1. Thai nhi tuần thứ 7 đã phát triển như thế nào?
- Vào tuần này, bé đã có sự phát triển rõ. Như các tế bào thần kinh đang tích cực phân nhánh để kết nối lại với nhau, tạo thành một hệ thành kinh sơ khai.
- Các cơ quan nội tạng phát triển nhanh chóng, ống thở kéo dài từ cổ họng đến các nhánh của phổi cũng đang trong giai đoạn hình thành. Và ở tuần này bé đã có mí mắt.
- Cơ thể bé cũng bắt đầu dài ra, ở tuần này thai nhi đã dài khoảng 0.9 đến 1.3 cm. Cổ của bé thẳng lên, thủy tinh thể của mắt hình thành, có thể nhìn thấy màu mắt của bé. Bàn tay và bàn chân của bé đang tiếp tục nhô ra từ cánh tay, cẳng chân. Xương đuôi dần co lại và dần biến mất.
- Và ở tuần này, vẫn chưa biết được bé là trai hay gái, do bộ phận sinh dục vẫn chưa phát triển.
2. Những biểu hiện của ốm nghén tuần thứ 7
Mặc dù ở tuần này bụng các mẹ vẫn còn nhỏ, chưa lộ rõ rệt. Nhưng các mẹ đều có thể cảm thấy những biểu hiện như:
- Những mạch máu trên người mẹ bầu đã nổi rõ rệt lên, nhất là vùng ngực và chân.
- Hai đầu vú lớn hơn và thâm sẫm. Ở quầng vú xuất hiện những nốt sần nhỏ li ti hoặc những hạt trắng (hạt Montgomery). Những hạt Montgomery sản sinh ra dầu, chất dầu giúp ngăn ngừa khô và kháng khuẩn. Các mẹ không nên nặn, bóp hay đụng vào các hạt Montgomery này.
- Âm đạo có thể tiết nhiều chất dịch nhầy hơn trước. Nếu dịch nhầy xuất hiện kèm các dấu hiệu như có mùi khó chịu, dịch nhầy màu vàng hoặc màu xanh, vùng kín nóng rát,... mẹ nên tìm đến các bác sĩ khoa sản để thăm khám ngay.
- Một số mẹ có thể bị nổi nhiều mụn hoặc không còn nổi mụn như trước nữa, điều này là do những thay đổi của hormone.
- Các biểu hiện ốm nghén tuần thứ 7 cũng như ốm nghén tuần thứ 5 hay tuần thứ 6 như mệt mỏi, buồn nôn , nôn,... vẫn còn tiếp tục diễn ra và có thể nặng hơn. Tuy nhiên, một số mẹ lại đột ngột hết nghén khi bước vào tuần ốm nghén thứ 7.
3. Đột ngột hết nghén khi ốm nghén tuần thứ 7 có nguy hiểm không?
3.1. Biểu hiện
- Tuy đem lại phiền toái nhưng ốm nghén là một trong những dấu hiệu để các mẹ theo dõi các giai đoạn mang thai của mình.
- Các cơn ốm nghén thường sẽ xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Đối với các mẹ bị ốm nghén nhẹ thì thường nghén từ 1 – 2 lần trong một ngày, nặng thì 3 – 4 lần. Và thường các triệu chứng ốm nghén sẽ giảm dần khi vào tuần thứ 16.
- Với những trường hợp các mẹ bị ốm nghén ở đầu thai kỳ, nhưng đến khoảng tuần thứ 7 bỗng kết thúc thì hãy chú ý nhé. Đây không phải là một dấu hiệu tốt trong thai kỳ.
- Việc đột ngột hết nghén này không ngoại trừ khả năng thai nhi ngừng phát triển, điều đó khiến lượng Beta HCG tự động suy giảm. Như vậy, các mẹ sẽ không còn tình trạng ốm nghén nữa.
Khi có dấu hiệu hết nghén đột ngột, mẹ bầu hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức. Để được siêu âm, nghe tim thai và xác định rõ nguyên nhân cùng với hướng điều trị hợp lý. Trong trường hợp siêu âm vẫn nghe được tim thai thì các mẹ không nên quá lo lắng, các bác sĩ sẽ xem xét và đưa ra giải pháp xử lý kịp thời.
3.2. Nguyên nhân
3.2.1. Thai nhi bị chậm phát triển
- Do thai nhi chậm phát triển là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu bị đột ngột hết ốm nghén. Đây là tình trạng bào thai bị suy dinh dưỡng ngay trong bụng mẹ, được xác định thông qua trọng lượng, kích thước thai.
- Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do mẹ bị nhiễm trùng, thiếu ối, tử cung dị dạng, hồng cầu liềm hay có lối sống không lành mạnh. Hoặc có thể do vóc dáng của người mẹ quá nhỏ, mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng, tiểu đường thai kỳ,... cũng dễ khiến thai nhi chậm phát triển.
- Khi thai bị chậm phát triển, khả năng cao các mẹ sẽ gặp phải những biến chứng như sảy thai , sinh non . Và nếu bé được sinh ra cũng sẽ dễ bị khuyết tật hoặc chậm phát triển, dễ mắc bệnh hơn so với những trẻ khác.
3.2.2. Sảy thai (thai ngừng phát triển)
- Khi thai nhi ngừng phát triển, lượng Beta HCG trong cơ thể mẹ suy giảm, các triệu chứng ốm nghén không còn nữa.
- Nguyên nhân có thể là do mắc phải các vấn đề về nhau thai, nhiễm sắc thể hoặc do các mẹ bị mất cân bằng hormone, rối loạn hệ miễn dịch, mắc phải bệnh thận, tiểu đường , truyền nhiễm,...
- Bên cạnh việc đột ngột hết nghén, các mẹ sẽ có những triệu chứng như chảy máu âm đạo, chuột rút, đau quặn vùng bụng dưới, thử thai âm tính,..
4. Lời khuyên cho các mẹ bầu ốm nghén tuần thứ 7
- Để cơ thể được khỏe mạnh, thai nhi phát triển bình thường và tránh những trường hợp đáng tiếc, các mẹ nên có một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học. Đặc biệt từ bỏ tất cả các chất kích thích.
- Sắt chính là một dưỡng chất thiết yếu cho các mẹ bầu ở tuần thứ 7. Mẹ cần bổ sung gấp các thực phẩm chứa nhiều sắt cho cơ thể của bé được phát triển mạnh mẽ. Các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, trứng, rau xanh,...
- Bổ sung nhiều chất xơ không hòa tan như bánh mì , gạo lứt, đậu lăng, hạt lanh, rau và trái cây có vỏ để cải thiện tình trạng táo bón. Đồng thời bổ sung đầy đủ 4 dưỡng chất: tinh bột, sữa, đạm, vitamin và khoáng chất.
- Hãy uống nhiều nước để giảm đầy hơi, bù nước và giảm bớt sự khó chịu khi nghén. Dành thời gian cho việc tập thể dục mỗi ngày và hãy ngủ sớm, đủ giấc
- Trong giai đoạn này da các mẹ có thể sáng hơn do sự gia tăng lưu lượng máu. Nhưng nếu mang song thai, hormone song thai có thể khiến các mẹ nổi nhiều mụn trứng cá hơn. Mẹ bầu hãy sử dụng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ kèm theo đó là kem dưỡng ẩm an toàn cho mẹ bầu. Các mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại mỹ phẩm dành cho bà bầu.
- Tuyệt đối không các mỹ phẩm có chứa axit salicylic, Retin-A (tretinoin), Accutane (isotretinoin), và các loại dẫn xuất vitamin. Chúng có thể gây ra những dị tật thai nhi.
- Các mẹ cần phải chú trọng việc khám thai định kỳ để nắm được tình trạng phát triển của bé để có sự bổ sung, điều chỉnh và xử lý kịp thời tránh những trường hợp đáng tiếc.
Như vậy, tình trạng phát triển của thai nhi và biểu hiện của các mẹ bầu ốm nghén tuần thứ 7 cần được chú ý, quan sát kỹ lưỡng. Mong rằng qua bài viết trên, các mẹ sẽ cẩn trọng hơn với tình trạng đột ngột hết nghén. Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng quá lo lắng, nếu các mẹ cảm thấy có những triệu chứng bất thường hãy đến thăm khám các bác sĩ để được tư vấn.
Nguyễn Ngọc Yến Vy