Cách chăm sóc trẻ sơ sinh và những kinh nghiệm hay dành cho mẹ

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh là công việc vô cùng quan trọng, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và sự kiên nhẫn của mẹ. Việc này không hề đơn giản với những mẹ lần đầu tiên có em bé. Chính vì thế, tham khảo những kinh nghiệm hay được chia sẻ sau đây, sẽ giúp mẹ chăm con nhàn hơn và bé luôn được khỏe mạnh.

banner ads

1. Chuẩn bị những đồ dùng cần thiết  - một trong các bước cơ bản cần thiết trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc tốt cho trẻ sơ sinh là các mẹ cần lưu ý chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết trước đó. Nên nhớ rằng, cơ thể bé trong giai đoạn này khá nhẹ cảm và yếu ớt, mọi vật dụng khi chọn mua cần cân nhắc về mức độ an toàn và chất lượng khi sử dụng. Khi chăm con thơ sẽ bận rộn suốt ngày, mẹ cũng không có nhiều thời gian để chọn mua đồ dùng. Vì thế, ngay từ khi còn mang bầu, hãy tranh thủ lên danh sách những vật dụng cần thiết, phân loại và đóng nhãn sẵn sàng chỉ chờ ngày dùng đến. Và dưới đây là danh sách những vật dụng cần dùng cho con ở những tháng đầu tiên, mà mẹ nên chuẩn bị.

Lên danh sách những đồ dùng cần thiết cho con
Mẹ nên lên danh sách những đồ dùng cần thiết và chuẩn bị trước. Ảnh Internet
  • Một số đồ dùng hỗ trợ cần thiết như sản phẩm hỗ trợ bú sữa, bình sữa, bộ cọ rửa cơ bản, sữa công thức để phòng khi mẹ không có đủ sữa cho trẻ bú.
  • Bỉm, tã, quần em bé. Mẹ cần cân nhắc chọn loại phù hợp cho con và vừa túi tiền.
  • Quần áo gồm áo ngắn tay, áo dài tay, áo ghi lê, áo ấm, đồ liền,...mỗi loại vài bộ/ cái đủ dùng. Găng tay, mũ loại mỏng và mũ giữ ấm, vớ loại mỏng cùng vớ dày để giữ ấm.
  • Các vật dụng phục vụ cho việc tắm như chậu tắm, khăn sữa, khăn tắm, khăn lau mềm mịn, dầu gội, sữa tắm, dầu bôi ấm dành cho trẻ sơ sinh, phấn rôm, thuốc chống hăm, bông lau tai.
  • Đồ dùng khác như khăn giấy/ khăn vải khô dùng hàng ngày, chăn đệm gối bằng bông sợi hoặc vải mềm, khăn dày để trùm tránh gió cho con khi đi ra ngoài. 
  • Những đồ chơi phát ra tiếng động thu hút, kích thích trẻ.
Chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho bé
Mẹ chuẩn bị vừa đủ đồ dùng cơ bản cho bé. Ảnh Internet

2. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh như thế nào cho đúng?

2.1 Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh

Những bé vừa mới lọt lòng mẹ có làn da vô cùng mỏng và mẫn cảm, bố mẹ cần lưu ý chăm sóc chu đáo tùy vào từng thời điểm. Da trẻ sơ sinh thường thay đổi màu liên tục trong những ngày đầu, sẽ dần ổn định màu sau đó, nên mẹ không cần lo lắng về việc này. Chỉ cần quan sát kỹ và nhẹ nhàng chăm sóc làm da của con. 

Khi trẻ vừa sinh ra, toàn thể cơ thể được bao bọc bởi lớp chất nhờn. Chính lớp chất này sẽ giúp cơ thể thích nghi với nhiệt độ bên ngoài đồng thời bảo vệ da bé khỏi bị vi khuẩn xâm hại. Tuy nhiên, qua ngày thứ hai (24 – 48 tiếng), bố mẹ cần tắm gội sạch lớp chất nhờn bởi chúng sẽ là điều kiện để vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào da trẻ.

Chăm sóc da bé cẩn thận
Chăm sóc da bé cẩn thận. Ảnh Internet

Bên cạnh việc tắm cho bé sơ sinh , mẹ nên kiểm tra các dấu vết trên da như nốt ruồi hay vết bớt được hình thành sau sinh, để nếu phát hiện bất thường thì kịp thời tìm cách xử lý.

banner ads

2.2 Chăm sóc giấc ngủ cho bé

Giấc ngủ của con cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này, nên bố mẹ cần để tâm khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Với mỗi đứa trẻ sẽ có những thời điểm chợp mắt khác nhau. Thời gian ngủ trung bình của bé khoảng 18 – 20 tiếng mỗi ngày là đủ giấc. Ngoài ra, mẹ cần để ý đến tư thế ngủ của bé, đặt bé ngủ theo tư thế nằm ngửa để giữ an toàn cho con. 

Khi con lớn hơn, nhiều bố mẹ sử dụng các đồ chơi cho bé phát ra tiếng động mạnh và êm dần như lúc lắc,  nhằm giúp bé dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, hãy thận trọng vì hành động này sẽ tác động tiêu cực đến não bộ còn chưa hoạt động của trẻ. Tốt nhất, mẹ nên đặt bé nằm cạnh mình để tiện hơn trong việc theo dõi, cho bé bú vỗ về ôm ấp để con an tâm ngủ ngon và ngủ ngoan hơn. 

Chú trọng giấc ngủ của con
Chú trọng giấc ngủ của con. Ảnh Internet

Theo quan niệm của người Việt, cả mẹ và trẻ sẽ phải ở trong phòng kín gió trong vòng 3 tháng đầu. Thời gian này, mẹ lưu ý giữ nhiệt độ trong phòng khoảng 26-27 độ C, không nên để nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, vì nhiệt độ nóng sẽ dẫn tới cơ nhiệt tăng lên, bất ổn gây nguy hiểm cho bé. còn nhiệt độ quá thấp dễ khiến con bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp.

2.4 Vệ sinh cho trẻ đúng cách

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh không thể hoàn thiện nếu thiếu việc vệ sinh tắm rửa đúng cách cho bé. Việc tắm rửa ngoài tác dụng làm sạch, còn mang lại cho bé cảm giác dễ chịu, thoải mái và dễ ngủ hơn.

Với những trẻ rụng rốn muộn , mẹ cần cẩn thận không để nước chạm vào gây ra viêm nhiễm. Tốt nhất, nên sử dụng khăn bông mềm, thấm nước và lau sạch cơ thể. Với trẻ đã rụng rốn có thể tắm bằng chậu, nhưng mẹ cũng lưu ý - không nhất thiết phải gội đầu mỗi ngày nếu thời tiết dễ chịu mẹ nhé.

Vệ sinh cho bé đúng cách.
Vệ sinh cho bé đúng cách. Ảnh Internet

Khi vệ sinh và thực hiện cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh cũng cần để tâm đến các bộ phận như mũi, tai. Không nên tác động vào bên trong các bộ phận này, chỉ cần thấm bông gòn và lau sạch bên ngoài, làm sạch các lớp bụi bẩn bám vào tai và mũi bé là được. Bên cạnh đó, cũng chú ý kỹ lưỡng lau sạch, đúng cách bộ phận sinh dục, hậu môn, bẹn của bé, để con được sạch và không bị hăm. 

Trên đây là những điểm rất cơ bản, dễ dàng thực hiện trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh dành cho mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm chăm con thơ. Hẳn những ghi chú này sẽ giúp mẹ trút bỏ những lo lắng và sự bỡ ngỡ từ những ngày đầu tiên làm mẹ. Chúc cho các bé của chúng ta luôn luôn khỏe mạnh, mau ăn chóng lớn và việc chăm bé sơ sinh của mẹ thật nhẹ nhàng nhé. 

Tuyết Nguyễn tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI