1. Những dấu hiệu cận thị ở trẻ em bao gồm biểu hiện nào?
Có các dấu hiệu khác nhau liên quan đến cận thị ở trẻ em, song phổ biến và dễ dàng nhận biết là 6 dấu hiệu như dưới đây:
1.1. Trẻ dụi mắt thường xuyên
Khi quan sát tập trung lâu vào vật gì đó, hoặc khi đang vui chơi, trẻ thường xuyên dụi mắt. Điều đó chứng tỏ trẻ nhìn không rõ hoặc cảm thấy đau mắt. Nếu biểu hiện này lặp lại nhiều lần mà con không thể hiện sự đau đớn, thì khả năng trẻ mắc tật khúc xạ mắt là rất cao, đặc biệt là cận thị. Do đó, hãy đưa con đi khám nhãn khoa để kịp thời có hướng can thiệp nhé.
1.2. Trẻ trở nên nhạy cảm với ánh sáng
Khi trẻ có những biểu hiện như sợ ánh sáng, không thích môi trường ánh sáng tự nhiên, ánh sáng mặt trời,...Trẻ lấy tay che mắt, đau đầu, buồn nôn,...thì chắn chắn trẻ có vấn đề về thị lực. Đây là một trong những dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em phổ biến nhất, mà bố mẹ có thể quan sát thấy được nếu thường xuyên chú ý đến con.
1.3. Trẻ nhắm một mắt khi đọc sách
Trường hợp này có thể là dấu hiệu của tật khúc xạ, hoặc có vấn đề về thị lực, làm ảnh hưởng đến sự đồng bộ khi hoạt động của cả hai mắt. Đôi khi, đây cũng có thể là chỉ báo nguy cơ của bệnh rối loạn quy tụ thị lực.
1.4. Mỏi mắt khi sử dụng máy tính, điện thoại, tivi
Đây là kết quả của việc trẻ xem phim, chơi điện tử quá lâu. Trẻ nheo mắt vì mắt hoạt động trong thời gian dài, bị mỏi, khô mắt. Cha mẹ cần quan sát và nhắc trẻ thường xuyên nghỉ giải lao cho mắt. Thời gian nghỉ giải lao khoảng 20 phút mỗi lần xem tivi hoặc chơi thiết bị điện tử nửa tiếng. Nếu trường hợp mắt con không giảm bớt cảm giác mỏi, hãy đưa con khám mắt ngay.
1.5. trẻ nheo mắt, nghiêng đầu để quan sát bảng rõ hơn
Khi trẻ đi học là giai đoạn dễ phát hiện cận thị nhất. Vì lúc này, trẻ tiếp xúc với bài vở thường xuyên, nên những dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em sẽ được bộc lộ rõ hơn. Một trong số đó là trẻ không nhìn rõ được chữ viết trên bảng.
Giáo viên và phụ huynh cần quan sát trẻ thường xuyên. Nếu thấy những biểu hiện nheo mắt và nghiêng đầu không nhìn rõ bảng, thì nên đưa trẻ đi kiểm tra thị lực và chuyển chỗ ngồi cho trẻ ở vị trí gần bảng hơn.
1.6. Một số dấu hiệu trẻ cận thị khác
- Trẻ không thích tham gia các hoạt động liên quan đến thị lực. Chẳng hạn như vẽ, tô màu, tập đọc,...
- Trẻ không thể nhìn rõ những vật ở cách xa hơn 1 mét.
- Trẻ thường phải chép bài của bạn bên cạnh, do không theo dõi được chữ trên bảng.
- Trẻ bị nhức đầu, chảy nước mắt do mỏi.
- Trẻ cúi người thấp khi viết bài do không nhìn rõ chữ.
Cùng nhiều dấu hiệu trẻ cận thị khác mà bố mẹ cần lưu ý.
2. Biện pháp phòng ngừa cận thị kịp thời cho trẻ
- Việc đầu tiên mà cha mẹ nên làm là thường xuyên dẫn trẻ đi khám mắt định kỳ để kiểm tra tình hình mắt trẻ. Theo khuyến cáo của bác sĩ, phụ huynh nên đưa con đi khám mắt và sức khỏe tổng quát ngay từ mới sinh, 6 tháng, 3-4 tuổi, 5 tuổi và định kỳ mỗi năm.
- Hướng dẫn cho trẻ cách ngồi học, vui chơi hợp lý.
- Trẻ cần được đảm bảo đủ ánh sáng khi ngồi học. Đồng thời, cần hướng dẫn tư thế ngồi học, ngồi thẳng lưng, ngay ngắn, không cúi xuống quá. Bàn ghế học cần vừa với kích thước cơ thể của trẻ.
- Cho trẻ đọc sách, làm việc với khoảng cách thích hợp từ 30-40cm.
- Thường xuyên nghỉ giải lao và thư giãn để bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh toàn diện.
- Cha mẹ cần khuyến khích và tạo điều kiện để con tham gia các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí ngoài trời. Điều này rất có lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ, trong điều kiện sinh hoạt ngày nay.
- Ngoài ra, một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ là điều không thể thiếu. Dinh dưỡng sẽ giúp trẻ hạn chế những ảnh hưởng xấu tới mắt. Theo đó, cần cung cấp cho con đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch đối với các tác nhân tiêu cực từ môi trường ngoài. Đặc biệt là các nguyên tố vi lượng như kẽm, vitamin A,...
Nếu dấu hiệu bị cận thị ỏ trẻ em được nhận biết sớm, thì việc can thiệp điều trị sẽ trở nên thuận lợi hơn. Nhưng ngược lại, nếu phụ huynh không kịp thời phát hiện, sẽ dẫn đến tình trạng tăng độ cận thêm, ảnh hưởng đến tâm - sinh lý của trẻ. Một số trẻ cận thị bị bạn bè trêu chọc với những "nhãn tên" tiêu cực như "Đồ bốn mắt" - không hay chút nào. Do đó, hãy luôn chăm sóc thị lực cho bé và phòng tránh cận thị cho trẻ ngay từ bây giờ, để trẻ có thể nhìn đời bằng một đôi mắt sáng, khỏe bố mẹ nhé.
Ngọc Trằm tổng hợp