Bé ngủ không ngon giấc - nguyên nhân và hướng khắc phục mẹ nên biết

Bé ngủ không ngon giấc là tình trạng rất hay xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Để cải thiện, nhiều bà mẹ hiện nay có truyền tai nhau về việc thử nghiệm phương pháp “7 ngày giúp bé ngủ ngon” của Ferberizing. Nếu bạn cũng nghe qua phương pháp này, muốn áp dụng thành công để cải thiện giấc ngủ cho con, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân ngủ không ngon của bé trước đã nhé!

banner ads

1. Nguyên nhân gây nên tình trạng bé ngủ không ngon giấc

bé trằn trọc mất ngủ
Bé ngủ không ngon giấc vì nhiều lý do - Ảnh Internet

Bé ngủ không ngon giấc có rất nhiều nguyên nhân, mà trong đó phổ biến nhất là:

  • Thời gian ngủ không hợp lý, ngủ không đủ giấc
  • Bé chưa hình thành được thói quen trước khi đi ngủ, điều này làm cho bé chưa phân biệt rõ giữa việc ngủ và thức.
  • Bé ăn hoặc bú quá no
  • Bé cảm thấy khó chịu khi bị ướt tả, cần sự âu yếm, yêu thương
  • Bé trong giai đoạn mọc răng
  • Hoặc cũng có thể là do một số bệnh lý làm cho bé ngủ không ngon giấc

2. Phương pháp “7 ngày giúp bé ngủ ngon” của Ferberizing

“7 ngày giúp bé ngủ ngon” của Ferberizing là phương pháp được phổ biến bởi Richard Ferber, tác giả quyển “Solve Your Child’s Sleep Problems” (Giải quyết các vấn đề về giấc ngủ của trẻ), xuất bản năm 1980. Phương pháp này nên áp dụng với bé trong độ tuổi từ 4 đến 8 tháng tuổi. Với kế hoạch 7 ngày dưới đây, bố mẹ sẽ yên tâm khi tình trạng bé ngủ không ngon giấc dần dần biến mất.

Ngày thứ nhất: Bắt đầu bằng những việc quen thuộc

Do thói quen của bố mẹ, nên giờ giấc sinh hoạt của trẻ dễ bị xáo trộn giữa ngày và đêm. Bé thường có xu hướng ngủ một giấc dài vào buổi chiều, chơi đùa vào ban đêm. Chính điều này làm cho bé ngủ không ngon giấc khi đi vào giấc ngủ chính lúc đêm.

Mẹ nên giúp bé thay đổi bằng cách: Buổi sáng, mẹ hình thành cho bé thói quen dậy sớm bằng cách đánh thức bé dậy vào cùng một thời gian mỗi ngày. Cách tốt nhất giúp trẻ điều chỉnh lại đồng hồ sinh học của cơ thể, là nên để giường ngủ của bé nằm gần cửa sổ, có màn che nhưng không che quá kín.

gọi con thức dậy
Tập thói quen cho bé thức dậy vào cùng một giờ vào mỗi buổi sáng - Ảnh Internet

Buổi trưa, mẹ cũng không nên đóng quá kín rèm che cửa sổ, cách này có thể giúp bé thay đổi thói quen ngủ. Vì lúc bé thức dậy sau giấc ngủ trưa và nhìn thấy ánh sáng, bé sẽ hiểu là đến lúc nên thức dậy. Ngược lại, bé sẽ tiếp tục ngủ khi mọi thứ xung quanh đều chìm trong bóng tối.

Ban đêm, mẹ bắt đầu tập cho bé thói quen chuẩn bị trước khi ngủ. Thói quen đơn giản đặc biệt, có thể theo sở thích của bé. Chẳng hạn, mẹ có thể cho bé cái gối chỉ dành riêng cho lúc ngủ, tiếp theo là đặt bé vào nôi (giường riêng) và bật đèn ngủ. Để giảm dần tình trạng bé ngủ không ngon giấc, mẹ có thể hát ru, kể chuyển để giúp các giác quan của bé hoạt động chậm lại, não bé sẽ dễ chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi.

Ngày thứ 2: Cùng bé tạo lập thói quen

Sang ngày thứ 2, mẹ cần tiếp tục lặp lại chính xác những gì đã tập cho bé trong ngày đầu tiên, để giúp bé phân biệt ngày càng rõ ràng hơn về ngày và đêm. Tăng cường các hoạt động kích thích sự vui thú của bé vào ban ngày. Chẳng hạn như cù lét, hôn, trò chuyện với bé,…

mẹ nhìn 2 con chơi với nhau
Cùng hoạt động với bé để tạo thói quen gắn liền thời gian - Ảnh Internet

Ban đêm, với thói quen chuẩn bị trước khi đi ngủ, mẹ có thể để ý thay đổi sao cho tạo được cảm giác thư giãn, thả lỏng thì bé mới có thể ngủ ngon giấc. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng thêm “âm thanh trắng”. Âm thanh này không những mẹ có thể dùng nó một cách dễ dàng không làm bé giật mình, mà còn là loại âm thanh rất dễ gây buồn ngủ . Ví dụ: âm thanh đều đều của chiếc quạt máy, máy điều hòa nhiệt độ, hoặc âm thanh của chiếc radio lặp đi lặp lại.

Ngày thứ 3: Bé bắt đầu khóc

Mẹ hãy đặt bé vào nôi khi bé vẫn đang còn thức. Nếu bé ngủ quên khi đang bú sữa mẹ, thì phải đánh thức bé dậy một cách nhẹ nhàng rồi đặt bé vào nôi. Và tất nhiên, bé sẽ quấy khóc dù ít hay nhiều. Đây là giai đoạn cần sự cứng rắn của mẹ, có như thế thì vấn đề bé ngủ không ngon giấc mới có thể được cải thiện.

Cứ 5 phút một lần rời khỏi, sau đó quay trở lại mỗi khi bé khóc trong đêm đầu tiên của ngày thứ 3 để trấn an rằng mẹ luôn bên cạnh bé. Tuy vậy, mẹ cần nên lưu ý không bật đèn, không đưa cho bé vú ngậm hay bình sữa, không bế bé ra khỏi nôi mỗi khi thăm bé,…Vì nếu, bé ngủ lại được nhờ một trong những thứ trên, thì vào những đêm sau mỗi khi tỉnh giấc, bé sẽ lại khóc đòi những thứ đó. Và, sẽ rất khó để tiếp tục thực hiện giai đoạn tiếp theo.

đặt bé vào nôi
Đặt bé vào nôi khi bé còn thức - Ảnh Internet

Ngày thứ 4:   Nhấn mạnh sự cứng rắn

Trong ngày thứ 4 này, tất cả đều lặp lại như 3 ngày đầu, nhưng mẹ hãy kéo giãn khoảng thời gian giữa những lần kiểm tra bé, có thể là 10 phút sẽ kiểm tra một lần. Điều quan trọng chính là sự cứng rắn và lòng kiên định của mẹ thì mới có thể thay đổi được tình trạng bé ngủ không ngon giấc. Nếu không, bé sẽ càng quấy khóc gấp đôi để gây sự chú ý.

Ngày thứ 5: Bé bắt đầu quen dần với thói quen mới

Với một số bé, sẽ bắt đầu làm quen được trong từ 3 – 5 ngày này. Tuy nhiên, không ít bé vẫn tiếp tục quấy khóc ban đêm, và ngày thứ 5 này mẹ cần tiếp tục kéo dài các lần thăm bé lên khoảng tầm 15 phút/ lần.

Việc cho bé bú đêm có thể làm ảnh hưởng đến phương pháp này. Tuy nhiên, nếu mẹ vẫn muốn duy trì thói quen đó vì sợ con mình sụt cân, không tăng trưởng chiều cao, thì mẹ nên nhớ là giảm dần số lần cho bú xuống, mọi thứ tiến hành một cách nhẹ nhàng và trong im lặng.

bé cười khi ngủ
Để bé ngủ ngon giấc hơn, cần lưu ý hạn chế các âm thanh và tiếng ồn - Ảnh Internet

Ngày thứ 6: Bé ngủ yên suốt đêm

Đến ngày thứ 6 có vẻ mọi thứ sẽ khả quan hơn. Mẹ có thể không cần lo lắng về việc bé ngủ không ngon giấc. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần kiểm tra bé, hạn chế các âm thanh không cần thiết để có thể nghe thấy rõ hơn nếu bé bị khó chịu. Mẹ hãy để bé tự tìm ra cách thích nghi, đừng nóng vội mà phá hỏng những gì đã hình thành trước đó.

Ngày thứ 7: Mẹ và bé đã có một giấc ngủ thật ngon

Kết thúc ngày thứ 7 và bé đã vượt qua được tình trạng ngủ không ngon giấc thì coi như mẹ và bé đã thành công. Một lưu ý dành cho mẹ là nên ghi lại lịch trình 1 ngày của bé một cách thường xuyên, các mẹ sẽ thấy những ngày các bé ngủ ngon, ngủ đúng giờ sẽ có liên quan đến giờ ăn, giờ chơi, giờ tắm,...để sau đó sẽ rút ra giờ hợp với bé. Nguyên tắc quan trọng là lấy bé làm yếu tố quyết định chứ không phải giờ của bố mẹ đâu nhé.

Đích đến cuối cùng chính là không còn nữa vấn đề bé ngủ không ngon giấc . Thói quen ngủ khoa học khá là quan trọng đối với sự phát triển của các bé. Một giấc ngủ ngon, một giấc ngủ bình an sẽ dễ dàng tìm được, nếu mẹ kiên trì tập luyện cho bé theo phương pháp “7 ngày giúp bé ngủ ngon” của Ferberizing, kết hợp việc tìm ra nguyên nhân ngủ không ngon giấc của bé. 

Mai Lê tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI