Chăm sóc bé sơ sinh khoa học - bí quyết vàng cho mẹ

Chăm sóc bé sơ sinh là điều rất quan trọng và cũng không đơn giản, đặc biệt là với những cặp vợ chồng mới có con lần đầu. Việc chăm sóc bé sơ sinh cần sự tỉ mỉ, chu đáo vì em bé rất nhạy cảm và dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh. Yeutre.vn sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về việc chăm bé như dưới đây, để bạn có thể trở thành những ông bố, bà mẹ chăm con tốt hơn nhưng bớt vất vả hơn. Chúng ta cùng tham khảo nhé. 

banner ads
trẻ sơ sinh
Bé sơ sinh luôn cần sự chăm sóc đặc biệt, chu đáo và tỉ mỉ của các ông bố bà mẹ. Ảnh Internet

1. Chăm sóc bé sơ sinh theo thời tiết

1.1 Chăm sóc bé sơ sinh mùa nắng nóng

Thời tiết oi nóng là điều kiện thuận lợi cho nhiều vi khuẩn phát triển, một số bệnh bùng phát mạnh, nhất là các bệnh dễ mắc ở trẻ nhỏ như rôm sảy, bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp,... Vậy nên mẹ cần chăm sóc bé cẩn thận, tỉ mỉ hơn từ quần áo, da, đồ chơi,.... và chăm sóc, vệ sinh cơ thể bé thật sạch sẽ để bé luôn được thoáng mát.

1.1.1 Cách chăm sóc bé mùa nóng
  • Tránh ánh nắng cho da bé vì da bé ít có khả năng tự bảo vệ khỏi ánh nắng, và thời gian tắm nắng tốt nhất là từ 6h30 đến 7h30.
  • Nên thay quần áo cho bé nhiều lần và cho trẻ mặc quần áo ngắn, rộng rãi, thoáng mát, sáng màu và thấm mồ hôi tốt. Nên chọn vải chất liệu cotton, sợi bông là tốt nhất.
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi bú mẹ, vừa giúp con bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, vừa tăng khả năng miễn dịch cho bé. Khi nắng nóng cần tăng cường cho trẻ bú mẹ.
  • Sữa bột, sữa công thức thường dễ bị hư hỏng vào mùa hè do thời tiết nóng ẩm. Do vậy hãy bảo quản sữa theo đúng quy định.
  • Vào mùa hè, thân nhiệt của bé thường cao hơn nên mẹ cần kiểm tra, xác định nhiệt độ cơ thể trẻ nếu không nóng, không lạnh thì bé vẫn bình thường.
  • Giữ phòng ngủ mát mẻ suốt cả ngày, nhiệt độ tối thiểu là 25-26 độ, mẹ không để máy quạt hay máy lạnh quay hướng thẳng vào người bé.
chăm sóc bé mùa nóng
Vào những ngày nắng nóng mẹ cần chăm sóc bé cẩn thận hơn vì bé dễ bị vi khuẩn, virut gây bệnh tấn công. Ảnh Internet
1.1.2 Vệ sinh cơ thể bé mùa nóng
  • Môi trường nắng nóng, vi trùng vi khuẩn càng có điều kiện thuận lợi để phát triển. Cuống rốn là một vết thương hở, rất dễ bị vi khuẩn tấn công dẫn đến nhiễm trùng nếu không được chăm sóc cẩn thận.
  • Chăm sóc da cho bé luôn là điều cần thiết đặc biệt là vào mùa nắng nóng, hầu như mọi trẻ sẽ dễ đổ mồ hôi hơn, khiến con dễ bị cảm lạnh hoặc bị rôm sảy ngứa ngáy.
  • Mẹ có thể tắm cho con mỗi ngày, nhưng không nên cho bé tắm nước quá lạnh, nhiệt độ lý tưởng nhất là 38 độ C, bằng với nhiệt độ cơ thể bé.
  • Khi bé đổ mồ hôi, mẹ nên dùng khăn bông mềm nhúng vào nước ấm và lau mình cho bé.
  • Lau rửa kỹ bộ phận sinh dục, vùng mông, bẹn sau khi đi vệ sinh và thay tã thường xuyên cho trẻ.
  • Sau khi thay tã, nên rửa sạch hậu môn và bộ phận sinh dục cho bé, theo chiều từ trước ra sau, tránh để vi khuẩn từ hậu môn tấn công vùng kín của con.
  • Đối với bé gái : Lau bộ phận sinh dục từ trước ra sau. Trong 4 tuần đầu sau khi sinh, việc các bé gái có chất tiết trắng, màu sữa hay máu là điều bình thường mẹ đừng lo lắng nhé.
  • Đối với bé trai : Làm sạch dưới bìu. Không đẩy hoặc kéo bao quy đầu vào dương vật.
tắm cho bé
Tuy thời tiết nắng nóng nhưng mẹ cũng không nên tắm cho bé sơ sinh quá nhiều lần trong 1 ngày. Ảnh Internet

1.2 Chăm sóc bé sơ sinh mùa lạnh

Không giống như mùa hè ,  mùa lạnh về trẻ rất dễ bị cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng và mắc một số bệnh đường hô hấp như: viêm phổi, viêm phế quản. Chính vì vậy các mẹ cần chăm sóc bé chu đáo và giữ ấm trong những ngày tiết trời lạnh giá.

1.2.1 Giữ ấm cho bé sơ sinh
  • Mẹ cần chú ý để nhiệt độ phòng ở khoảng 28-30 độ C, đảm bảo cơ thể bé ở nhiệt độ khoảng từ 36,5 đến 37 độ C.
  • Khi đi ra ngoài mẹ cần mặc quần áo ấm cho trẻ, đội thêm mũ vải mềm và mang găng tay, tất chân đầy đủ.
  • Nên tranh thủ những ngày trời nắng nhẹ để đưa bé ra ngoài tắm nắng sẽ giúp bé có hệ xương khỏe mạnh và nâng cao hệ thống miễn dịch.
  • Cách tốt nhất là cho trẻ nằm gần mẹ, tránh để bé ngủ riêng, giúp con vừa nhận được hơi ấm từ mẹ, mẹ cũng có thể biết được là con ấm, lạnh, ướt… để kịp thời xử lý.
  • Ngay cả trong thời tiết lạnh nhất, mẹ cũng chỉ nên cho bé mặc tối đa 4 lớp áo vì mặc nhiều lớp áo trẻ sẽ rất khó cử động.
  • Nếu cảm thấy bé run rẩy, chân tay lạnh chuyển sang đỏ hoặc tím tái, mẹ cần ủ ấm cho bé ngay.
1.2.2 Vệ sinh cho bé
  • Vào mùa lạnh, trẻ thường đi tiểu nhiều hơn nên cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra và thay tã cho trẻ được sạch sẽ. Mẹ nên dùng nước ấm để lau rửa, sau đó lau khô vùng kín trước khi mặc tã mới để bé không bị nhiễm lạnh.
  • Mẹ có thể tắm cho bé mỗi tuần 2-3 lần, mẹ cần chuẩn bị sẵn quần áo ấm, khăn lau và chọn tắm cho bé nơi kín gió, ấm áp. Thời gian tắm lý tưởng nhất là từ 10h-10h30 hoặc từ sau 13h đến trước 16h.
  • Hằng ngày vẫn phải vệ sinh da, đặc biệt là các vùng nếp gấp như khuỷu tay chân, vùng cổ, nách. Mẹ có thể bôi kem dưỡng ẩm cho con ở những vùng này. Đó là kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh cực chuẩn mà mẹ không thể bỏ qua.
1.2.3 Dinh dưỡng cho bé
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh thì mẹ nên cho con ăn theo yêu cầu vì khi đói thân nhiệt của bé sẽ hạ. Khi bé khó bú hoặc chưa quen với ti mẹ, bạn nên đổ thìa cho con ăn.
  • Hãy cho con uống đủ nước để vào mùa lạnh con vẫn không bị khô da, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng thì chỉ nên uống sữa mẹ.
chăm sóc bé mùa lạnh
Vào mùa lạnh mẹ nên giữ ấm cho bé để bé không bị các bệnh cảm lạnh và tránh tình trạng khô da ở trẻ. Ảnh Internet

2. Chăm sóc bé sơ sinh trong trường hợp con bị bệnh

2.1 Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt

Sốt là tình trạng tăng nhiệt độ của cơ thể do đáp ứng đặc hiệu về mặt sinh học, qua trung gian và được kiểm soát bởi hệ thần kinh trung ương. Trẻ sơ sinh có thân nhiệt khoảng 37,5 – 38 độ C được xem là sốt nhẹ. Nhiệt độ khoảng từ 38,4 - 40 độ là sốt cao. Vì thế, việc chăm sóc tốt khi trẻ có triệu chứng của sốt rất quan trọng. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt hiệu quả như sau:

  • Mặc áo quần rộng rãi, có khả năng thấm hút cao giúp trẻ cảm thấy thoải mái, bớt quấy khóc hơn.
  • Sử dụng khăn bông nhúng nước ấm tiến hành nhẹ nhàng lăn lên vùng nách, bẹn và những chỗ nóng trên cơ thể của trẻ.
  • Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ, để lựa chọn được loại thuốc hạ sốt phù hợp cho trẻ.
  • Vì, thường những cơn sốt làm tiêu hao đi lượng nước trong cơ thể của trẻ nhiều nên mẹ cần tăng cữ bú cho con.
  • Tránh đắp chăn mền cho trẻ, hãy để trả nằm ở những nơi thoáng mát nhưng cũng tránh hướng gió trực tiếp.
  • Thường xuyên kiểm tra lại nhiệt độ của trẻ bằng nhiệt kế để theo dõi tình trạng của trẻ.
  • Mẹ cần lập tức đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời khi xuất hiện những tình trạng bất ổn của bé sơ sinh.
  • Tuyệt đối không dùng nước đá lạnh để làm mát khi trẻ đang nóng vì nhiệt độ sẽ bị chênh lệch quá mức gây ra tình trạng sốc nhiệt độ, bỏng lạnh, khiến bé bị suy hô hấp.
  • Mẹ không được dùng thuốc Aspirin để hạ sốt cho trẻ 5 tháng tuổi vì có khả năng gây tổn thương não bộ của bé.
bé sơ sinh bị sốt
Khi bé sơ sinh bị sốt mẹ cần giúp bé hạ sốt và có thể đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra. Ảnh Internet

2.2 Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho, sổ mũi

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi đúng cách sẽ góp phần giúp trẻ mau lành bệnh hơn. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho, sổ mũi là: Viêm hô hấp trên, dị ứng, cảm cúm, thời tiết,... Để chăm sóc trẻ sơ sinh đang bị ho và số mũi, bố mẹ cần:

banner ads
  • Bé sơ sinh bị ho sổ mũi kèm theo sốt thì ba mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra với trẻ.
  • Với những trẻ bị ho, sổ mũi bình thường. Mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà bằng những cách sau:
  • Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho bé thường xuyên để làm sạch khoang mũi của trẻ và cuốn trôi những chất nhầy đàm nhớt vướng ở cổ họng, giúp trẻ bớt ho và bớt sổ mũi.
  • Dùng dầu tràm pha với nước tắm và xoa dầu tràm vào gan bàn chân, ngực, và lưng trẻ để giúp giữ ấm cho trẻ.
  • Cho bú sữa mẹ đều đặn và nếu bé tới tuổi ăn dặm thì ba mẹ nên cho trẻ ăn những món ăn loãng, dễ ăn, dễ tiêu hoá và cho trẻ ăn thêm những loại trái cây chứa nhiều vitamin C.
  • Lúc ngủ cần kê gối cho trẻ cao hơn một chút, để tránh tình trạng nước mũi chảy xuống họng gây ho cho trẻ.
  • Mẹ không được để bé tiếp xúc với khói bụi mà đặc biệt là khói thuốc lá vì nó rất có hại cho hệ hô hấp của bé.
  • Mẹ nên hút mũi cho bé đúng cách từ 2- 3 lần mỗi ngày để trẻ hít thở được.
  • Không nên mở máy điều hòa ở nhiệt độ thấp hoặc mở máy quạt to hướng thẳng đến người bé khi con ngủ.
  • Không nên đưa trẻ sơ sinh còn quá nhỏ đến chỗ đông người để tránh việc bé bị lây nhiễm thêm các bệnh khác.
  • Nếu bé không bị ho hoặc sổ mũi quá nặng thì mẹ không nên cho bé dùng kháng sinh để chữa trị.
trẻ bị ho
Bé sơ sinh bị ho, sổ mũi thì mẹ nên hạn chế để bé tiếp xúc trực tiếp với những luồng gió như máy quạt, máy lạnh. Ảnh Internet

2.3 Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vàng da

Vàng da là căn bệnh thường xuyên gặp phải ở các bé sơ sinh, khoảng 25-30%. Mẹ phải có những kiến thức cơ bản về bệnh vàng da và có cách chăm sóc phù hợp để kịp thời xử lý những tình trạng xấu ảnh hưởng cho bé. Vàng da ở bé sơ sinh thường có 3 loại: Vàng da sinh lý, vàng da bệnh lý và vàng da nhân. Tùy vào mức độ vàng da mà bố mẹ có cách chăm sóc cho bé sơ sinh phù hợp như:

  • Đối với các trẻ mới chớm vàng da thì có thể tắm nắng ấm mỗi sáng, nhưng nếu trẻ đã vàng da nhiều thì phải sớm đưa trẻ đi khám ở bác sĩ chuyên khoa Nhi để được điều trị ngay.
  • Chú ý thật kỹ những biểu hiện hay thay đổi của con, để có thể xử lý kịp thời mọi tình huống có thể xảy ra liên quan đến tình trạng vàng da ở bé.
  • Mẹ cần cho bé bú thường xuyên (từ 8 đến 12 lần một ngày) để vấn đề vàng da của trẻ nhanh hết vì việc đào thải bilirubin được diễn ra nhanh chóng.
  • Điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng cho bé.
  • ùy theo từng nguyên nhân gây vàng da để có những chỉ định điều trị triệu chứng và điều trị đặc hiệu (bằng thuốc như kháng sinh trong vàng da nhiễm khuẩn hay phẫu thuật khi tắc mật bẩm sinh...) một cách thích hợp.
  • Chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả nhất, an toàn, đơn giản và kinh tế nhất.
bệnh vàng da
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến và mẹ cần theo dõi bé kỹ lưỡng để kịp thời phát hiện các biến chứng bệnh. Ảnh Internet

2.4 Cách chăm sóc trẻ sơ sinh phát ban

Phát ban là một bệnh dễ dàng phát sinh ở trẻ em, đặc biệt là với bé sơ sinh vì hệ miễn dịch và các kháng thể của bé chưa được phát triển hoàn thiện.. Bệnh gồm các triệu chứng là phát nóng sốt và nổi các chấm màu đỏ khắp người bé và thường bé nào cũng mắc bệnh  sốt phát ban 1 lần trong đời. Trẻ bị phát ban thì bố mẹ nên:

  • Nếu bé bị sốt quá cao mẹ cần hạ sốt cho bé bằng thuốc hạ sốt và lau người, chườm mát cho bé.
  • Mẹ nên cho bé uống nhiều sữa và nước (đối với bé trên 6 tháng) và có chế độc ngủ nghỉ hợp lý ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng.
  • Giữ vệ sinh da luôn sạch và khô thoáng.
  • Khi tắm mẹ cần nhúng ướt khăn và lau người bé mỗi ngày. Quần áo và chăn mền của bé cũng nên được giặt sạch và thay mới.
  • Đo nhiệt độ thật chính xác để nhanh chóng tìm cách xử lý bệnh sốt phát ban ở trẻ sơ sinh hiệu quả.
  • Mẹ nên đưa bé đến bác sĩ trong trường hợp bé bị sốt quá cao, bởi vì bệnh sốt phát ban có thể gây ra sốt hơn 39,5 độ C.
  • Nếu trẻ bị sốt cao kéo dài trong 1 tuần hoặc nổi ban đỏ kéo dài hơn 3 ngày thì mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.
bé phát ban
Bé sơ sinh phát ban nếu sốt quá cao hoặc sốt lâu ngày thì nên cho bé đi đến bác sĩ để kiểm tra. Ảnh Internet

2.5 Cho bé chích ngừa đầy đủ, đúng lịch

Để bé sơ sinh khỏe mạnh, tránh được những bệnh có thể xâm nhập cơ thể bé thì bạn nên tiêm phòng đầy đủ cho bé. Mẹ cần chăm sóc sức khỏe cho bé trước khi tiêm cũng như sau khi tiêm phòng để bé giảm đau, giảm sốt.

  • Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch để giúp bé thoát khỏi những căn bệnh nguy hiểm.
  • Đây là thời điểm nhạy cảm con bạn dễ mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc nhiễm các loại virut khác nên cần phải tiêm phòng.
  • Hãy lên lịch hẹn bác sĩ để tiêm đủ lượng vắc-xin cần thiết cho trẻ vào thời gian này nhé.
  • Sổ tiêm phòng sẽ giúp mẹ ghi nhớ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc bé.
  • Mẹ cần cho bé tiêm vắc-xin 5 trong 1 (hoặc 6 trong 1), vắc-xin phòng bệnh bại liệt và vắc-xin phòng bệnh viêm gan B.
  • Mẹ cho bé uống vắc xin Rota vào thời điểm này.
  • Mẹ cũng nên kiểm tra sức khỏe định kỳ cho bé cũng như theo dõi hoạt động tiêu hóa của trẻ như thế nào.
  • Sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh xong nên theo dõi phản ứng của trẻ ngay tại cơ sở y tế ít nhất 30 phút.
  • Nên theo dõi tại nhà thêm từ 2 đến 3 ngày sau khi tiêm phòng . Nếu trẻ có các dấu hiệu như khó thở, tím tái, sốt cao, co giật, quấy khóc nhiều, lờ đờ,...thì hãy mau đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
chích ngừa
Mẹ nên tiêm phòng cho bé sơ sinh đầy đủ và đúng thời gian theo quy định của bộ y tế. Ảnh Internet

3. Chăm sóc trẻ sơ sinh hàng ngày

3.1 Cách chăm sóc da cho bé sơ sinh

  • Quần áo của bé nên được giặt bằng xà phòng ít chất sút, ngâm qua nước xả vải cho mềm vì em bé hấp thụ hóa chất qua da nhiều hơn.
  • Sau khi bé đi vệ sinh, mẹ cần lau rửa da thật kỹ, nhẹ nhàng lau khô bằng khăn mềm và bôi thuốc mỡ trước khi mặc tã hay quần áo để chống hăm cho bé.
  • Với những tháng đầu tiên, mẹ không nên dùng kem giữ ẩm để chăm sóc da bé vì làn da của bé cực kỳ nhạy cảm. Cũng cần tránh phấn rôm vì nó gây hại cho phổi.
  • Mẹ không mặc quá nhiều quần áo cho bé hoặc ở trong phòng có nhiệt độ cao. Đồng thời mẹ luôn giữ làn da bé thật sạch và khô ráo.
  • Mẹ nên kiểm tra các khiếm khuyết trên da như các vết bớt, lớp lông tơ, da bong tróc và khô,... để mẹ có cách xóa chúng đi sớm cho trẻ.
  • Nên giữ không khí trong phòng đủ độ ẩm bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm.
  • Nên cho trẻ đeo bao tay, vớ chân vào những ngày lạnh để bảo vệ làn da trẻ sơ sinh.
  • Sau khi trẻ tắm xong mẹ có thể thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ cũng như massage da thường xuyên, để tăng cường độ ẩm cho da trẻ sơ sinh.
  • Khi tắm, mẹ sử dụng nước âm ấm không nóng quá để không làm mất độ ẩm tự nhiên trên da của trẻ.
  • Cho bé tắm nắng vào buổi sáng khoảng 30 phút. Thời gian tắm nắng tốt nhất là từ 6h30 đến 7h30.
chăm sóc da bé sơ sinh
Da bé sơ sinh rất mẫn cảm, vì vậy bố mẹ cần chăm sóc để da bé không bị tác động xấu của môi trường. Ảnh Internet

3.2 Chăm sóc giấc ngủ bé sơ sinh

  • Nhiệt độ trong phòng ngủ bé nên giữ không quá chênh lệch với thân nhiệt bé, thường trên 26 độ C, trung bình khoảng 27-29 độ C. Nên lựa chọn nơi yên tĩnh, thoáng mát.
  • Mẹ nên thường xuyên thay đổi vị trí ngủ cho bé, mẹ có thể để bé nằm bụng khi bé tỉnh giấc và khuyến khích bé nhìn lên trên, điều này có thể kích thích cho bé xoay đầu xung quanh khi nằm xuống.
  • Mẹ nên hạn chế cho bé nằm nôi di động và tránh để bé nằm lâu trên bất kì mặt phẳng nào.
  • Không nên bế bé khi ngủ vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, tim, phổi.
  • Thời gian ngủ trung bình của trẻ sơ sinh là 18 – 20 giờ mỗi ngày.
  • Bạn nên cho bé bú một hơi dài. Điều này làm bé không có thói quen đòi bú đêm của trẻ và khiến bé thức giấc nữa đêm.
  • Hãy kiểm tra và thay tã trước khi cho bé ngủ để bé ngủ ngon và lâu hơn.
  • Quấn khăn quanh người giúp bé sơ sinh ngủ ngon hơn vì bé sẽ ít cử động hơn.
giấc ngủ
Hãy cho bé sơ sinh ngủ đủ và ngon giấc để bé phát triển một cách toàn diện nhé các mẹ. Ảnh Internet

3.3 Chăm sóc vệ sinh bé sơ sinh

3.3.1 Vệ sinh rốn cho bé

Rốn là bộ phận rất quan trọng với trẻ sơ sinh. Mẹ cần chăm sóc bé sơ sinh cẩn thận và hạn chế những tác động xấu đến bộ bộ phận nhạy cảm này của trẻ.

  • Rửa tay bằng nước và xà phòng, sát trùng lại bằng cồn 90 độ.
  • Dùng bông gòn và nước sạch lau rốn, sau đó thấm khô cuống rốn và chân rốn.
  • Sát trùng vùng da quanh rốn bằng cồn 70 độ.
  • Có thể để hở hoặc băng lại bằng một lớp gạc mỏng, vô trùng.
  • Quấn tã dưới rốn, tránh để phân và nước tiểu bé làm ô nhiễm vùng rốn.
vệ sinh rốn
Rốn là một bộ phận quan trọng của bé sơ sinh nên mẹ cần chăm sóc rốn bé khoa học, tránh bị nhiễm trùng. Ảnh Internet
3.3.2 Tắm cho bé sơ sinh
  • Khi tắm, các mẹ tránh để nước ướt phần rốn. Trường hợp bé chưa rụng rốn, tốt nhất chỉ nên lau người bằng nước ấm nhẹ nhàng.
  • Dùng bông gòn lau mắt, mũi, tai, mặt,... nên sử dụng 1 miếng bông cho 1 lần lau cho bé.
  • Mẹ chỉ cần tắm bé 1-3 lần mỗi tuần. Đây cũng là điều các mẹ lưu ý nhé, vì nhiều mẹ cũng thường hay thắc mắc, có nên tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày hay không. Tắm cho bé sơ sinh  quá nhiều sẽ làm trôi lớp bảo vệ tự nhiên và độ ẩm trên da bé, làm giảm khả năng tự bảo vệ của làn da.
  • Gội đầu cho bé thật nhẹ nhàng, kèm theo massage cho bé thoải mái, rồi xả sạch bằng nước ấm.
  • Mẹ hãy đảm bảo bồn tắm của bé đặt ở vị trí an toàn, không quá gần cửa sổ hoặc nơi có nhiều đồ đạc dễ vỡ.
  • Chúng ta nên sử dụng vài giọt tinh dầu tràm để giúp cho da của trẻ sạch sẽ, thơm tho và không bị khô da, ngoài ra nó còn giúp cho hệ thống hô hấp của trẻ được sạch sẽ, kháng được virus cảm cúm, chống cảm lạnh,...
  • Không nên sử dụng xà phòng thường xuyên, vì da của trẻ sơ sinh rất dễ bị khô. Cũng như không nên sử dụng sữa tắm tạo bọt cho trẻ sơ sinh vì sản phẩm có thể gây kích ứng da.
  • Vì em bé sơ sinh còn nhỏ, khi tắm cho trẻ cần nhanh, tránh để bé ngâm mình trong nước quá lâu cũng không nên tắm quá nhiều lần. Sau khi tắm xong, cần nhanh chóng lau khô, vệ sinh rốn cho trẻ cẩn thận, đúng cách và quấn tã cho bé nhé.
  • Lau rửa kỹ bộ phận sinh dục, vùng mông, bẹn sau khi đi vệ sinh và thay tã thường xuyên cho trẻ.
  • Không đóng bỉm cho bé cả ngày mà thỉnh thoảng cần để bé “khỏa thân” khoảng 10-15 phút cho thoải mái.
tắm cho bé sơ sinh
Bố mẹ cần học và tìm hiểu để biết cách tắm cho bé sơ sinh đúng cách và bảo vệ bé. Ảnh Internet

3.4 Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ

Bé dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ chính là thức ăn tốt nhất, không nên cho bé sơ sinh uống nước, nước ép hay loại chất lỏng khác. 72 giờ đầu tiên, mẹ sẽ tiết ra lượng sữa non với rất nhiều dưỡng chất và đặc biệt để có thể tăng cường hệ miễn dịch của bé yêu trong suốt 6 tháng đâu tiên.

  • Trong mỗi cữ, mẹ không nên cho trẻ bú quá 2/3 thể tích của dạ dày, nếu không, bé sẽ bị ọc và trớ sữa.
  • Hãy cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc bú sữa bình trong những trường hợp cần thiết. Mẹ nên cho bé bú 90-120ml/lần, một ngày khoảng 5 lần.
  • Hãy bảo quản sữa bột, sữa công thức theo đúng quy định.
  • Trẻ sơ sinh cần được cho bú mỗi 2 – 4 tiếng và khoảng 8 – 12 lần trong ngày.
  • Nếu trẻ đã biết ăn thức ăn đặc, hãy đảm thực phẩm tươi ngon và được nấu chín kỹ.
bé bú sữa mẹ
Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu của bé. Ảnh Internet

Chăm sóc bé sơ sinh thực sự không đơn giản, bạn phải dành thời gian và chăm sóc bé rất tỉ mỉ, thì bé mới khỏe mạnh, tránh được bệnh tật và phát triển tốt mỗi ngày. Hãy tham khảo những thông tin mà Yeutre.vn đã chia sẻ ở trên, đặc biệt là những người mới lần đầu làm bố mẹ. Tích lũy nhiều kinh nghiệm để làm giàu cẩm nang chăm sóc bé yêu của mình, nhờ đó, thời gian sau sinh của bạn trở sẽ nên dễ dàng và tuyệt vời hơn.

Chi Lê tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI