1. Đau đẻ bao lâu thì sinh?
1.1 Đau đẻ là gì?
Chúng ta đều nghe những "đồn đoán" xoay quanh cơn đau đẻ và bất cứ người phụ nữ nào trải qua cũng đều phải nghiền ngẫm về trải nghiệm "rất nhớ đời" đó. Đau đẻ thực sự là một trải nghiệm vô cùng khó khăn và đau đớn của mọi bà bầu. Thực chất, không ai có thể mô tả chính xác cơn đau đẻ như thế nào. Nó là quá trình sinh lý, trong đó thai và nhau thai được đưa ra khỏi buồng tử cung qua âm đạo ra ngoài. Đau đẻ cũng trải qua nhiều giai đoạn. Vì vậy mới có câu hỏi "đau đẻ bao lâu thì sinh?". Về cơn đau đẻ, nó sẽ qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu tiên : Chuyển dạ bắt đầu
Ở giai đoạn này, các cơn co thắt tử cung sẽ xuất hiện, đồng thời cổ tử cung được giãn nở và mỏng đi và vỡ nước ối. Đây là thời gian khó chịu nhất, khi mẹ phải chịu những cơn đau liên tục và cổ tử cung chưa giãn nở đủ để em bé có thể ra ngoài.
- Giai đoạn thứ hai : Xổ thai
Đây là gai đoạn mà ông bố, bà mẹ nào cũng chờ đợi. Giai đoạn này kéo dài dưới 2 tiếng đồng hồ đối với con so, khoảng hơn 1 giờ với con rạ. Trong thời gian này, các mẹ cần hô hấp đúng cách, và em bé sẽ chào đời ngay thôi.
- Giai đoạn thứ ba : Tách nhau
Em bé chào đời, xổ nhau và các y tá sẽ lấy dây rốn của bé ra. Đến đây cơn đau đẻ được coi là chấm dứt.
1.2 Từ Đau đẻ giả (chuyển dạ giả) đến đau đẻ thật
Nói đến đau đẻ, chắc chắn không thể không bàn đến vấn đề đau đẻ giả hay còn gọi là chuyển dạ giả. Trước các cơn đau đẻ thật, nhiều bà bầu có trải qua các cơn đau đẻ giả, với họ, nó được xem như một báo hiệu vậy.
Cũng như đau đẻ thật là một hiện tượng có định nghĩa có khái niệm, thì đau đẻ giả cũng vậy. Đau đẻ giả là một hiện tượng tâm lý, là giai đoạn mở đầu không có sự báo trước, còn gọi là Braxton Hicks. Khi các mẹ bị căng thẳng, tâm lý bất ổn, xuất hiện cơn đau và ngày một liên tục. Các cơn co thắt giả thường xuất hiện từ những ngày đầu trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Một số bà bầu chưa có kinh nghiệm sẽ khó phân biệt được những cơn co thắt lúc trở dạ thực sự với những cơn đau Braxton Hicks. Ban đầu, các cơn gò hay co thắt này diễn ra khá nhẹ nhàng nhưng càng gần ngày sinh , các cơn co thắt càng xuất hiện dày đặc với cường độ mạnh hơn. Điều này làm cho các mẹ dễ bị nhầm lẫn giữa đau đẻ giả và thật.
Không phải tất cả các bà bầu cũng trải qua hiện tượng đau giả, tùy vào sinh lý mà các mẹ có thể xảy ra hiện tượng đau đẻ giả hay không. Trường hợp gặp phải, các mẹ hãy tắm nước ấm và uống thật nhiều nước để giảm những cơn đau Braxton Hicks này. Thường đau đẻ giả không thể xác định được thời gian mẹ sinh con, nên các mẹ cũng đừng quá vội vàng hay lo lắng khi cơn đau này xuất hiện. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên lưu ý vì đôi khi đau đẻ thật và giả nhầm lẫn với nhau. Nên theo dõi kỹ để phân biệt và đến bệnh viện khi cần thiết nhé.
1.3 Đau đẻ thật bao lâu mới sinh
Đau đẻ thật như một báo hiệu thời điểm mà con bạn muốn chào đời rồi. Đau đẻ thật chính là giai đoạn tiếp theo và cuối cùng của hành trình mang thai, các mẹ không thể làm giảm đau được cho đến khi sinh thai nhi ra. Có nhiều dấu hiệu sắp sinh con kèm theo cơn đau đẻ mà các mẹ cần lưu ý, để biết thời điểm con mình sắp chào đời. Thường, các mẹ lần đầu tiên mang thai sẽ dễ dàng nhận biết những dấu hiệu ấy hơn.
Các dấu hiệu sắp sinh kèm theo cơn đau đẻ có thể là nặng bụng, phù chân, đau lưng, đau háng, đau xương mu, vỡ ối, ra máu báo sinh, tử cung mở...Các dấu hiệu này không hoàn toàn giống nhau ở mọi bà bầu. Và, tùy theo thể trạng của mỗi bà mẹ, thời gian giữa đau đẻ thật, hay xuất hiện các dấu hiệu sắp sinh kèm theo và lúc sinh con ra cách nhau cũng khác. Tuy nhiên, đặc biệt trong các dấu hiệu sắp sinh kèm cơn đau đẻ, đáng lưu ý nhất là dấu hiệu vỡ ối. Khi nước ối của mẹ bầu bị vỡ có nghĩa là khả năng chuyển dạ cao hơn, thông thường trong 24 giờ, các mẹ sẽ sinh con kể từ khi xuất hiện dấu hiệu vỡ ối .
Cũng có những trường hợp ngoại lệ là, các mẹ vỡ ối rồi mà cách mấy ngày mới sinh hoặc là sinh con trong vỏ ối luôn, trường hợp này rất hiếm.
2. Một số lưu ý dành cho bà bầu sắp sinh
Đau đẻ là một quá trình, vì vậy các mẹ cũng nên lưu ý những điểm sau để sinh con được thuận lợi, mẹ và bé đều khỏe:
- Thời gian đau đẻ và thời gian sinh là khác nhau. Hạn chế những suy nghĩ khi nào sinh hay là những lo lắng về việc thời gian. Việc của các mẹ là tập trung giữ sức, thở, rặn đúng cách để vượt qua cơn đau đẻ và sinh con suôn sẻ khỏe mạnh.
- Quá trình đau đẻ cũng có thể diễn ra trong một thời gian dài. Các mẹ cố gắng nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi năng lượng trước khi lên bàn sanh, sẽ có lợi cho quá trình vượt cạn của mẹ hơn.
- Gia đình, đặc biệt là người chồng nên ở bên cạnh và giúp đỡ mẹ bầu khi cần thiết.
- Luôn bình tĩnh để không bị nhầm lẫn giữa đau đẻ giả và thật cũng như khi nào mới sinh. Chuẩn bị chu đáo và luôn trong tình trạng sẵn sàng, để tránh tình trạng sinh khi chưa chuẩn bị đầy đủ, hoặc chờ đợi khi chưa sinh được.
Đau đẻ bao lâu thì sinh - thực tết nếu chúng ta cứ mãi lo lắng về việc khi nào thì sinh hay đau bao lâu sẽ rất ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sức khỏe của mẹ. Vì vậy, các mẹ cố gắng giữ bình tĩnh, theo dõi các dấu hiệu sắp sinh con xuất hiện như thế nào, để có thể nhận biết được thời điểm sắp sinh đã đến gần hay chưa. Chúng ta chuẩn bị mọi thứ thật đầy đủ cho mẹ và bé, đến phút cuối cùng thì chẳng còn lo lắng gì nữa đúng không các mẹ và cơn đau cũng chỉ kéo dài ít lâu rồi sẽ kết thúc, chúng ta cũng nhờ nó để sớm gặp được con yêu mà!
Chi Lê tổng hợp