1. Loạn thị và cận thị cái nào nặng hơn?
Cận thị và loạn thị đều là những tật khúc xạ về mắt. Hiện nay, tỷ lệ người mắc 2 loại tật khúc xạ ở mắt này ngày càng gia tăng, đặc biệt ở trẻ em. Nguyên nhân chính đến từ các yếu tố như môi trường sống, chế độ dinh dưỡng hằng ngày, di truyền. Hoặc, một số trẻ bị cận thị do chăm sóc sai cách ngay từ nhỏ.
1.1. Cận thị là gì?
Tật cận thị khiến mắt chỉ có thể nhìn rõ vật ở cự ly gần. Còn những vật ở cự ly xa chỉ được mắt ghi nhận lại một cách lờ mờ, không rõ nét. Do đó, vật nằm càng xa tầm mắt, thì khả năng người đó nhìn thấy vật càng kém.
Điều này có thể được giải thích bởi sự khác biệt về nguyên lý ghi nhận hình ảnh ở mắt thường và mắt người cận thị. Theo đó, ở người cận thị, trục trước và sau của cầu mắt dài hơn bình thường. Đặc điểm này khiến hình ảnh phản chiếu của sự vật được hội tụ ở phía trước võng mạc. Nghĩa là, vật ở càng gần mắt, thì người cận thị càng nhìn thấy rõ vật.
1.2. Loạn thị là gì?
Tật loạn thị ở trẻ là tình trạng hình ảnh được quan sát sau khi đi vào mắt không thể hội tụ ở võng mạc. Mà hình ảnh này hội tụ ở nhiều điểm khác nhau, khiến mắt nhìn hình ảnh mờ không rõ, hoặc loạn nét.
Nguyên nhân gây nên loạn thị có thể do độ cong của thủy tinh thể bất thường. Dạng tật khúc xạ ở mắt này còn có thể đi kèm với cận thị, gây nên chứng cận loạn. Hoặc, loạn thị kèm với viễn thị dẫn đến chứng viễn loạn.
1.3. Vậy loạn thị và cận thị cái nào nặng hơn - cách phân biệt ra sao?
Cả cận thị và loạn thị đều là những tật khúc xạ mắt thường gặp ở trẻ. Mỗi loại đều có mức độ nặng, nhẹ khác nhau, với dấu hiệu nhận biết khác nhau. Đồng thời, chúng cũng gây ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ theo cách khác nhau. Do đó, không thể khẳng định loạn thị và cận thị cái nào nặng hơn được.
Để phân biệt dấu hiệu cận thị và loạn thị ở trẻ, mẹ cần lưu ý:
- Cận thị có thể nhìn rõ những vật ở gần, và bị mờ dần với những vật ở xa. Với tật loạn thị, dù khoảng cách gần hay xa, hình ảnh của vật đều bị mờ, nhòe, méo mó. Hoặc, nhìn một vật có đến 2 hoặc 3 nét mờ.
- Cận thị có thể nặng hơn theo thời gian nếu không được chữa trị và chăm sóc phù hợp. Còn mức độ loạn thị thường không tăng lên theo thời gian.
- Cận thị cần đeo kính chỉnh lõm - để điều chỉnh khúc xạ ánh sáng về võng mạc - giúp mắt nhìn xa. Còn người loạn thị cần đeo kính hội tụ để điều chỉnh các tia hình ảnh hội tụ về võng mạc.
2. Một số cách bảo vệ đôi mắt khỏi cận thị và loạn thị
Mặc dù không thể phân định loạn thị và cận thị cái nào nặng hơn, nhưng nếu xét 2 dạng tật khúc xạ mắt này ở cùng mức độ nặng, thì loạn thị khó điều trị hơn.
Điều trị cận thị, loạn thị ở trẻ rất tốn kém và mất nhiều thời gian. Vì vậy, hãy bảo vệ mắt trẻ khỏe mạnh bằng những phương pháp sau:
- Tạo góc học tập cho trẻ ở nơi đủ ánh sáng. Sau 29 phút học, nên cho mắt nghỉ ngơi 1 - 2 phút.
- Tập cho con ngồi đúng tư thế, bảo đảm khoảng cách giữa mắt và bàn học khoảng 25 - 40 cm tùy độ tuổi. Khi tiếp xúc thiết bị điện tử hoặc máy tính, nên tập cho con ngồi cách màn hình ít nhất 50cm. Điều này giúp phòng ngừa được tật cận thị cho trẻ hiệu quả.
- Cung cấp cho bé chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chẳng hạn, bổ sung lượng vitamin A cho bé tùy thuộc độ tuổi với các loại thực phẩm như cà rốt, cà chua, khoai lang,…
- Lên kế hoạch tập cho bé thói quen ngủ đúng giờ , ít nhất 8 - 9 tiếng mỗi ngày, tùy độ tuổi. Điều này giúp mắt bé được nghỉ ngơi trọn vẹn.
- Lên lịch khám mắt định kỳ cho bé để theo dõi, phát hiện kịp thời nếu xuất hiện bất kì vấn đề gì. Từ đó, tìm biện pháp điều trị thích hợp.
Tóm lại, chúng ta không nên khẳng định loạn thị và cận thị cái nào nặng hơn, vì đây đều là các tật khúc xạ mắt phổ biến ở trẻ em thuộc mọi độ tuổi. Mỗi dạng tật đều có dấu hiệu nhận biết, mức độ khác nhau. Điều quan trọng là, bố mẹ cần biết cách phân biệt loạn thị và cận thị ở trẻ, để có phương hướng can thiệp phù hợp, cũng như tránh các sai lầm cơ bản của mình, nhằm hạn chế những ảnh hưởng không mong muốn lên cuộc sống của trẻ sau này. Hãy tập cho bé những thói quen tốt ngay từ bây giờ, để bảo vệ đôi mắt trẻ thơ thêm khỏe mạnh, bố mẹ nhé.
Nguyên Bình tổng hợp