1. Nguyên nhân khiến các mẹ bầu ốm nghén ăn nhiều
Tình trạng các mẹ ăn nhiều khi mang thai có thể không giống nhau. Có một số ít mẹ bầu ăn nhiều hơn trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất. Tuy nhiên, hầu hết các mẹ sẽ ăn nhiều hơn ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai. Do thời điểm này các triệu chứng ốm nghén đã giảm bớt, cơ thể mẹ bầu bớt mệt mỏi hơn, có thể ăn nhiều hơn.
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến các mẹ bầu ốm nghén ăn nhiều:
- Nội tiết tố thay đổi: Sau khi làm tổ thành công, cơ thể người mẹ sẽ sinh ra một số hormone nuôi dưỡng thai nhi. Các hormone này khiến các mẹ ốm nghén ăn nhiều, nhanh đói, luôn có cảm giác thèm ăn.
- Nuôi thai nhi: Quá trình thai nhi phát triển phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng từ cơ thể mẹ. Lượng thức ăn các mẹ ăn vào được chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng. Các chất này vừa nuôi cơ thể mẹ, vừa nuôi dưỡng thai nhi, do đó các mẹ cảm thấy nhanh đói hơn, ăn nhiều hơn.
- Do mẹ ăn không đủ chất: Các mẹ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein, làm các mẹ nhanh đói hơn, ăn nhiều hơn. Để khắc phục tình trạng này các mẹ nên ăn các loại thực phẩm chứa protein, chất béo, tinh bột, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Tránh tình trạng ăn nhiều nhưng không đúng chất cần thiết.
- Do các mẹ ăn uống quá nhanh: Thói quen ăn nhanh sẽ khiến các mẹ nhanh đói hơn. Ăn nhanh còn khiến cơ thể mẹ bầu không dung nạp được nhiều năng lượng cũng như chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi thai nhi phát triển.
- Do thiếu ngủ: Thiếu ngủ không chỉ khiến các mẹ mệt mỏi, ảnh hưởng đến thai nhi mà còn khiến các mẹ luôn cảm thấy đói, ăn nhiều hơn.
- Stress: Khi mang thai, có rất nhiều mẹ bầu thường xuyên căng thẳng, lo lắng,... Stress khi mang thai khiến nồng độ hormone cortisol trong cơ thể tăng cao. Hormone này khiến các mẹ nhanh đói hơn và thèm ăn hơn. Đây chính là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến các mẹ nhanh đói hơn dẫn đến khi ốm nghén ăn nhiều ăn bình thường.
- Tác dụng phụ của thuốc: có một số loại thuốc dành cho bà bầu có tác dụng phụ là gây cảm giác nhanh đói. Nếu các mẹ có dùng loại thuốc nào trong giai đoạn này, thì có lẽ nó cũng là nguyên nhân khiến các mẹ ăn nhiều hơn.
2. Làm thế nào để kiểm soát tình trạng ốm nghén ăn nhiều?
- Không bỏ bữa sáng: Ăn một bữa sáng đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể mẹ bầu có đủ năng lượng và không còn cảm giác thèm ăn dẫn đến ăn nhiều.
- Chia nhỏ các bữa ăn: Hãy lên thời gian biểu cho các bữa ăn một các hợp lý, khoa học. Chia các bữa ăn chính thành 4 đến 6 bữa nhỏ một ngày. Tránh tình trạng để đói mới ăn và ăn nhiều đồ ăn vặt.
- Tập thể dục thường xuyên: Tập các bài tập yoga , các bài thể dục nhẹ nhàng giúp các mẹ có một tâm trạng thoải mái, kiểm soát được lượng hormone của bản thân. Giúp kiểm soát cơn thèm ăn.
- Kiểm soát khẩu phần ăn: Mẹ bầu nên chia nhỏ khẩu phần ăn của mình, chỉ ăn một vài miếng nhỏ, không nên ăn một tô đầy.
- Mang các món ăn nhẹ bên mình: Các mẹ nên chọn những món ăn nhẹ tốt cho cơ thể, luôn mang bên mình. Nếu đói sẽ lấy ra ăn, chuẩn bị sẵn các loại hạt , trái cây và một số món bổ khác. Để tránh việc ăn nhiều các món ăn vặt không tốt cho sức khỏe.
3. Nên ăn uống như thế nào cho tốt khi ốm nghén ăn nhiều?
3.1. Các thực phẩm các mẹ nên ăn
- 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết: Tinh bột (có trong gạo, mì, khô, sắn, khoai,...), chất đạm ( có trong thịt, cá, trứng, thủy hải sản, sữa, các loại đỗ,...), chất béo (có trong dầu, mỡ, vừng lạc,...), chất khoáng và chất xơ (có trong các loại rau xanh, hoa quả chín)
- Thực phẩm nhiều canxi: Thai phụ cần đáp ứng 1.000 – 1.200mg canxi một ngày, giúp xương và răng thai nhi được phát triển. Có nhiều trong sữa, thủy hải sản,...
- Thực phẩm nhiều axit folic: như rau xanh, súp lơ, các loại đậu, gan động vật,... Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho thai nhi.
- Thực phẩm chứa nhiều Omega 3: Omega 3 có nhiều trong cá hồi hạnh nhân, dầu ô liu,... tốt cho việc phát triển thần kinh và bộ não cho bé.
- Thực phẩm chứa nhiều đạm, protein: như các loại thịt, đậu,... giúp xương, cơ phát triển và tái tạo máu cho thai nhi.
- Bổ sung nhiều sắt: sắt có trong các loại thịt đỏ, các loại đậu, gan động vật, lòng đỏ trứng,... ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu.
- Các thực phẩm chứa nhiều kẽm: như sữa, thịt gia cầm, cá, các loại hải sản,... giúp phát triển cân nặng, vòng đầu của thai nhi.
- Bổ sung nhiều i ốt: muối i ốt cần thiết cho phát triển não bộ của thai nhi.
- Ngoài ra, các mẹ bầu cần uống nhiều nước, bổ sung đủ nước để tăng lưu lượng tuần hoàn máu và phòng táo bón. Tránh việc cơ thể thiếu nước, điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến thai nhi.
3.2. Các thực phẩm các mẹ không nên ăn
Các mẹ bầu ốm nghén ăn nhiều có thể không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi, tuy nhiên các mẹ cũng cần phải tránh một số thực phẩm không tốt. Dưới đây là một số thực phẩm không tốt khi mang thai:
- Các loại đồ uống có cồn như bia, rượu; đồ uống có ga; caffeine; ...
- Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá thu, cá ngòi, cá mập,...
- Các thực phẩm đóng gói, đóng hộp chứa chất bảo quản, chất phụ gia,...
- Các loại thực phẩm làm tăng nguy cơ sảy thai như đu đủ xanh, dứa, rau ngót,...
- Bên cạnh tình trạng ốm nghén ăn nhiều, còn có một số mẹ mắc tình trạng Pica – mẹ bầu có thể thèm ăn và ăn những thứ như bụi bẩn, tinh bột giặt, bút chì màu, nồi đất nung, đá bào từ tủ đông... Và nguy hiểm nhất là tiêu thụ chì do tiêu thụ ăn đất hay đất sét. Khi mắc phải tình trạng này các mẹ cần phải đến thăm khám bác sĩ ngay. Tránh ăn phải những thứ không tốt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ lẫn bé.
Như vậy, tình trạng ốm nghén ăn nhiều là hoàn toàn bình thường với các mẹ bầu. Nếu các mẹ không yên tâm hoặc ăn quá nhiều dẫn đến tăng cân mất kiểm soát thì hãy đến bác sĩ để được tư vấn nhé. Hy vọng với những thông tin trên về tình trạng ốm nghén ăn nhiều và những thực phẩm có ích cho bà bầu. Có thể giúp các mẹ chăm sóc sức khỏe thai kỳ thật tốt, đón bé chào đời khỏe mạnh nhất.
Nguyễn Ngọc Yến Vy