1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng các bé lười bú
- Sức khỏe của bé đang gặp vấn đề : Khi trẻ gặp các bệnh liên quan về tiêu hóa hoặc một số chứng bệnh khiến trẻ bị đau hoặc không thoải mái khi bú, bé sẽ lười bú. Các bệnh này có thể là cảm lạnh, hay bé bị nhiễm khuẩn ở tai, hoặc nổi mụn, có vết loét; xước trong miệng,...Tình trạng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nên mẹ cần quan sát con thật kỹ, phát hiện sớm để xử lý kịp thời mẹ nhé.
- Bé đang trong giai đọan mọc răng : Mọc răng sẽ khiến lợi của bé sưng đau, bé cảm thấy khó chịu khi bú mẹ, do vậy việc lười bú xảy ra là chuyện rất hiển nhiên.
- Do ti của mẹ có vấn đề : cụ thể như là đầu ti của mẹ to, cứng hoặc thụt sâu vô trong. Cũng có thể do mẹ đang dùng kem dưỡng, nước hoa, sữa tắm có mùi lạ gây cảm giác khó chịu cho bé nên bé sẽ lười bú.
- Tư thế bú không thoải mái : Điều này thường xảy ra ở những mẹ có con lần đầu tiên và do sữa mẹ ra không đều điều này cũng làm bé khó chịu.
- Sữa mẹ có vị lạ : Do chế độ ăn uống của mẹ bị thay đổi đột ngột, việc mẹ bổ sung thức ăn có quá nhiều gia vị, thức ăn nặng mùi, quá cay hoặc quá chua có thể khiến vị của sữa mẹ trở nên khác lạ. Ngoài ra, những mẹ thường ăn nhiều hành, bắp cải khi cho bé bú cũng sẽ dễ làm bé bị đầy hơi thậm chí là đau bụng, do vậy con sẽ lười bú đi.
- Chứng biếng ăn bẩm sinh : Ngoài các nguyên nhân ở trên, cũng không loại trừ bé mắc phải chứng biếng ăn bẩm sinh. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ sơ sinh biếng ăn chỉ chiếm khoảng dưới 5%, trẻ chỉ muốn chơi, ngủ mà không đòi bú.
- Sau tiêm phòng : Một số trẻ có thể bị lười bú biếng ăn sau khi tiêm phòng hoặc cũng có thể xảy ra tình trạng biếng ăn ở con, sau khi con gặp phải một chấn thương nào đó.
2. Bé lười bú phải làm sao?
- Trẻ lười bú trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu chất, suy dinh dưỡng. Chính vì vậy mẹ nhất định phải xác định được nguyên nhân và có cách khắc phục hiệu quả. Và dưới đây là một số giải pháp giúp mẹ kích thích sự thèm ăn của bé, cải thiện và khắc phục tình trạng biếng ăn của con:
- Tạo thói quen bú cho bé ngay từ những ngày đầu tiên : Mẹ nên chia nhỏ những lần bú, không nên ép bé bú quá nhiều dễ gây nôn, trớ và làm cho bé sợ bú hơn.
- Thay đổi tư thế cho trẻ bú : Hãy thường xuyên thay đổi tư thế cho trẻ bú để điều tiết lượng sữa chảy ra. Khi mẹ có nhiều sữa nên hạn chế tư thế bú nằm, nên ngồi dựa lưng vào tường để tránh việc sữa chảy ra ồ ạt gây ngộp thở cho bé. Tư thế này cũng khiến bé bú thoải mái và an toàn hơn. Ngoài ra, mẹ nên lưu ý cho bé bú ở những nơi yên tĩnh hoặc hơi tối một chút để tránh trẻ bị mất tập trung.
- Mẹ nên chia nhỏ thời gian bú : Đối với trẻ sơ sinh, thời gian giãn cách tốt nhất là 3 tiếng một lần. Điều này tránh được việc các bé bị đói hoặc no quá, kích thích bé bú nhiều lần cũng sẽ tăng lượng sữa mà mẹ tiết ra nữa.
- Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho mẹ : Mẹ không nên kiêng khem quá nhiều ở giai đoạn này, cần bổ sung protein, các bữa ăn cần phải đáp ứng đủ nhu cầu về sắt, kẽm, magiê, vitamin D, vitamin E, acid folic . Tránh ăn những thực phẩm có mùi tanh, nồng, gia vị mạnh như tỏi, ớt, hạt tiêu, cá sống,... Ngoài ra, sữa mẹ có mùi lạ có thể là do tuyến mồ hôi của mẹ hoạt động quá mạnh, nên việc tránh dùng nhiều gia vị là điều mẹ nên làm.
- Đảm bảo bé được ngủ đủ giấc : Ăn và ngủ là hai yếu tố quan trọng để bé phát triển toàn diện. Do vậy, mẹ nên cho bé ngủ đủ và có giấc ngủ sâu từ khoảng 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng, vì lúc này lượng hormone tăng trưởng sẽ tăng gấp 4 lần so với khoảng thời gian khác trong ngày, giúp bé khỏe và ăn cũng ngon hơn.
- Điều trị bệnh kịp thời cho trẻ : Khi bạn thấy bé có những biểu hiện khó chịu, sức khỏe của con không ổn hoặc có dấu hiệu nghi ngờ bệnh nào đó,...lúc này mẹ cần tìm ra nguyên nhân để có cách xử lý kịp thời. Nếu không tự xác định được nguyên nhân, mẹ nên đưa trẻ đi khám xem bé có bị nhiễm khuẩn tai hoặc các bệnh khác không. Điều trị đúng cách nhanh chóng cũng chính là cách giúp con mau khỏe lại và ăn uống bình thường lại như trước.
3. Một số mẹo nhỏ cho bé bú dễ dàng
- Mẹ có thể vừa đi vừa cho bé bú . Một số bé sẽ dễ bú hơn khi mẹ đu đưa hoặc bế đi vòng vòng.
- Nên duy trì việc gần gũi và tiếp xúc với trẻ thường xuyên.
- Bạn có thể cho bé ngủ cùng mình, bế bé nhiều hơn để bé quen mùi mẹ.
- Mẹ có thể căn cứ vào những dấu hiệu này để biết rằng bé đã no chưa nhé: Bé bắt đầu mút ti chậm, quay đầu ra hoặc ngủ gật, bé bú xong ngủ ngoan không quấy khóc cho thấy bé đã no sữa.
- Trẻ sơ sinh lười bú sẽ khiến mẹ lo lắng rất nhiều và luôn trăn trở rằng bé lười bú phải làm sao , đây cũng là điều dễ hiểu bởi có rất nhiều mẹ thường bối rối không thể xử lý ngay được. Yeutre.vn hy vọng rằng, qua bài viết chia sẻ khá chi tiết trên đây, sẽ góp phần giúp mẹ tháo gỡ được mối lo này. Và, mẹ cũng lưu ý rằng, nếu tình trạng lười bú của con kéo dài kèm theo những nguyên nhân đã đề cập, cũng như mẹ không thể khắc phục nhanh, thì tốt nhất, mẹ nên đưa bé đi khám để có những giải pháp nhanh chóng nhé.
Hiền Anh tổng hợp