9 điều mẹ bầu nên tránh khi thai quá ngày dự sinh

Thai kỳ kéo dài hơn 41 tuần được xem là thai quá ngày. Thường các bác sĩ sẽ sớm chỉ định ngày sinh cho mẹ bầu. Dù vậy, các mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé lúc này, việc nên làm giữ vững tâm lý, khám thai đều đặn và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

banner ads

Theo đó, mẹ bầu nên tránh những điều dưới đây để giữ gìn sức khỏe cho cả mẹ lẫn con và chuẩn bị cho hành trình vượt cạn của mình.

Không quá căng thẳng, lo lắng

Ngày dự sinh chỉ là tương đối, mẹ đừng quá lo lắng nhé.

Hầu hết các mẹ bầu đều cảm thấy lo lắng và căng thẳng khi đã đến ngày dự sinh mà em bé chưa chịu ra. Thế nhưng, ngày dự sinh chỉ có tính chất tương đối thôi, con số này có thể bị chệch đến 10 ngày, và vì vậy mẹ bầu đừng quá lo lắng nhé. Sự lo lắng quá độ lúc này không tốt cho cả mẹ lẫn con, theo đó mẹ nên thư giãn, khám thai cẩn thận và làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Thường nếu thai quá ngày dự sinh khoảng 2 tuần mẹ sẽ được chỉ định sinh mổ.

banner ads

Không áp dụng các mẹo dân gian để kích đẻ

Việc kích đẻ dựa trên các kinh nghiệm dân gian là vô cùng nguy hiểm, có thể gây thương tổn đến bé. Các cách giục sinh được truyền miệng hiện nay vẫn chưa có thống kê hay nghiên cứu cho thấy tính an toàn của nó. Do đó, tốt nhất mẹ nên làm là hãy làm theo những chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa.

Không ăn quá nhiều

Vào giai đoạn sắp “vỡ chum” bé không tăng cân thêm nữa, các nguy cơ thai kỳ cũng ít đi do đó việc ăn uống của mẹ bầu lúc này không cần quá kiêng cữ. Mẹ có thể ăn uống tùy thích để chuẩn bị tinh thần bước vào thời kỳ “nằm ổ” sắp tới. Nhưng việc ăn quá nhiều cũng không tốt nhé, hãy ăn uống có chừng mực và khoa học.

Không làm việc nhà quá nhiều

Vận động sẽ giúp bé dễ ra đời hơn. Chính vì điều này một số mẹ chọn làm việc nhà khá nặng nhọc khi thai quá ngày dự sinh với hy vọng con sẽ nhanh ra đời hơn. Nhưng trên thực tế, điều này chỉ khiến cho mẹ bầu dễ bị vỡ ối hay suy thai, hoàn toàn gây hại chứ không có lợi như mẹ tưởng. Do đó, mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng, tránh làm nhiều việc nhà.

Tránh trầm cảm

Ngược lại với cảm giác mong ngóng con chào đời, một số mẹ lại có cảm giác lo sợ vì sắp phải đối mặt với những khó khăn, vất vả với việc chăm sóc con phía trước. Trầm cảm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nó khiến cho hệ miễn dịch của bé suy yếu khi lọt lòng và ảnh hưởng tới tính cách sau này của bé nữa. Chính vì vậy, mẹ hãy giữ tinh thần thật vững và hãy tự hào với vai trò làm mẹ thiêng liêng sắp tới.

Mẹ nên giữ tinh thần bình tĩnh, sẵn sàng đợi bé ra đời.

Không chán nản, mệt mỏi

Không đến mức trầm cảm, nhưng chán nản, mệt mỏi cũng là biểu hiện gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Sự mệt mỏi ở mẹ bầu trước ngày sinh khoảng 10 ngày có thể khiến mẹ không đủ sức khỏe để rặn sinh bé bình thường. Do đó, đây là thời điểm mẹ bầu cần phải sinh hoạt có quy tắc, ăn uống và ngủ nghỉ nên điều độ để chuẩn bị sẵn sàng cho sự ra đời của bé nhé.

Tránh những va chạm có thể gây hại đến mẹ và bé

Luôn luôn phải cẩn thận, không chỉ ba tháng giữa mà ngay cả ba tháng cuối và cả thời điểm quá ngày dự sinh. Những va chạm mạnh vẫn có thể khiến bé bị tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy lúc này mẹ bầu nên cẩn thận trong đi đứng, tránh té ngã.

Bỏ bê chế độ dinh dưỡng, vận động

Hãy đi khám thai và làm theo hướng dẫn của bác sĩ khi mẹ đã quá ngày sinh.

Thường vào giai đoạn cuối thai kỳ, bé không còn hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng từ mẹ bầu nữa. Chính vì thế một số mẹ không còn chú tâm đến chuyện ăn uống. Một số khác lại có xu hướng ăn ít hơn để giữ dáng sau khi sinh.

Nhưng trên thực tế, việc ăn uống không đảm bảo cùng với nghỉ ngơi không hợp lý vẫn tác động tiêu cực đến bé. Và điều này còn gây ra khó khăn cho việc sinh nở của mẹ bầu.

Do đó, hãy ăn uống như bình thường, bổ sung các bữa phụ, uống đủ nước, ngủ đủ giấc và thật mạnh khỏe cho đến ngày bé chào đời.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI