Bao lâu thì hết ốm nghén và giải đáp để mẹ bầu yên tâm hơn

Ốm nghén là biểu hiện bình thường của mẹ bầu trong quá trình mang thai và điều này cho thấy thai nhi đang phát triển tốt, tuy nhiên các triệu chứng ốm nghén khiến mẹ bầu có cảm giác khó chịu và mệt mỏi. Vì vậy mà các mẹ bầu thường hay thắc mắc bao lâu thì hết ốm nghén. Để chuẩn bị tốt và vượt qua giai đoạn này, mẹ bầu theo dõi bài viết dưới đây cùng Yeutre.vn để được giải đáp bao lâu thì hết ốm nghén, cũng như những thông tin liên quan cần lưu ý để mẹ bầu thêm phần yên tâm nhé.

banner ads

1. Khi mang thai, bao lâu thì hết ốm nghén?

Có đến 70% mẹ bầu xuất hiện tình trạng ốm nghén ở 3 tháng đầu tiên của thời kỳ mang thai, tuy nhiên hơn 50% trong số đó, mẹ bầu gặp phải những biểu hiện ốm nghén ở tuần thứ 6 hoặc tuần thứ 7 của thời kỳ mang thai. Bên cạnh đó, một số trường hợp mẹ bầu khi mới mang thai đã xuất hiện tình trạng ốm nghén. Trong những tháng ốm nghén này, mẹ bầu ốm nghén với các triệu chứng như buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, mệt mỏi.

Trong quá trình mang thai , đặc biệt là bước vào giai đoạn ốm nghén, mẹ bầu thường nhạy cảm hơn với một số mùi đồ ăn và thường xuất hiện những cơn buồn nôn, nôn ói. Ngoài ra, thời gian ốm nghén cũng là lúc mà mẹ bầu cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng hoặc mẹ bầu không muốn ăn bất cứ thứ gì.

cac trieu chung om nghen o me bau giam den khoang tuan thu 14
Mẹ bầu ốm nghén trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu tiên.Ảnh: Internet

Thông thường, mẹ bầu sẽ không thể nhận biết được các triệu chứng ốm nghén trong giai đoạn mang thai xuất hiện vào thời điểm nào. Thông thường có một số mẹ bầu bị ốm nghén vào buổi sáng, cũng có những mẹ bầu xuất hiện những biểu hiện ốm nghén vào buổi tối. Tần suất và mức độ ốm nghén của mẹ bầu sẽ giảm dẫn trong ngày và tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng mẹ bầu.

2. Mẹ bầu nghén nặng nhất khi nào?

Thời gian và mức độ ốm nghén tùy thuộc vào thể trạng của mẹ bầu, tuy nhiên tần suất và mức độ mẹ bầu ốm nghén nặng nhất thường vào khoảng tuần thứ 9 đến tuần thứ 10 của thời kỳ mang thai. Ở tuần thứ 9 và tuần thứ 10, nồng độ hormone hCG trong cơ thể mẹ bầu tăng cao nhất và giảm dần từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 15 trong thời kỳ mang thai và giảm hơn 50% so với thời điểm nồng độ hormone hCG cao nhất.

me bau om nghen nang nhat vao khoang tuan thu 9 va tuan thu 10
Mẹ bầu ốm nghén nặng nhất vào khoảng tuần thứ 9 và tuần thứ 10.Ảnh: Internet

Khi mẹ bầu ốm nghén với các triệu chứng như buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi kèm theo đó là khó chịu, tuy nhiên mẹ bầu không nên quá lo lắng, vì ốm nghén bình thường không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu. Ốm nghén ở mẹ bầu cũng cho thấy rằng thai nhi đang phát triển khỏe mạnh và đây cũng là cách mà cơ thể phản ứng lại các thực phẩm cũng như các chất độc hại, tránh những điều tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.

Điều quan trọng, mẹ bầu nên nghỉ ngơi, tránh rơi vào tình trạng stress để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi. Trong trường hợp mẹ bầu ốm nghén nặng có thể khiến cơ thể kiệt sức, suy nhược, mẹ bầu nên đến bác sĩ thăm khám để kiểm tra và theo dõi sức khỏe nhé.

3. Mẹ bầu ốm nghén bao lâu thì hết?

Mẹ bầu ốm nghén nặng ở tuần thứ 10 và tuần thứ 9 của quá trình mang thai, tuy nhiên khi qua khoảng thời gian ốm nghén nặng, các triệu chứng ốm nghén ở mẹ bầu sẽ giảm dần và đến khoảng tuần thứ 14, các triệu chứng ốm nghén hầu hết đã biến mất hoàn toàn. Trong một số trường hợp, sau tuần thứ 9 mẹ bầu vẫn xuất hiện tình trạng ốm nghén nặng. Do đó, ốm nghén hết sớm hay muộn cũng tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng mẹ bầu.

me bau nen tranh roi vao tinh trang stress
Các triệu chứng ốm nghén ở mẹ bầu giảm đến khoảng tuần thứ 14.Ảnh: Internet

Bên cạnh đó, cũng có một số mẹ bầu không gặp phải các triệu chứng ốm nghén buồn nôn , nôn ói trong suốt thời kỳ mang thai, nhưng cũng có trường hợp những mẹ bầu bị ốm nghén nặng sẽ ốm nghén trong cả thai kỳ. Tuy nhiên chỉ xuất hiện khoảng 2% mẹ bầu bị ốm nghén nặng.

Thông thường, mẹ bầu ốm nghén nặng với các biểu hiện như:

  • Tần suất và mức độ các cơn buồn nôn, nôn ói xuất hiện khá nhiều trong một tuần và rất nghiêm trọng.
  • Không có cảm giác thèm ăn và thậm chí ăn vào nôn ra.
  • Mẹ bầu thường có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, chóng mặt.
  • Cơ thể mẹ bầu mất nước, khô khan, suy nhược cơ thể.
  • Mẹ bầu sụt cân trầm trọng từ 4-5kg trong 3 tháng đầu mang thai.

4. Một số cách giúp mẹ bầu giảm ốm nghén

Ốm nghén là biểu hiện tự nhiên trong quá trình mẹ bầu mang thai, hiện nay không có cách nào để có thể phòng ngừa tình trạng mẹ bầu ốm nghén. Tuy nhiên, một vài bí quyết dưới đây có thể giúp mẹ bầu giảm thiểu tình trạng này.

  • Mẹ bầu nên uống đủ nước mỗi ngày, trong trường hợp mẹ bầu không ốm nghén cũng nên uống đủ nước.
  • Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa trong ngày thay vì 3 bữa chính, giúp mẹ bầu dễ hấp thụ chất dinh dưỡng cũng như bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Ngủ đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái, tránh làm việc nặng và tránh rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.
  • Uống một tách trà gừng để giảm thiểu và xoa dịu các cơn buồn nôn hay nôn ói.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, hạn chế ăn những loại thức ăn có chứa dầu mỡ, đồ ăn cay làm kích thích những cơn buồn nôn.
giai dap thac mac bao lau thi het om nghen
Mẹ bầu nên tránh rơi vào tình trạng stress.Ảnh: Internet

Ốm nghén là trình trạng mà mẹ bầu nào cũng đều phải trải qua trong quá trình mang thai, do đó mẹ bầu phải chuẩn bị tâm lý thật tốt để vượt qua giai đoạn ốm nghén này nhé. Hy vọng qua bài viết này mẹ bầu biết được bao lâu thì hết ốm nghén cũng như một số thông tin liên quan. Mẹ bầu cũng nên tìm hiểu và trang bị thêm cho mình một số kiến thức quan trọng về quá trình mang thai hay cách hay để giảm ốm nghén, nhằm vượt qua giai đoạn này dễ dàng hơn và có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.

Khánh Kim

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI