Da trẻ sơ sinh bị khô và cách chăm sóc da cho bé

Da trẻ sơ sinh thường rất mỏng manh, nhạy cảm. Do đó, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về thời tiết hay cách chăm sóc của mẹ chưa đúng cũng khiến da trẻ bị khô. Vậy mẹ đã biết cách chăm sóc da cho trẻ khi da bị khô chưa? Hãy để Yeutre.vn mách cho mẹ nhé!

banner ads

Da trẻ sơ sinh bị khô là một bệnh về da rất thường gặp. Tuy nhiên, nếu mẹ biết chăm sóc cho da trẻ đúng cách thì sẽ “đẩy lùi” được tình trạng khô da và những vấn đề về da khác ở trẻ sơ sinh.

bé trai
Da trẻ sơ sinh thường rất mỏng manh, nhạy cảm - Ảnh Internet

1. Tại sao da trẻ sơ sinh bị khô?

Da của thai nhi khi nằm trong bụng mẹ có một lớp bao phủ màu vàng, hơi trơn, đặc giống phô mai gọi là chất gây (vernix caseosa). Khi trẻ ra đời, lớp bảo vệ này sẽ dần được gột rửa sạch và bong ra, khi đó, lớp da trẻ sơ sinh không còn màng bảo vệ thường dễ bị khô, bong tróc khi tiếp xúc với không khí, nước, nhiệt độ, quần áo và khăn bông.

Thời tiết thay đổi và cách chăm sóc da không đúng chính là 2 nguyên nhân khiến da trẻ sơ sinh bị khô. Vào mùa đông, không khí thường lạnh, khô, hanh làm mất đi một số thành phần dinh dưỡng trên da của trẻ làm da trẻ bị khô. Vào mùa hè ánh nắng mặt trời, máy điều hòa… tác động trực tiếp làm da trẻ sơ sinh bị khô.

da bàn chân trẻ sơ sinh bị khô
Thời tiết thay đổi làm da trẻ sơ sinh bị khô - Ảnh Internet

2. Cách chăm sóc da trẻ sơ sinh bị khô

Thông thường, tình trạng da trẻ sơ sinh bị khô sẽ tự hết mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, mẹ có thể hỗ trợ quá trình đó diễn ra nhanh chóng hơn bằng một số cách sau:

2.1 Tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Việc mẹ tắm cho trẻ sơ sinh đều đặn hằng ngày cũng có thể là nguyên nhân khiến da trẻ sơ sinh bị khô bởi khi tắm sẽ làm mất đi chất dầu tự nhiên trên da của trẻ. Do đó, mẹ chỉ nên tắm cho trẻ 2 - 3 lần/tuần. Còn các ngày còn lại, mặc dù mẹ không tắm cho trẻ nhưng vẫn lau người và giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ đặc biệt là vùng kín và những nếp gấp cánh tay, chân.

banner ads

Mỗi lần tắm cho trẻ, thay vì tắm khoảng 30 phút/lần, mẹ có thể giảm bớt thời gian tắm xuống còn 10 - 15 phút lần. Khi tắm, mẹ sử dụng nước âm ấm không nóng quá để không làm mất độ ẩm tự nhiên trên da của trẻ. Nên sử dụng sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh để tắm cho trẻ.

tắm cho trẻ sơ sinh
Không nên tắm cho trẻ quá nhiều lần - Ảnh Internet

2.2 Chăm sóc da trẻ sơ sinh đúng cách

Sau khi trẻ tắm xong mẹ có thể thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ cũng như massage da thường xuyên,  để tăng cường độ ẩm cho da trẻ sơ sinh.

Nên đảm bảo trẻ được cung cấp đủ chất lỏng bằng cách cho trẻ bú mẹ thường xuyên, để giúp cơ thể trẻ được cung cấp đủ chất lỏng cần thiết, từ đó da trẻ sơ sinh cũng sẽ được nuôi dưỡng tốt hơn.

2.3 Bảo vệ da trẻ sơ sinh đúng cách

  • Không nên dùng quạt sưởi để tắm cho trẻ, vì nhiệt độ quá cao sẽ khiến da trẻ bị khô hơn.
  • Nên giữ không khí trong phòng đủ độ ẩm bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm. Nếu sử đụng điều hòa, nên để cửa sổ hơi hé để đảm bảo không khí trong phòng có đủ độ ẩm.
  • Nên cho trẻ đeo bao tay, vớ chân vào những ngày lạnh để bảo vệ làn da trẻ sơ sinh.
  • Nên chọn loại xà phòng giặt và nước xả riêng cho em trẻ để không chưa các chất gây kích ứng cho da trẻ sơ sinh.
tất chân em bé
Cho trẻ sơ sinh mang vớ vào những ngày lạnh để bảo vệ da cho trẻ - Ảnh Internet

3. Khi nào trẻ sơ sinh bị khô da phải đến gặp bác sĩ?

Da trẻ sơ sinh bị khô bình thường sẽ không có vấn đề gì, mẹ chỉ cần có cách chăm sóc da đúng sau một thời gian tình trạng khô da sẽ tự hết. Tuy nhiên, nếu khô da xuất hiện kèm với những dấu hiệu dưới đây thì mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để kịp thời chuẩn đoán và chữa trị:

  • Da trẻ sơ sinh bị khô kèm theo ngứa và xuất hiện những mảng đỏ. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng chàm bội nhiễm ở da trẻ sơ sinh.
  • Da trẻ sơ sinh bị khô kèm với những lớp vảy cá xếp thành từng lớp trên da. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh vảy cá, một căn bệnh về da nghiêm trọng.
xoa bụng cho bé
Khi da trẻ sơ sinh bị khổ đi kèm với các triệu chứng khác thì mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để điều trị - Ảnh Internet

Ngoài ra, khi da trẻ sơ sinh xuất hiện các triệu chứng có mủ vàng, sưng phù hoặc nứt nẻ quá mức,  mẹ cũng nên nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ. Hy vọng với những chia sẻ qua bài viết trên sẽ giúp mẹ có thêm thông tin cũng như kiến thức bổ ích, trong việc bảo vệ làn da cho bé yêu nhà mình. Chúc bé cùng các mẹ luôn vui khỏe nhé.

Ngọc Hoài tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI