Choline: dưỡng chất cần thiết cho mẹ và bé trong thai kỳ

Choline rất cần thiết đối với cơ thể, đặc biệt với mẹ bầu và thai nhi chất này càng quan trọng hơn hết.

banner ads

Choline là một loại vitamin nhóm B dễ tan trong nước, có tác dụng cần thiết cho sự tổng hợp các tế bào của cơ thể một các nhanh chóng và chính xác. Không chỉ vậy, chất này còn giúp chất dinh dưỡng chuyển hóa dễ dàng qua gan cũng như vận chuyển chất dinh dưỡng đi đến các cơ quan trong cơ thể.

Vài trò của choline đối với bà bầu và thai nhi

40938-2.jpg

Choline cần thiết cho sự phát triển của bé và sức khỏe của mẹ bầu.

Với thai nhi, choline giúp bé hình thành các tế bào ở não, tủy sống. Chất này cũng tác động đến chức năng bộ nhớ của bé sau này. Acetylcholine là một chất được đẩy mạnh sản xuất khi có choline. Chất này là chất dẫn truyền quan trọng của hệ thần kinh, không chỉ ảnh hưởng đến trí nhớ mà còn giúp cơ thể kiểm soát cơ bắp và một số các chức năng khác của cả mẹ và bé.

Choline cũng là dưỡng chất giúp thai nhi ngăn ngừa các nguy cơ khuyết tật ống thần kinh. Đặc biệt là ở những tháng cuối thai kỳ mẹ càng nên chú trọng đến dưỡng chất này để giúp não bộ bé phát triển tốt nhất.

Mẹ bầu cần cung cấp nhiều choline hơn trong chế độ ăn của mình để hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Ngoài ra, nếu thiếu choline, chức năng gan của mẹ bầu cũng bị ảnh hưởng xấu.

Trong quá trình phát triển của thai nhi, lượng choline có sẵn trong cơ thể mẹ cũng dần cạn kiệt. Do đó để đảm bảo đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé và đảm bảo sức khỏe mẹ cần phải chú trọng bổ sung chúng trong thực đơn hàng ngày của mình.

Dấu hiệu thiếu bà bầu thiếu choline

Lượng choline cần thiết cho mẹ bầu mỗi ngày là từ 450-550 mg.

Thiếu choline không có những dấu hiệu rõ rệt để mẹ bầu có thể dễ dàng nhận biết. Nhưng thiếu hụt dưỡng chất này khiến cho gan bị tích mỡ và dẫn đến các tổn thương.

40937-1.jpg

Chỉ có thể nhận biết thiếu hụt choline thông qua các xét nghiệm y tế.

Lượng amino axit homocysteine trong cơ thể cũng mất cân bằng khi thiếu chất này. Nồng độ axit này bất thường dẫn đến các nguy cơ như: bệnh tim, ung thư và suy giảm nhận thức.

Để nhận biết được sự thiếu hụt dưỡng chất này cách xác định là kiểm tra nồng độ ALT và VLDL trong máu. Nếu ALT cao và VLDL giảm được xem là một dấu hiệu của sự thiếu hụt choline.

Thực phẩm chứa nhiều choline

Choline dễ dàng bổ sung thông qua các bữa ăn hàng ngày. Nhiều loại thực phẩm có lượng choline phong phú.

Lòng đỏ trứng gà được biết đến là thực phẩm có hàm lượng choline phong phú nhất. Ngoài choline, lòng đỏ trứng gà còn có các dưỡng chất khác như: protein, sắt, đạm, folate…. nên đây là món ăn không nên thiếu trong thực đơn của mẹ bầu.

Ngoài ra các món ăn khác cũng có nhiều choline như: thịt nạc, súp lơ, đậu phộng, đậu nành, rau củ quả, nước sinh tố hoa quả, mầm lúa mì, tôm, cá hồi, rau chân vịt…

Hàm lượng choline có trong một số các thức ăn phổ biến:

40939-3.jpg

Trứng gà là thực phẩm chứa nguồn choline phong phú.

  • 1 quả trứng luộc: 113mg
  • 1 củ khoai tây cỡ trung: 105mg
  • 84 gram thịt lợn nạc: 84mg
  • 84 gram chân gà rang: 73mg
  • 84 gram cá rô phi: 71mg
  • 84 gram thịt bò nạc: 63mg
  • 84 gram thịt gà: 60mg
  • 84 gram cá hồi đỏ: 55mg
  • Nửa chén đậu nành: 41mg
  • Nửa chén súp lơ, sống hoặc nấu chín: 24mg
  • Nửa chén rau bina nấu chín mềm: 23mg
  • 1/4 chén quả hồ trăn: 20mg
  • 1/4 chén hạt điều: 21mg

Mẹ cũng có thể bổ sung choline thông qua các viên nén tổng hợp. Tuy nhiên khi dùng các sản phẩm này thì cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI