Cẩm nang mẹ bầu với kiến thức cơ bản bao quát nhất để chị em bỏ túi

Cẩm nang mẹ bầu là tất cả những thông tin cần thiết cho các mẹ khi đang mang thai và chuẩn bị sinh con. Yeutre.vn đã tổng hợp bao quát nhất các thông tin cơ bản cùng những điều hữu ích. Điều này nhằm giúp cho mẹ bầu có cái nhìn tổng quan, liên quan đến việc mang thai và sinh con, sao cho cả quá trình diễn ra được thuận lợi. Mẹ bầu hãy cùng theo dõi nhé.

banner ads
mẹ bầu
Có rất nhiều thông tin hữu ích mà mẹ bầu cần biết trong quá trình mang thai và sinh con. Ảnh Internet

1. Cẩm nang mẹ bầu về chăm sóc sức khỏe

1.1 Khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ giúp bạn và bác sĩ nắm rõ tình hình phát triển của thai nhi giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong, nguy cơ dị tật hay các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra của thai nhi xuống gấp 5 lần, so với những mẹ bầu không khám thai.

Các mốc khám thai quan trong mẹ bầu cần nhớ :

1.1.1 Tuần thứ 5 - 8 của thai kỳ
  • Kiểm tra cân nặng, chiều cao để tính chỉ số BMI của cơ thể của mẹ để kiểm soát cân nặng khi mang thai nhằm hạn chế các biến chứng thai kỳ có thể xảy ra.
  • Đo huyết áp tránh nguy cơ bị tiền sản giật.
  • Thử nước tiểu kiểm tra nồng độ hormone thai kỳ (hCG) để biết chắc bạn đang mang thai, phôi thai đang phát triển bình thường.
  • Tiến hành các xét nghiệm máu để kiểm tra: Kháng thể bệnh sởi, kháng thể bệnh thủy đậu, viêm gan B, bệnh giang mai, HIV/AIDS, nồng độ hemoglobin, yếu tố Rh, nhóm máu,...
1.1.2 Khám thai vào tuần 11 – 13
  • Làm xét nghiệm Thalassemia để biết liệu thai nhi có nguy cơ bị bệnh thiếu máu di truyền, hồng cầu bị vỡ sớm dẫn đến thiếu oxy hay không.
  • Đo độ mờ gáy và xét nghiệm doulbe test để dự đoán một số dị tật bẩm sinh liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Trisomy 13 và Trisomy 18, dị dạng tim, thoát vị cơ hoành… nhằm có biện pháp can thiệp kịp thời.
1.1.3 Khám thai ở tuần 21 - 24
  • Kiểm tra nhịp đập tim của thai và đo tử cung tính tuổi thai.
  • Kiểm tra lượng đường, nồng độ protein để tầm soát dấu hiệu của đái tháo đường thai kỳ và nguy cơ tiền sản giật.
  • Làm xét nghiệm chọc ối vào khoảng giữa tuần thứ 15 đến 18 của thai kỳ nếu thai nhi của bạn có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh.
  • Xét nghiệm Triple test giúp chẩn đoán các vấn đề sức khỏe của thai nhi như các rối loạn về gen, dị tật ống thần kinh.
  • Siêu âm thai rất quan trọng, trong đó siêu âm 4D giúp bác sĩ phát hiện các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, dị dạng ở cơ quan, đặc biệt là các bất thường về tim và hệ xương, từ đó có can thiệp kịp thời.
1.1.4 Giai đoạn 30 - 32 tuần
  • Siêu âm để biết được ngôi thai của mẹ bầu như thế nào.
  • Kiểm tra cổ tử cung để xem bạn có dấu hiệu sắp sinh hay chưa, tránh gây suy thai và ngạt sau đẻ.
  • Xét nghiệm Non-stress (NST) nhằm kiểm tra sức khỏe của bé, tìm hiểu xem thai nhi có nhận đủ oxy hay không.
kham thai dinh ky
Khám thai định kỳ là điều cần thiết mà mẹ bầu nào cũng cần phải nhớ. Ảnh Internet

1.2 Tiêm phòng cho mẹ bầu

1.2.1 Mũi vắc xin 3 trong 1 (Sởi – Quai bị – Rubella)

Thời gian tiêm vắc xin muộn nhất là 3 tháng trước khi mang bầu. Vì khi mang thai, nếu tiêm loại vắc xin này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh như chậm phát triển thần kinh, bị dị tật ở mắt, tai…

  • Rubella : Bệnh rubella gây ra đến 90% dị tật thai nhi hoặc sẩy thai nếu mắc phải trong vòng 3 tháng đầu.
  • Sởi : Khi mắc sởi lúc đang mang thai sẽ gây ra nguy cơ thai nhi bị dị dạng cao hay những biến chứng thai kỳ khác.
  • Quai bị : Quai bị sẽ gây dị tật bẩm sinh, sinh non đặc biệt trong tháng thứ nhất đến tháng thứ ba của thai kỳ.
1.2.2 Vắc xin ngừa thủy đậu

Thời gian chích ngừa là trước 2 tháng khi chuẩn bị mang thai . Những tháng đầu nếu bị mắc thủy đậu do virus varicella, có thể khiến nguy cơ sinh con bị khuyết tật tăng cao.

1.2.3 Vắc xin cúm

Bạn có thể chích ngừa cúm trước khi mang thai hoặc ngay khi mang thai đều được vì vắc xin ngừa cúm rất an toàn đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Nếu các cơn cảm cúm kéo dài trong giai đoạn thai kỳ thì nó có thể gây dị tật cho thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch,... nhất là khi mắc vào 3 tháng đầu thai kỳ.

1.2.4 Viêm gan B

Vắc xin này gồm 3 mũi, tiêm trong vòng 4 tháng, có thể tiếp tục chích ngừa vắc xin khi đang mang thai. Virus viêm gan B sẽ rất dễ lây từ mẹ sang con, loại virut này có thể lây truyền qua máu và dịch cơ thể nên nguy cơ di truyền và lây truyền là rất cao.

1.2.5 Vắc xin ngừa uốn ván

Các chị em cần chích ngừa trước khi mang thai hoặc vào tuần 27-30 của thai kỳ. Ở tuần 22, mẹ bầu nên tiêm mũi uốn ván đầu tiên, 2 mũi tiêm nhắc tiếp theo sẽ được thực hiện cách 1 tháng.

lịch chích ngừa
Lịch tiêm phòng mẹ bầu cần lưu ý để chích ngừa bảo vệ mẹ và thai nhi khỏe mạnh. Ảnh Internet

2. Cẩm nang mẹ bầu về chế độ ăn uống cho mẹ bầu

Để mẹ khỏe và thai nhi cùng khỏe thì mẹ nên có một chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

2.1 Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ nhất

  • Chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, kết hợp ăn tinh bột cùng nguồn protein như bánh mì (loại làm từ bột mì thô), ngô, yến mạch, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt…
  • Uống thêm sữa ít béo và bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa vào buổi sáng và buổi tối.
  • Chia nhỏ bữa ăn để mẹ bầu dễ hấp thu.
  • Bổ sung axit folic làm giảm thiểu nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở trẻ, ngăn ngừa nguy cơ sinh non, sảy thai hoặc các biến chứng của thai kì,... Axit folic có trong các loại rau có màu xanh đậm, trái cây họ cam, các loại đậu, ngũ cốc,...

2.2 Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 2

  • Cần đa dạng chế độ ăn uống và dinh dưỡng và nằm trong 4 nhóm thực phẩm dinh dưỡng cần thiết như Các loại ngũ cốc, bánh mì, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu,...
  • Bổ sung axit folic vì chất này vẫn luôn đóng vai trò quan trọng cho mẹ bầu và thai nhi.
  • Uống 2 ly sữa ít béo mỗi ngày để bổ sung canxi cho mẹ và bé khỏe mạnh.

2.3 Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 3

  • Nên ăn nhiều rau và trái cây trong bữa ăn.
  • Chọn món giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như các loại hạt, trái cây sấy khô.
  • Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày, sữa ít béo giàu canxi tăng lên 3-4 ly/ngày.
  • Bổ sung vitamin, khoáng chất.
chế độ ăn uống 3 tháng đầu
Dinh dưỡng 3 tháng đầu cho mẹ và thai nhi, hạn chế tình trạng ốm nghén ở bầu. Ảnh Internet

2.4 Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 4

  • Bổ sung thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt gà, các loại đậu, rau xanh đậm,...
  • Bổ sung thêm vitamin C và các vitamin cần thiết khác.

2.5 Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 5

  • Uống nước thường xuyên, 8 ly mỗi ngày cộng thêm các loại nước lành mạnh khác.
  • Bổ sung thêm canxi trong giai đoạn này.

2.6 Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 6

  • Chế độ ăn uống với thực phẩm lành mạnh như ngũ cốc, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu, hoặc có thể bổ sung thêm chất béo lành mạnh.
  • Chọn thực phẩm chứa carbohydrate, giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ giúp ngăn ngừa chứng táo bón khi mang thai.
  • Uống vitamin tổng hợp.
dinh dưỡng 3 tháng giữa
Cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cần thiết 3 tháng giữa giúp mẹ khỏe và thai nhi phát triển. Ảnh Internet

2.7 Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 7

  • Bạn cần ăn nhiều thịt gà, thịt đỏ, các loại đậu, rau xanh, và đừng quên bổ sung vitamin C cho dễ hấp thụ.
  • Uống nhiều nước.

2.8 Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 8

Bổ sung omega-3 trong 3 tháng cuối thai kỳ là điều cần thiết đó các mẹ. Bạn có thể bổ sung thực phẩm giàu chất béo lành mạnh từ các loại hạt, quả óc chó, cá hồi,…

2.9 Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 9

  • Chế độ ăn uống đa dạng và dinh dưỡng để chuẩn bị cho quá trình sinh con.
  • Bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu canxi.
  • Nạp thêm chất béo lành mạnh, thêm rau, trái cây, omega-3 và vitamin cần thiết,...
3 tháng cuối thai kỳ
Dinh dưỡng 3 tháng cuối cực kỳ quan trọng giúp mẹ và bé vượt cạn thành công. Ảnh internet

3. Cẩm nang mẹ bầu về chế độ sinh hoạt

3.1 Duy trì cân nặng cân đối

Tăng cân quá nhanh hoặc không tăng cân đều là nguy cơ cảnh báo cần có sự can thiệp kịp thời.

Trung bình, mẹ nên tăng từ 10-12kg và chia đều:

  • 1kg trong 3 tháng đầu.
  • 3-5kg trong 3 tháng giữa.
  • 6kg trong 3 tháng cuối.

3.2 Tập luyện thể dục, thể thao

  • Mỗi ngày tập thể dục, thể thao tốt về thể chất mà còn giúp nâng cao tinh thần, giải tỏa stress.
  • Bạn có thể đi bộ, tập yoga,...
  • Bắt đầu từ việc vân động 10 phút/ngày, sau đó tăng dần lên.
  • Tập thể dục suốt thời gian mang thai giúp em bé khỏe hơn, mẹ ngủ ngon giấc hơn, cơ thể mẹ được co giãn, dễ đẻ hơn,...

3.3 Nghỉ ngơi hợp lý

  • Mẹ phải đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng, có thời gian nghỉ giữa giờ làm và tinh thần thật thoải mái.
  • Khi nghỉ ngơi hợp lý, bạn sẽ có sức khỏe tốt, tinh thần thư giản và giúp bé phát triển tốt.
  • Hạn chế tình trạng mất ngủ kéo dài, vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

3.4 Chú ý vệ sinh

  • Tắm, rửa, vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
  • Chú ý chăm sóc vùng nách, vùng kín, ngực và rốn.
  • Chăm sóc răng miệng sạch sẽ để không bị các bệnh răng miệng trong giai đoạn thai kì.
lối sinh hoạt
Mẹ bầu nên quan tâm đến sức khỏe mình nhiều hơn, mọi hoạt động đều phải nhẹ nhàng, cẩn thận. Ảnh Internet

4. Cẩm nang mẹ bầu - 2 giai đoạn quan trọng

Trong giai đoạn thai kỳ thì mẹ bầu cần lưu ý 2 thời điểm quan trọng nhất của cả mẹ và bé là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối.

4.1 Cẩm nang mẹ bầu 3 tháng đầu

Khi mang thai 3 tháng đầu mẹ cần lưu ý những điều sau:

4.1.1 Thử thai

Bạn nên kiểm tra chắc chắn rằng mình có thai hay không để chuẩn bị thật tốt nếu bé yêu của bạn đã xuất hiện.

4.1.2 Kiểm tra bảo hiểm y tế

Kiểm tra bảo hiểm bạn đang có hiện tại để biết về những chi phí khi bạn sinh con và bệnh viện nào thích hợp nhất đối với thẻ bảo hiểm y tế của bạn.

4.1.3 Ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý
  • 3 tháng đầu nhiều mẹ xảy ra tình trạng ốm nghén, hãy cố gắng đảm bảo ăn uống đầy đủ trong khả năng của mình nhé.
  • Bạn cần uống từ 1.4 – 1.9 lít chất lỏng mỗi ngày, cộng thêm với 0.2 lít nước mỗi giờ khi phải vận động nhẹ.
  • Đi ngủ sớm để giữ gìn sức khỏe.
  • Uống bổ sung các loại vitamin, dưỡng chất cần thiết đặc biệt là Acid Folic.
4.1.4 Đảm bảo bạn đang sử dụng thuốc an toàn cho thai nhi

Kiểm tra xem những loại thuốc bạn đang sử dụng có an toàn cho bạn và thai nhi. Nếu ảnh hưởng đến thai nhi bạn nên ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

4.1.5 Chú ý những dấu hiệu nguy hiểm

Bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra nếu xuất hiện những dấu hiệu như đau bụng, ra máu bất thường hay tình trạng mệt mỏi quá độ trong 3 tháng đầu của thai kỳ .

4.1.6 Những điều mẹ bầu nên lưu ý trong giai đoạn này
  • Tránh xa khói thuốc lá, bia rượu, cafein,...
  • Bạn cần thận trọng trong tất cả những công việc hàng ngày, vì giai đoạn này dễ bị sảy thai.
  • Bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi quyết định chọn hình thức kiểm tra cho mình, không phải xét nghiệm nào cũng cần thiết và tránh những rủi ro về nhiễm sắc thể và dị tật bẩm sinh.
  • Tránh bưng bê nặng, không nên tắm hơi, tập những tư thế yoga khó hay những trò chơi mạnh làm ảnh hưởng cho thai nhi.
giia đoạn quan trọng
3 tháng đầu mẹ cần cẩn thận trong mọi việc vì đây là giai đoạn dễ bị sảy thai nhất. Ảnh Internet

4.2 Cẩm nang mẹ bầu 3 tháng cuối

4.2.1 Những xét nghiệm quan trọng

Siêu âm để biết thai nhi vẫn khỏe mạnh và không có các vấn đề về sức khỏe ở 3 tháng cuối thai kỳ .

Mẹ bầu cần đo huyết áp, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, và siêu âm để kiểm tra xem có bất thường về nhau thai, nước ối, hay vị trí của thai nhi…

Nếu ngôi thai nghịch, bác sĩ có thể đề nghị mẹ nên sinh mổ, hoặc tiến hành đưa thai nhi ra ngoài sớm hơn,...

4.2.2 Bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng cuối
  • Ngoài những nhóm chất cơ bản như chất xơ, tinh bột, mẹ bầu nên đặc biệt tăng cường các nhóm thực phẩm giàu đạm, can-xi, sắt và chất béo.
  • Mẹ bầu nên tăng cường vitamin C có tác dụng tăng cường khả năng hấp thu sắt của cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt – vấn đề các mẹ bầu 3 tháng cuối thường gặp.
4.2.3 Chọn nơi sinh phù hợp
  • Không chỉ tìm hiểu về các dịch vụ thai sản, mẹ cũng nên lưu ý đến chế độ bảo hiểm y tế.
  • Những mẹ không có bất thường về sức khỏe, bạn có thể chọn bệnh viện gần nhà, phòng ngừa trường hợp các dấu hiệu chuyển dạ bất ngờ.
4.2.4 Chuẩn bị đồ cho mẹ và bé

Việc làm không thể bỏ qua của mẹ bầu là chuẩn bị đồ trước khi sinh cho mẹ và bé .

Chuẩn bị đồ cho mẹ

  • Đồ dùng trong thời gian ở viện : 1-2 bộ đồ, 1 đôi dép, đồ vệ sinh cá nhân, áo khoác, 1 gối, 1 mền, 1 mùng, bỉm người lớn, mũ, tất, bông tai, quàn lót, phịch ước nóng, dụng cụ ăn cơm,...
  • Đồ dùng khi ra viện : 1 bộ đồ mỏng, dài; 1 áo khoác, kính mát, nón,...
  • Đồ dùng khi về nhà : Quần áo thấm mồ hôi tốt, vớ chân, dung dịch vệ sinh, vớ chân, bông gòn, rượu gừng, dầu nóng, kem chống rạn da,...

Chuẩn bị đồ cho bé

  • Đồ mặc : Áo, tã, miếng lót, bỉm, khăn, áo khoác, vớ, bao tay,...
  • Dụng cụ uống cho bé : Bình sữa, ly, muỗng, ty,..
  • Dụng cụ vệ sinh : Dầu gội, sữa tắm, dầu thơm, rơ lưỡi, gạt băng rốn, dầu tràm...
tháng cuối thai kỳ
Để vượt cạn thành công mẹ nên theo dõi thường xuyên tình trạng của cả mẹ và bé trong giai đoạn cuối thai kỳ này. Ảnh Internet

5. Những điều mẹ bầu cần lưu ý trong thai kỳ

5.1 Đề phòng và xử lý những biến chứng trong thai kỳ

  • Nhau thai bám thấp : Có khoảng 5% bà bầu mắc phải, nên tiến hành siêu âm để có kế hoạch sinh con an toàn.
  • Tiểu đường thai kì : 8% mẹ bầu sẽ mắc chứng tiểu đường thai kỳ vào tuần thứ 24 -28. Bà bầu nên tránh ăn ngọt.
  • Tiền sản giật : Xảy ra ở 10% các mẹ bầu. Mẹ bầu cần được bác sĩ chăm sóc cẩn thận và tốt nhất nên lựa chọn sinh mổ.
  • Thiếu ối : Khoảng 4% mẹ bầu thiếu ối vào thời kỳ cuối. Mẹ bầu cần theo dõi cẩn thận và khắc phục chúng để bé có thể phát triển bình thường nhé.
biến chứng thai kỳ
Trong suốt thai kỳ mẹ nên cẩn thận với những biến chứng thai kỳ có thể xảy ra cho mẹ và thai nhi. Ảnh Internet

5.2 Kết nối với con yêu

  • Nói chuyện với bé trong bụng thường xuyên khi mang thai là rất cần thiết. Điều này giúp em bé có kích thích với âm thanh và biết liên lạc ngay cả khi bé chưa chào đời. Bố mẹ nói chuyện với bé trong bụng giúp bé cải thiện thị giác, thính giác, phát triển ngôn ngữ và vận động, tăng sự tự tin và thậm chí làm bé ngủ ngon hơn.
  • Luôn theo dõi chuyển động của bé để biết được tình trạng bé như thế nào, nếu thấy bé không chuyển động hay chuyển động ít mẹ có thể đi khám. Thường là 10 cử động trong một khoảng thời gian để đảm bảo bé vẫn khỏe mạnh.
  • Nghe nhạc thai giáo giúp mẹ thoải mái hơn và giúp con được thông minh hơn.
kết nối với con
Giúp con khỏe mạnh và thông minh hơn bằng cách nói chuyện với thai nhi hàng ngày để kích thích giác quan của trẻ. Ảnh Internet

5.3 Quan hệ khi mang thai

  • Quan hệ khi đang mang thai vẫn an toàn, trừ những trường hợp mà bác sĩ không cho phép.
  • Hạn chế những tư thế "yêu" tạo áp lực cho bụng mẹ.
  • Hệ thống thần kinh của bé vẫn chưa đủ nhạy cảm để nhận thấy bất cứ điều gì trong giai đoạn này.
quan hệ
Khi mang thai vợ chồng có thể làm chuyện "yêu" nhưng hạn chế những tác động lên thai nhi. Ảnh Internet

5.4 Những điều mẹ bầu cần tránh

  • Không nên tiếp xúc với bức xạ nhiệt và các chất độc hại.
  • Không tập luyện thể thao quá sức với những bộ môn nguy hiểm, không nên leo trèo cao hoặc nâng, bê, xách vật nặng.
  • Không nên tự ý dùng thuốc bừa bãi.
  • Chú ý tới tư thế ngồi, không nên ngồi xổm, ngồi trùng lưng, thõng vai, bắt chéo chân và không nên cúi lưng khi ngồi. Đi lịa từ tốn, nhẹ nhàng.
  • Tránh đứng quá lâu hoặc đứng lên ngồi xuống đột ngột.
  • Không nên tắm hoặc gội bằng nước quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Không nên tập chung ở chỗ đông người đặc biệt nơi công cộng để tránh nhiễm bệnh.
  • Kiêng kỵ việc quan hệ tình dục hoàn toàn trong 3 tháng đầu mang thai với những mẹ có tiền sử dọa sảy thai, chảy máu âm đạo, nhau tiền đạo, sinh non,...
  • Tránh căng thẳng.
  • Tránh ăn những thực phẩm không tốt cho cơ thể như thực phẩm tái sống, thực phẩm đóng hộp, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chưa tiệt trùng hoặc các thực phẩm gây co bóp tử cung dẫn đến sảy thai.
  • Hạn chế leo cầu thang.
những điều mẹ bầu cần tránh
Khi mang thai mẹ nên hạn chế những thói quen hay hoạt động không tốt gây ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi trong bụng. Ảnh Internet

6. Kinh nghiệm hay dành cho mẹ bầu

6.1 Dấu hiệu có thai

Mẹ bầu cần nhận biết dấu hiệu có thai để kịp thời chăm sóc và chuẩn bị cho hành trình mang thai sắp tới. Đặc biệt là với những mẹ lần đầu mang thai thì cần phải biết các dấu hiệu này rõ hơn.

6.1.1 Ngực căng, đau và lớn hơn, núm vú trở nên sẫm màu hơn

Sự thay đổi đột ngột về nồng độ hormone trong cơ thể của người phụ nữ sẽ khiến cho quầng vú trở nên tối, ngực có hiện tượng đau nhức hơn.

6.1.2 Ra máu báo thai và dịch âm đạo thay đổi

Máu báo thai là những đốm máu đỏ tươi, phớt hồng hoặc nâu, số lượng rất ít và chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn.

Lớp dịch nhầy âm đạo trở nên đặc quánh hơn, có màu trắng và đục như màu sữa.

6.1.3 Đau lưng hoặc dọc xương sống

Dây chằng ở lưng phải giãn ra để thích nghi với sự lớn dần lên của tử cung, nên mẹ bầu sẽ bị đau lưng nhất là đau ở vị trí thắt lưng gần xương chậu.

6.1.4 Chậm kinh

Khi mang thai thì hiện tượng kinh nguyệt xảy ra hàng tháng sẽ không còn xuất hiện nữa. Bạn cũng có thể ra một chút máu xung quanh thời điểm bạn thường có kinh sau khi bạn đã thụ thai.

6.1.5 Tăng cân

Khi mẹ thèm ăn hơn bình thường, da dẻ hồng hào thì có thể cơ thể mẹ đang thích nghi với những thay đổi khi mang thai.

6.1.6 Buồn nôn hoặc nôn

Hiện tượng này còn gọi là ốm nghén. Thông thường, ốm nghén sẽ diễn ra trong 3 tháng đầu thai kỳ.

6.1.7 Nhiệt độ cơ thể tăng

Khi cơ thể bạn mang thai thì nhiệt độ cơ thể bạn cũng tăng cao do hormone progesterone tiết ra nhiều hơn trong thời điểm này.

dấu hiệu có thai
Chị em phụ nữ cần phát hiện các dấu hiệu có thai để kịp thời nhận biết bé yêu của mình đã xuất hiện rồi. Ảnh Internet

6.2 Dấu hiệu sinh con

Mẹ cần biết những dấu hiệu sinh con để chuẩn bị sẵn sàng cho việc chào đón bé yêu ra đời.

6.2.1 Bụng bầu tụt xuống, sa bụng

Vào thời điểm này, cảm giác ở khung xương chậu sẽ nặng nề hơn nên bạn sẽ thấy mình đi lại khó khăn hơn, nhưng mẹ sẽ thấy dễ thở hơn vì bé đã không còn lấn chiếm không gian phổi, giúp giảm áp lực thai lên lồng ngực.

6.2.2 Mẹ ngừng tăng cân hoặc giảm cân

1 tuần trước khi về đích, quá trình tăng cân này sẽ chững lại, thậm chí mẹ bị hụt mất 1 – 2 kg cũng là chuyện bình thường. Mẹ giảm cân vì lượng nước ối giảm xuống chuẩn bị cho giai đoạn vượt cạn sắp tới, nên không ảnh hưởng gì cho thai nhi.

6.2.3 Vỡ ối

Điều này cho thấy mẹ sắp sinh em bé rồi. Nước ối chảy ra ngoài qua đường âm đạo. Nước này có màu gần giống nước tiểu, có thể có gợn máu, chảy rất nhiều mà mẹ không thể kiểm soát được.

6.2.4 Các cơn co thắt

Vài tuần trước khi sinh nở, tử cung sẽ bắt đầu luyện tập cho hành trình sắp tới bằng việc bắt đầu những cơn gò nhỏ ở tử cung, diễn ra trong khoảng 30 giây và lặp lại một cách ngẫu nhiên khiến bạn đôi khi không nhận ra.

6.2.5 Dịch nhầy âm đạo thay đổi màu sắc và độ kết dính

Âm đạo tiết dịch nhiều hơn và có thể đặc hơn một chút và lẫn một chút máu. Dấu hiệu sắp sinh này được gọi là “máu báo sắp sinh” .

6.2.6 Cổ tử cung bắt đầu mở

Tốc độ mở cổ tử cung ở mỗi mẹ bầu cũng sẽ nhanh chậm khác nhau để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn đang đến gần.

6.2.7 Đau lưng và bị chuột rút nhiều

Càng cận ngày sinh, cơn đau càng khó chịu hơn, vì các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng ra để chuẩn bị cho bé ra đời.

6.2.8 Tiểu tiện tăng lên

Đây là dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần khá điển hình. Càng về những ngày cuối của thai kỳ thì cường độ tiểu tiện sẽ càng tăng.

dấu hiệu sinh con
Khi những dấu hiệu sắp sinh xuất hiện thì mẹ cần biết bé yêu sắp ra đời rồi. Ảnh Internet

Trên đây là tất cả những kiến thức cần thiết với các thông tin cơ bản quan trọng mẹ bầu nên ghi nhớ trong. Các thông tin đã được tóm gọn lại như một  cẩm nang mẹ bầu  nhỏ và tương đối đầy đủ, chị em phụ nữ nào cũng có thể bỏ túi tiện lợi nhưng không hề giảm đi tính hữu ích. Cho dù thế nào, chị em chúng ta cũng hãy dành thời gian để tìm hiểu, luôn sẵn sàng chu đáo nhất cho mọi việc khi mang thai và sinh con nhé. Một hành trình đang chờ bạn phía trước cùng với bé yêu của mình. Và, hành trình sẽ trở nên tuyệt vời ý nghĩa hơn gấp bội, khi bạn hiểu về nó, biết mình cần phải làm gì hay như thế nào trong chuyến đi đặc biệt này của mình.

Chi Lê tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI