Tầm quan trọng của thị giác
Có đến 3/4 thông tin thu nhận và được xử lý qua bộ não đều đến từ thị giác khi chúng ta là một đứa trẻ.
Có đến 3/4 thông tin thu nhận và được xử lý qua bộ não đều đến từ thị giác khi chúng ta là một đứa trẻ và con số này sẽ là 1/4 khi chúng ta trưởng thành. Điều này chứng tỏ, đôi mắt không chỉ là nơi để con người nhìn ngắm vạn vật xung quanh mà còn là phương tiện để con người hình thành nên những tư duy và kiến thức của mình.
Tại một số vùng miền, do điều kiện tiếp nhận thông tin hạn hẹp, những đứa trẻ sơ sinh bị mất thị lực từ bé đều được tin là không thể chữa khỏi. Chính vì vậy, phần lớn các em đều được tiếp cận y học quá muộn để có thể lấy lại ánh sáng cho đôi mắt. Đây là một thiệt thòi rất lớn đối với các em.
Sự cần thiết phải kiểm tra mắt cho trẻ sơ sinh
Ngay từ sơ sinh, trẻ phải cần được thăm khám và đánh giá về thị lực.
Ngay từ sơ sinh, trẻ phải cần được thăm khám và đánh giá về thị lực. Đối với những đứa trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân, đặc biệt là những trẻ có người thân trong gia đình bị mắc chứng đục thủy tinh thể hoặc u mắt càng phải được kiểm tra thị giác cẩn thận hơn. Đây sẽ là một khởi đầu tốt cho những điều chỉnh thị lực tiếp theo trong các giai đoạn đầu đời của bé.
Thông thường, theo lịch khám tiêu chuẩn của mọi trẻ em, việc khám mắt phải được thực hiện từ khi các bé được 6 tháng tuổi. Lần khám này sẽ kiểm tra độ tập trung của mắt và độ thẳng ở mỗi mắt. Song song đó cũng sẽ tiến hành kiểm tra và chẩn đoán những bệnh nội quan có liên hệ với mắt.
Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp miễn trừ nguy cơ suy giảm thị lực đến suốt đời.
Trong những tháng đầu đời mắt trẻ sơ sinh phát triển ra sao?
Trẻ sơ sinh không có sẵn khả năng nhìn mà bé cần phải trải qua một thời gian phát triển và luyện tập mới có thể nhìn ngắm và phối hợp được các kỹ năng thị giác. Cao hơn nữa, khả năng sử dụng thị giác cần phải thực hiện mối tương tác với não bộ để bé có thể phát triển những tư duy của mình.
Trong thời gian đầu lọt lòng, bé cần phải tập nhận ra sự di chuyển của đồ vật. Sau đó ít lâu, trẻ sẽ nhận biết được những biểu cảm trên khuôn mặt của người khác. Và phải cần thêm một thời gian nữa để các cơ mắt hoạt động thuần thục giúp trẻ có thể phát triển khả năng nhận biết màu sắc và chiều sâu của vạn vật.
Những biểu hiện bất thường về thị lực ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Là người gần gũi nhất với bé, bạn có nhiệm vụ phải nhận ra những bất thường về mắt ở trẻ.
Là người gần gũi nhất với bé, bạn có nhiệm vụ phải nhận ra những bất thường về mắt ở trẻ với các biểu hiện như:
- Lé (lác mắt): Chỉ một bên mắt chuyển động hoặc cả hai mắt chuyển động nhưng khác hướng nhau. Mắt có thể cùng hướng về mũi hoặc hướng ra xa hai bên mũi.
- Giật cầu mắt (nhãn cầu có hiện tượng rung giật): Đôi mắt bé như đang nhảy múa, rung giật hoặc chuyển động lượn sóng. Tình trạng này kéo dài mãi cho đến khi bé 3 tháng tuổi.
- Bé có phản ứng với ánh sáng trong con ngươi (phản xạ trắng)
- Những tổn thương về mắt do viêm nhiễm, tai nạn hoặc những thay đổi vật lý ở mắt.
Tất cả những bất thường trên phải cấp thiết thông báo cho bác sĩ để được điều trị sớm.
Nội dung buổi khám mắt cho bé
Một buổi khám mắt cho bé.
Cung cấp thông tin tiền sử bệnh gia đình liên quan đến mắt.
Kiểm tra mi mắt và nhãn cầu bằng đèn pin: Xem kích cỡ hai đồng tử, độ vững của mi mắt, dấu hiệu viêm nhiễm, tổn thương hoặc bệnh lý nào hay không?
Kiểm tra chuyển động của đôi mắt (lần lượt từng mắt sau đó đến cả hai mắt): Bác sĩ sẽ cho bé nhìn vào một món đồ chơi di chuyển để xem phản xạ của hai mắt có đồng đều không?
Kiểm tra nguy cơ phản ứng trắng: Cho bé vào phòng tối để đồng tử mở to hơn giúp sự kiểm tra của bác sĩ chính xác hơn. Chuyên gia sẽ dùng kính soi đáy mắt hoặc kính soi màng lưới để thăm dò phản xạ đỏ trong đôi mắt. Với nghiệm pháp này cũng lần lượt thực hiện từng mắt một và sau đó cùng lúc kiểm tra cả hai mắt. Nếu có bất thường sau bài kiểm tra này sẽ phải đặt dấu hỏi về tình trạng đục thủy tinh thể hoặc u mắt.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm: