Cách xử lý và phòng tránh mất nước cho trẻ nhỏ

Mất nước cơ thể sẽ thiếu đi lượng nước cần thiết, nếu để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Dưới đây là cách xử lý khi trẻ bị mất nước.

banner ads

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị mất nước

18389-kho.jpg

Trẻ môi khô, khóc không có nước mắt

- Trẻ không đi tiểu trong vòng từ 6-8 giờ đồng hồ.

- Nước tiểu bé có mùi nồng và màu thường đậm hơn.

- Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, thiếu năng lượng.

- Môi, miệng khô khát nước.

- Bé khóc mà không có nước mắt.

Nếu trẻ xuất hiện những triệu chứng nêu trên điều này chứng tỏ cơ thể bé đang thiếu nước trầm trọng. Cha mẹ cần bổ sung nước kịp thời cho bé.

Cách xử lý khi trẻ bị mất nước

Khi trẻ có dấu hiệu bị mất nước cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay. Tại đây các bác sĩ sẽ tiến hành chuyền thêm chất lỏng thông qua tĩnh mạch để cải thiện tình trạng mất nước cho trẻ.

Khi trẻ bị mất nước tùy theo mức độ nặng nhẹ mà cha mẹ có cách xử lý phù hợp. Nếu trẻ bị nặng nên đưa bé đến bệnh viện ngay còn trong trường hợp bé bị mất nước ở thể nhẹ cha mẹ có thể áp dụng những cách sau:

18392-uong-nuoc.jpg

Cho trẻ uống nhiều nước

- Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi: Thường xuyên cho trẻ bú sữa mẹ hoặc tăng số lượng sữa công thức.

- Đối với trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên: Bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thêm dung dịch khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức để bổ sung nước, muối và chất điện giải mà bé bị thiếu hụt. Tùy vào thể trạng mỗi bé mà các bác sĩ sẽ tiêm và cho bé uống số lượng phù hợp.

Hướng dẫn điều trị mất nước trong một số trường hợp đặc biệt

Mất nước do sốt cao: Trẻ bị sốt cao thường ra nhiều mồ hôi nên dễ bị mất nước. Vì thế mẹ cần cho bé uống nhiều nước, sữa, nước trái cây, cháo, súp… để bù mất nước cho bé. Nếu trẻ gặp khó khăn khi nuốt mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ cho bé uống thuốc giảm đau acetaminophen hoặc ibuprofen dành cho bé 6 tháng tuổi để giúp bé giảm đau.

18391-bong-ram.jpg

Không nên cho trẻ chơi dưới trời nắng nóng

Thời tiết nắng nóng: Vào những ngày nắng nóng, trẻ nếu tham gia các hoạt động ngoài trời thậm chí ở trong bóng râm cũng đồ nhiều mồ hôi nên dễ bị mất nước. Do vậy mẹ nên cho bé uống nhiều nước, tránh cho trẻ đi ra ngoài nắng mà chỉ nên cho bé ngồi phòng mát, chơi trong bóng râm sẽ an toàn hơn.

Mất nước do tiêu chảy và nôn mửa: Khi trẻ gặp các vấn đề về đường ruột như bị tiêu chảy, nôn mửa sẽ bị mất rất nhiều nước. Lúc này mẹ nên cho bé uống nhiều nước (đối với trẻ trên 6 tháng tuổi), sữa và cho bé uống thêm dung dịch bù điện giải.

Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi mẹ cho bé bú thường xuyên hơn hoặc tăng lượng sữa công thức. Nếu cần thiết cho bé uống thêm chất bù điện giải.

Cách phòng tránh mất nước cho bé

- Cho bé uống nhiều nước vào những ngày trời nắng nóng hoặc khi trẻ bị sốt, nôn mửa, tiêu chảy.

- Cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức đều đặn trong vòng 6 tháng.

18390-nuoc.jpg

Cho trẻ uống nhiều nước vào những ngày trời nắng nóng, sau khi bị sốt, tiêu chảy

- Với trẻ dưới 6 tháng tuổi khi có dấu hiệu bị mất nước cha mẹ không được tự tiện cho bé uống nhiều nước mà cần hỏi ý kiến của bác sĩ. Vì nếu trẻ uống quá nhiều nước sẽ gây hại cho bé. Ngoài ra nước trái cây cũng không phù hợp với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.

- Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên mẹ có thể cho bé uống nước trái cây. Mẹ nên pha theo tỷ lệ 120ml nước trái cây kết hợp với nước để tạo thành 180 -240ml chất lỏng. Trẻ từ 1-6 tuổi chỉ được uống 180-240ml nước trái cây mỗi ngày.

- Tuyệt đối không cho trẻ nhỏ ở mọi lứa tuổi uống nước ngọt và nước có ga vì dễ gây hại cho răng và không tốt cho sức khỏe của bé.

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI