5 điều về viêm màng não mẹ nào cũng cần phải thuộc lòng để bảo vệ tính mạng con

Bệnh viêm màng não miền núi hay còn gọi là bệnh viêm màng não thường xảy ra vào mùa hè, thời tiết nắng nóng. Bệnh có thể dẫn đến tử vong cao nếu cha mẹ chủ quan và không đưa trẻ đi viện gấp.

banner ads

1. Bệnh viêm màng não miền núi là gì?

benh viem mang nao mien nui
Bệnh viêm màng não miền núi

Bệnh sốt màng não miền núi hay còn gọi là sốt màng não do vi khuẩn có tên là Rickettsia rickettsii gây ra. Vi khuẩn này thường sống trong bọ ve, loại bọ ve thường cư trú tại khu vực có nhiều cây cối, bụi rậm thấp, bụi cỏ cao.

Bệnh không chỉ xuất hiện khi thời tiết nắng nóng mà ngay cả mùa xuân bệnh cũng rất phổ biến.

2. Bệnh không có dấu hiệu đặc trưng

Điều đáng nói là bệnh không có dấu hiệu đặc trưng nên rất khó nhận biết. Theo các chuyên gia da liễu tại trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, bệnh sốt màng não miền núi thường không có dấu hiệu đặc trưng. Bệnh có những dấu hiệu phổ biến như:

- Trong giai đoạn đầu, người bệnh sốt cao, đau đầu, đôi lúc nôn ói và tiêu chảy.

- Sau 2 - 5 ngày bệnh khởi phát, cơ thể xuất hiện những đốm ban trên da. Tuy nhiên, những đốm ban này dễ nhầm lẫn với những bệnh khác.

Chính vì các triệu chứng xuất hiện bệnh khá mơ hồ nên việc chẩn đoán không hề dễ, đặc biệt là những trẻ dưới 10 tuổi có nguy cơ tử vong cao vì chẩn đoán muộn.

3. Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh sốt viêm màng não miền núi?

tre bi viem mang nao mien nui
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị bệnh nhất

Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất là người lớn từ 60 - 69 tuổi và trẻ nhỏ dưới 10 tuổi. Do đó, cha mẹ cần hết sức lưu ý việc chăm sóc sức khỏe trẻ nếu trẻ dưới 10 tuổi vì đây là đối tượng dễ bị bệnh nhất.

4. Các yếu tố khiến nguy cơ mắc bệnh cao

- Thời tiết đang vào mùa xuân hoặc đầu hè.

- Trẻ sống ở vùng có nhiều cây cối, bụi cỏ cao, có sóc hay nhím sinh sống.

- Trẻ thường chơi, sinh hoạt trong rừng, vườn cây rậm rạp, thường xuyên tiếp xúc với sóc, nhím.

5. Cách phòng và kiểm soát bệnh viêm màng não cho trẻ

- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để hạn chế nơi trú đậu của muỗi.

- Nên dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy.

- Áp dụng các biện pháp phòng muỗi đốt như xịt muỗi, đốt hương muỗi, buông màn cho trẻ khi ngủ.

- Thực hiện vệ sinh cá nhân cho trẻ thật tốt và đảm bảo an toàn thực phẩm

- Khi trẻ có dấu hiệu sốt và đang trong mùa dịch nên đưa trẻ đi khám ngay.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI