1. Bệnh tay chân miệng ở trẻ có những dấu hiệu gì?
Bệnh tay chân miệng ở trẻ thường có những triệu chứng chung: Sốt cao (từ 38-390 C), chán ăn, ho nhiều, đau bụng, đau họng, đôi lúc có thể gây cảm giác buồn nôn (kéo dài từ 18 đến 24 giờ).
Ngoài ra, có thể kể đến một số dấu hiệu nguy hiểm khác như:
- Loét miệng : Sau khi phát bệnh từ 1 đến 2 ngày, trong miệng sẽ xuất hiện các nốt đỏ, nhất là trong lưỡi, lợi và mặt trong má. Ban đầu khi mới xuất hiện, kích thước của các nốt đỏ này rất nhỏ, dần dần chúng phát triển thành những vết loét lớn, có màu vàng xám, bao quanh là một vòng tròn lớn. Các vết loét này sẽ rất đau, làm trẻ khó chịu, khó ăn uống và quấy khóc. Nhưng nó sẽ biến mất sau 5 đến 7 ngày.
- Da phát ban đỏ hoặc hồng ở đầu ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân và có thể ở cả mông, háng của trẻ. Những nốt này có kích thước khoảng từ 2-5mm, ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục. Những nốt này sẽ không gây ngứa nhưng có thể chúng sẽ trở thành những mụn nước nhỏ, gây đau và tức. Điều quan trọng là không được làm vỡ các mụn nước này vì nó sẽ làm cho bệnh lây lan. Thường thì các mụn nước này sẽ biến mất sau 10 ngày.
Triệu chứng của bệnh tay chân miệng thường bắt đầu bằng việc trẻ bị sốt nhẹ từ 1 đến 2 ngày, trẻ quấy khóc, trẻ biếng ăn và phát ban.
2. Biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng ở trẻ
Bệnh tay chân miệng ở trẻ thường nhẹ, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Nhưng đôi khi vẫn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Mất nước : Những vết loét trong miệng sẽ làm cho trẻ khó ăn uống, khó nhai nuốt, dễ dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu nước trầm trọng. Thế nên, mẹ hãy cho trẻ uống nhiều nước và sữa. Trong trường hợp trẻ không thể uống, không muốn uống nước hoặc xuất hiện những dấu hiệu được liệt kê dưới đây, mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở ý tế gần nhất để có thể kịp thời giải quyết, tránh dẫn đến tình trạng mất nước ở trẻ kéo dài.
- Da khô, nhăn, khi véo vào chỗ nào vết véo lâu hết
- Không thể đi tiểu hoặc không có nước tiểu trong nhiều giờ liền (khoảng 7 đến 8 giờ)
- Trẻ quấy khóc, mệt mỏi và có vẻ lờ đờ bất thường
- Mắt trũng và thóp trũng (ở trẻ nhỏ)
Trường hợp bé mất nước nhẹ, có thể bổ sung nước bằng dung dịch bù nước uống có bán sẵn tại các hiệu thuốc. Trường hợp nặng hơn thì cần điều trị trong bệnh viện.
Bội nhiễm: Biến chứng này xảy ra khi các nốt trên da bị nhiễm trùng, nhất là khi trầy xước. Các triệu chứng nhiễm trùng bao gồm:
- Đau, đỏ, sưng và cảm thấy nóng rát ở vùng da có nốt ban đỏ
- Da rỉ nước hoặc có mủ
Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa ngay khi có những dấu hiệu nhiễm trùng ở da. Vì có thể trẻ đã bị bội nhiễm, cần có thuốc uống, thuốc kháng sinh và thuốc bôi da.
Viêm não do virus: Trong một số trường hợp, bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến viêm màng não do virus. Biến chứng này thường nặng hơn viêm màng não do vi khuẩn nhưng cũng không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Biến chứng đó biểu hiện qua các triệu chứng sốt cao 38 độ C hoặc hơn, kèm theo đau đầu, cứng gáy và sợ ánh sáng. Biến chứng này không có thuốc điều trị, tuy nhiên bác sĩ sẽ vẫn kê toa cho bé uống thuốc để giúp thuyên giảm triệu chứng.
Viêm não : Đây là biến chứng nguy hiểm hiếm gặp nhất ở bệnh tay chân miệng vì nó gây ảnh hưởng đến não và đe dọa đến tính mạng của trẻ. Triệu chứng của viêm não cũng giống như triệu chứng của cúm hoặc các triệu chứng như: Mệt mỏi, thờ ơ, li bì, co giật chân tay, yếu hoặc khó cử động các chi, sợ ánh sáng và các triệu chứng thần kinh đặc hiệu khác. Phần lớn triệu chứng viêm não xuất hiện khi có các đợt dịch lớn. Khi có những triệu chứng này, cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị.
3. Nguyên nhân gây nên bệnh tay chân miệng ở trẻ
Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh do vi trùng đường ruột Ente’virus (E71) và Coxcakieruses gây ra. Bệnh chủ yếu lây qua đường tiêu hóa, từ người sang người nên các yếu tố sinh hoạt tập thể như ở trường học khiến nguy cơ phát bệnh tăng cao, đặc biệt ở những nơi bùng phát bệnh.
Đầu tiên, virus lan đến mô trong miệng, gần amidan và xuống hệ tiêu hóa. Sau đó virus lan tới các bạch huyết lân cận, qua máu đi khắp cơ thể. Hệ miễn dịch sẽ chống trả lại virus để ngăn nó lan tới những cơ quan trọng yếu như não.
4. Điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ như thế nào?
Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có thuốc đặc trị, bệnh thường tự khỏi sau 7 đến 10 ngày. Có thể giảm nhẹ triệu chứng ở trẻ bằng cách:
- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước hoặc sữa, tránh uống các loại nước như nước trái cây, coca vì chứa nhiều axit. Trong trường hợp trẻ không thể uống được, hãy cho trẻ uống nhiều lần, mỗi lần một ít thay vì uống một lúc
- Cho trẻ ăn những thức ăn mềm như canh, súp,....Vì các loại thức ăn cứng sẽ làm cho hoạt động ăn và nuốt gặp nhiều khó khăn
- Dùng thuốc điều trị triệu chứng (mẹ hãy đến các hiệu thuốc hoặc bệnh viện để có thể được tư vấn và tìm ra loại thuốc điều trị cho trẻ)
- Nếu trẻ có mụn nước, tránh làm các mụn nước bên trong lây lan và các nốt mụn sẽ tự khô trong khoảng từ 7 đến 10 ngày
5. Bệnh tay chân miệng ở trẻ có lây lan không?
Bệnh tay chân miệng lây lan theo 2 con đường chính:
- Qua những dịch tiết từ đường hô hấp - gần giống đường lây của cảm cúm
- Qua các bề mặt nhiễm bẩn hoặc chất thải
Trẻ thường bị nhiễm bệnh tay chân miệng từ thói quen cầm những đồ vật nhiễm bẩn, sau đó đưa lên miệng hoặc mũi. Hoặc cũng có thể do trẻ hít phải virus trong không khí. Thông thường, virus sẽ không lây lan theo cách này khi người bệnh đã hết triệu chứng mà tồn tại trong phân của người bệnh 4 tuần sau khi khỏi bệnh.
Với mức độ lây lan nhanh chóng và liên tục có những biến chứng nguy hiểm, bệnh tay chân miệng ở trẻ từ lâu đã trở thành mối lo ngại lớn của rất nhiều cha mẹ có con nhỏ. Do đó, phụ huynh cần tìm hiểu rõ các dấu hiệu, nguyên nhân và biến chứng dễ nhầm lẫn của bệnh để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất cho con yêu nhé!
Kiều Duyên tổng hợp