khó chịu hơn khi thai nhi lớn dần.
2.2.6 Chuột rút
Tình trạng chuột rút xảy ra phổ biến với các thai phụ ở các giai đoạn sau của thai kỳ, khi thai đã lớn. Biểu hiện có thai chuột rút xuất hiện là do tử cung kéo dãn hơn và chèn ép các mạch máu ở thân dưới, đây được coi là bước đầu tiên mà cơ thể chuẩn bị cho sự phát triển của thai nhi trong những tháng tiếp theo.
3. Những dấu hiệu có thai sớm bất thường
3.1 Dấu hiệu có thai ngoài tử cung
Có thai ngoài tử cung là hiện tượng hết sức nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm sẽ nguy hiểm đến tính mạng, hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Những biểu hiện bạn cần lưu ý:
- Những cơn đau xuất hiện : Đau ở vùng xương chậu, vai, chuột rút thường xuyên hoặc đau dữ dội ở vùng lưng dưới,... có thể là các dấu hiệu báo bạn đã bị thai ngoài tử cung. Ngoài ra khi các cơn đau bụng trong thai kỳ này có thể từ nhẹ đến nặng dần và đau dai dẳng, hoặc xuất hiện đột ngột và hết đau rất nhanh sau đó.
- Chảy máu âm đạo bất thường : Phôi làm tổ tại ống dẫn trứng (thay vì trong buồng tử cung) khiến ống dẫn trứng bị giãn và tổn thương dẫn tới rỉ máu. Đây là dấu hiệu nguy hiểm đầu tiên của tình trạng mang thai ngoài tử cung.
- Lượng hCG trong máu giảm bất thường : Nếu mức độ hCG tăng nhưng tăng rất chậm hoặc có xu hướng đứng yên, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm các xét nghiệm để xem có mang thai ngoài tử cung không.
3.2 Dấu hiệu có thai đôi, ba
- Phụ nữ mang thai đôi hoặc đa thai có thể có nồng độ hCG (một hormone chỉ xuất hiện trong thai kỳ) trong máu cao hơn.
- Xét nghiệm AFT là một xét nghiệm sàng lọc huyết thanh mẹ hoặc xét nghiệm đánh dấu ba, được thực hiện trong tam cá nguyệt thứ hai. kết quả xét nghiệm dương tính hoặc cao có thể chỉ ra tình trạng đa thai.
- Phụ nữ mang thai đôi hoặc mang đa thai thường có tử cung lớn hơn, bề cao tử cung cũng lớn hơn bình thường.
- Trung bình, những phụ nữ mang thai đôi hoặc đa thai sẽ tăng nhiều hơn phụ nữ mang đơn thai chỉ khoảng 4,5 kg (10 pound). Nếu bạn tăng cân nhiều trong thai kỳ (loại bỏ yếu tố nguy cơ tiểu đường thai kỳ) thì rất có thể bạn đang mang thai song sinh hoặc nhiều hơn.
- Bạn bị ốm nghén quá mức rất có thể đây là dấu hiệu có thai liên quan đến tình trạng mang thai đôi trở lên. Một người phụ nữ mang bầu hai hoặc nhiều em bé một lúc không có nghĩa là cô ấy bị ốm nghén gấp hai hoặc nhiều lần.
- Cơ thể mẹ đang phải hoạt động cật lực để cung cấp dưỡng chất cho nhiều hơn 1 em bé nên tình trạng mệt mỏi cũng nhiều hơn.
3.3 Dấu hiệu có thai trong thời gian cho con bú
Khi bạn đang cho con bú thì cũng rất có khả năng có thai nếu không sử dụng biện pháp phòng tránh khi quan hệ, vì trên thực tế sau khi sinh, trứng có thể rụng trước khi có kinh lần đầu. Những dấu hiệu đặc trưng trong trường hợp này:
- Bé không muốn bú sữa mẹ : Khi bạn mang thai, nội tiết tố bên trong cơ thể sẽ khiến nguồn sữa của mẹ không còn thơm ngon thậm chí là có vị mặn hoặc chua.
- Đau ngực dữ dội : Hiện tượng đau ngực sẽ diễn ra dữ dội hơn bình thường khi bạn đang cho con bú mà lại có thai.
- Cảm thấy mệt mỏi : Khi vừa có thai, vừa cho con bú, cơ thể người mẹ sẽ phải làm việc gấp 3 so với bình thường để sản xuất đủ chất dinh dưỡng cho bầu, sữa cho bé và nuôi dưỡng bào thai phát triển.
- Luôn khát nước : Nếu mang thai trong lúc đang cho bé bú thì cơ thể mẹ sẽ nhanh mất nước hơn và cần phải bổ sung thương xuyên để cung cấp cho cả em bé trong bụng.
4. Ứng phó với dấu hiện có thai
Đau tức ngực : Sử dụng một túi chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm cảm giác căng tức ngực và bạn nên chọn mặc những chiếc áo ngực bầu bằng bông sẽ khiến bầu ngực trở nên dễ chịu hơn.
Máu báo thai : Chị em sử dụng băng vệ sinh và giữ cơ thể sạch sẽ tránh nhiễm trùng.
Mệt mỏi : Chị em nên có một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, khi chị em nghỉ ngơi, thai nhi cũng sẽ được nghỉ ngơi theo.
Buồn nôn :
- Để tránh việc dễ buồn nôn, chị em có thể ăn sáng trước và sau đó ít nhất 15 phút hãy đánh răng. Chị em cũng có thể chia nhỏ bữa ăn của mình ra trong ngày, tốt nhất nên ăn một ít bánh quy giòn hoặc bánh mì trước khi ra khỏi giường.
- Hạn chế việc tiếp xúc với những hóa chất độc hại và chất tẩy rửa.
- Luôn mang theo mình khẩu trang y tế, chị em sẽ thấy dễ chịu ngay.
- Chị em nên sử dụng những thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít mùi, hạn chế gia vị, cách chế biến đơn giản để việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn.
- Không nên ăn quá nhiều một món, điều này có thể dẫn đến việc thiếu chất, mất cân bằng dinh dưỡng.
Táo bón : Chị em nên ăn nhiều chất xơ, hạn chế ăn thịt và đừng quên uống nhiều nước để giảm các khó chịu mà các dấu hiệu mang thai gây ra cho bạn.
5. Các dấu hiệu có thai sớm giúp xác định chắc chắn bạn đã có thai
4 cách như dưới đây sẽ giúp bạn biết việc bạn đã thụ thai là chính xác.
5.1 Que thử thai
Que thử thai chính là một dụng cụ xét nghiệm định tính, giúp đo lượng hóc môn hCG, một chất do nhau thai tiết ra để biết người phụ nữ có thai hay chưa. Nếu bạn đã có thai khoảng 3 tuần, việc xác định bằng que thử sẽ càng dễ dàng. Cách xác định này có độ chính xác lên tới trên 90% nếu bạn biết cách chọn thời điểm kiểm tra và làm đúng quy trình, theo hướng dẫn trên que thử thai . Một lưu ý quan trong là khi thử không được pha loãng nước tiểu hoặc uống quá nhiều nước trước khi thử vì sẽ làm giảm nồng nộ hCG nếu có.
Cách dùng que thử thai :
- Bạn cho nước tiểu vào một cốc sạch, nhỏ (thường các dụng cụ thử thai đều có sẵn cốc nhựa này). Bạn nên lấy nước tiểu giữa dòng nhé.
- Bạn xé bọc đựng que thử, cầm phía đầu có màu, lưu ý không chạm vào đầu có mũi tên.
- Bạn nhúng que thử (thẳng đứng, với mũi tên chỉ xuống) vào cốc đựng nước tiểu sao cho mực nước tiểu không vượt quá vạch MAX trên que thử.
- Bạn đợi ít nhất 5 giây rồi lấy que thử ra khỏi cốc, đặt que trên một mặt phẳng khô, sạch, không thấm hút (với mặt MAX ngửa lên) và đợi để đọc kết quả.
Kết quả :
- Que thử chỉ xuất hiện 1 vạch ở vị trí vạch chuẩn có nghĩa là bạn không có thai.
- Que thử xuất hiện 2 vạch: có khả năng cao là bạn đã có thai (dù một vạch khá mờ đi nữa)
- Que thử không xuất hiện vạch nào: Bạn nên thử lại hoặc thử vào ngày hôm sau.
5.2 Siêu âm
Phương pháp này có độ chính xác gần như tuyệt đối. Tuy nhiên, cách này thường chỉ được áp dụng sau 12 tuần kể từ khi thụ thai. Vì sau khi quan hệ từ 7 – 8 ngày, thai nhi sẽ di chuyển vào tử cung của người mẹ nhưng quá trình cấy thai với thời gian trung bình khoảng 9 ngày. Có các phương pháp siêu âm để phát hiện có thai như:
Siêu âm ổ bụng :
- Khi thực hiện siêu âm ổ bụng, bạn cần uống nhiều nước – mục đích là khiến bàng quang căng và đầy để bác sĩ siêu âm có thể quan sát tử cung rõ hơn.
- Siêu âm vùng bụng sẽ đoán biết chính xác khả năng mang thai của nữ giới muộn hơn so với siêu âm đầu rò, có nghĩa là khoảng 6 tuần sau khi thụ tinh.
- Sau khi có các dấu hiệu xuất hiện khoảng 3-4 tuần, chị em có thể đi siêu âm vùng bụng để biết chính xác tình trạng của thai kỳ.
Siêu âm đầu dò :
- Siêu âm qua đường âm đạo bạn không cần phải uống nhiều nước. Cách siêu âm phát hiện có thai này cũng giúp bác sĩ quan sát và phát hiện những bất thường của thai nhi từ sớm như mang thai ngoài tử cung, thai lưu hoặc thai trứng.
- Trong quá trình siêu âm thai bác sĩ sẽ di chuyển thiết bị quanh âm đạo mẹ bầu chứ không chạm vào cổ tử cung nên không gây ảnh hưởng gì đến thai nhi. Với phương pháp này, sẽ giúp ta phát hiện thai sớm nhất trong khoảng 5 – 6 tuần với kết quả chính xác cao và an toàn cho thai phụ. Ngoài ra còn giúp bác sĩ đánh giá được tim thai 8 – 10 tuần tuổi. Khi siêu âm đầu rò thì sẽ cho ta thấy chính xác nhất hình ảnh túi thai trong buồng tử cung.
- Thời điểm này do phôi thai rất nhỏ, chỉ vài mm nên nếu siêu âm đường bụng thì sẽ rất khó để chẩn đoán.
5.3 Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm này được tiến hành sau khi thụ thai khoảng 2 tuần với độ chính xác khoảng trên 90%. Xét nghiệm này nhằm phát hiện nồng độ hCG trong nước tiểu của người phụ nữ. (hCG là chữ viết tắt của human chorionic gonadotropin - một loại hoóc môn đặc biệt quan trọng, chỉ tiết ra khi người phụ nữ có thai). Nếu trong nước tiểu có nồng độ HCG cao hơn bình thường thì khả năng cao là bạn đã có thai.
Có vài cách nhận biết có thai với nước tiểu, chị em có thể tham khảo :
- Nước tiểu của phụ nữ mang thai thường có mùi nặng hơn một chút.
- Nước tiểu của phụ nữ mang thai thường có màu vàng nhạt đến trắng đục.
- Nhưng nếu sức khỏe không tốt cũng có thể dẫn đến những thay đổi về màu và mùi nước tiểu.
5.4 Xét nghiệm máu
Nếu như xét nghiệm nước tiểu có thể có sai sót nếu thực hiện không đúng theo chỉ dẫn, hay thực hiện quá sớm, thì xét nghiệm máu lại có ưu điểm là đưa ra được kết quả chính xác hơn. Nhận biết có thai bằng cách này có thể đo được khối lượng tăng rất nhỏ của hormone hCG khoảng 6 – 8 ngày sau khi thụ thai, vì vậy xét nghiệm máu có khả năng dự đoán mang thai rất sớm và rất chính xác. Lượng hCG cứ khoảng ba ngày lại tăng lên gấp đôi và ở mức cao nhất ở tuần 15 – 16 của thai kỳ, sau đó giảm dần và biến mất trong vài tuần sau sinh.
Chỉ số horome hCG sẽ chia làm 3 mức độ để đưa ra kết quả :
- HCG < 5mlU/ml: Có thể không mang thai.
- HCG >25 mlU/ml: Đã mang thai.
- HCG > 5mlU/ml và < 25 mlU/ml: Cần xét nghiệm thêm các yếu tố khác.
6. Những lưu ý về dấu hiệu có thai sớm
- Đến tuần thứ 4, thai nhi đã phát triển gấp 10.000 lần kích thước ban đầu trong tử cung của mẹ. Và thời điểm này các dấu hiệu mang thai thể hiện rất rõ rệt.
- Không nên quá lo lắng nếu chị em cảm thấy cơ thể dạo gần đây tăng cân hoặc giảm cân rõ rệt.
- Dấu hiệu mang thai ở mỗi người là không giống nhau và việc nhận biết cũng chỉ mang tính tương đối.
Những biểu hiện có thai có thể đang nguy hiểm
- Đau bụng hoặc đau vùng chậu nghiêm trọng.
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Đau đầu hoặc ngất xỉu.
- Đi tiểu đau hoặc rát, hoặc đi tiểu ít hoặc không đi tiểu.
- Nôn mửa nghiêm trọng hoặc nôn mửa liên tục, hoặc nôn mửa kèm theo đau hoặc sốt.
- Ớn lạnh hoặc sốt trên 40 độ C hoặc cao hơn.
- Khó thở, ho ra máu, hoặc đau ngực.
- Táo bón trầm trọng, kèm theo đau bụng hoặc tiêu chảy nặng kéo dài hơn 24 giờ.
- Ngất xỉu, thường xuyên chóng mặt, nhịp tim nhanh, tim đập mạnh.
Trên đây là những dấu hiệu có thai sớm mà chị em có thể tham khảo. Khi thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu có thai này, chị em nên kiểm tra bằng que thử thai, sau đó đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế để khám và theo dõi, nhằm có thể xác định chính xác việc bạn có mang thai hay không? Nếu bạn đã có thai thì bạn có thể bắt đầu ngay việc chăm sóc thai kỳ kỹ lưỡng, nhằm chuẩn bị cho một quá trình dài mang thai, sinh con khỏe mạnh. Nếu không, bạn cũng sẽ theo dõi được thêm tình trạng sức khỏe của mình ở thời điểm đó, để có hướng chăm sóc bản thân tốt hơn, bạn nhé.
Chi Lê tổng hợp