Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần lưu ý

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh rất quan trọng, vì tiêm phòng sẽ giúp củng cố hệ thống miễn dịch còn non yếu của trẻ. Nhờ tiêm phòng, trẻ được bảo vệ tốt hơn trước các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Do đó ba mẹ hãy nắm rõ lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh cũng như những lưu ý cần thiết khi đi tiêm phòng, nhằm bảo đảm việc tiêm phòng diễn ra thuận lợi nhé.

banner ads

Việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh cần được thực hiện đúng theo lịch tiêm phòng cho trẻ để đảm bảo an toàn cho bé. Ngoài ra việc chăm sóc bé sau khi tiêm phòng sao để giảm đau cho con, giảm sốt nếu con bị sốt, dinh dưỡng ra sao để con mau hồi phục,...cũng là điều bố mẹ rất cần phải lưu ý. 

tiêm phòng cho trẻ sơ sinh
Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh bảo vệ trẻ khỏi bệnh truyền nhiễm - Ảnh Internet

1. Cách giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng

Khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, các bé thường khóc ré lên vì đau khiến ba mẹ rất xót xa và lo lắng. Để giúp giảm đau cho trẻ sơ sinh, ba mẹ có thể áp dụng một số cách sau:

  • Đánh lạc hướng trẻ: Chuyển sự chú ý của trẻ sang những thứ khác như đồ chơi ưa thích của trẻ, ca hát, nói chuyện, hỏi han trẻ,...
  • Ôm ấp trẻ: Ba mẹ hãy ôm ấp vỗ về an ủi trẻ giúp trẻ lấy lại bình tĩnh và quên đi cơn đau.
  • Nước đường: Cho trẻ uống một ít nước đường trước và sau khi tiêm. Vị ngọt giúp trẻ dễ chịu hơn.
  • Cho bé bú: Việc cho bé bú ngay sau khi tiêm là sự gắn kết tình cảm mẹ con. Giúp bé cảm thấy an tâm hơn và sẽ không thấy đau nữa.
  • Dùng thuốc tê: Nếu bé quá đau đớn mỗi lần tiêm phòng thì ba mẹ có thể trao đổi với bác sĩ để sử dụng thuốc tê bôi lên da trẻ trước khi tiêm để trẻ không còn thấy đau nữa.
tiêm phòng cho trẻ sơ sinh
Nên tiêm phòng cho trẻ sơ sinh đúng theo lịch tiêm phòng - Ảnh Internet

2. Theo dõi sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Thỉnh thoảng, chúng ta có đọc thấy tin tức hoặc nghe trên tivi nói về việc có bé bị sốc phản vệ tử vong sau khi tiêm phòng,...thông tin này thường khiến các ông bố bà mẹ rất lo sợ, thậm chí có phụ huynh còn e ngại việc đi chích ngừa cho con. Tuy nhiên, tỷ lệ dị ứng với vắc xin gây ra sốc phản vệ, phản ứng nặng rất hiếm khi xảy ra. Sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh , nếu ba mẹ tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ và theo dõi các phản ứng của trẻ kỹ lưỡng, xử lý kịp thời, chắc chắn sẽ không nguy hiểm cho trẻ.

Những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh để bố mẹ an tâm hơn:

  • Trao đổi kỹ với bác sĩ về tình trạng sức khoẻ, tiểu sử bệnh tật, các loại thuốc, thức ăn từng bị dị ứng,... của trẻ để từ đó bác sĩ có thể xác định bé có đủ tiêu chuẩn để tiêm ngừa lần này không.
  • Mang theo đầy đủ giấy tờ, sổ tiêm chủng, hồ só bệnh án,...
  • Sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh xong nên theo dõi phản ứng của trẻ ngay tại cơ sở y tế ít nhất 30 phút. Nếu trẻ không có biểu hiện nào bất thường thì ba mẹ có thể ra về.
tiêm phòng cho trẻ sơ sinh
Hãy vỗ về âu yếm dỗ dành bé sau khi tiêm phòng - Ảnh Internet
  • Nên theo dõi tại nhà thêm từ 2 đến 3 ngày sau khi tiêm phòng. Nếu trẻ có các dấu hiệu như khó thở, tím tái, sốt cao, co giật, quấy khóc nhiều, lờ đờ,...thì hãy mau đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
  • Khi trẻ sốt từ 39 độ hãy dùng thuốc hạ sốt cho trẻ  theo chỉ định của bác sĩ. Nếu chỉ bị sốt nhẹ chỉ nên lau mát cho trẻ.
  • Vết tiêm bị sưng đau thì ba mẹ hãy chườm mát cho trẻ giúp trẻ dễ chịu hơn nhé. Không nên dùng khoai tây đắp lên sẽ làm giảm tác dụng của vắc xin.

Trên đây là những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh được Yeutre.vn tổng hợp, để ba mẹ tìm hiểu và nắm rõ, từ đó ba mẹ có thể chăm sóc bé yêu sau khi tiêm phòng được tốt hơn. Ba mẹ hãy yên tâm cho bé tiêm phòng được đầy đủ nhé. 

Thanh Ngân tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI