11 nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai mẹ bầu nên biết

Đau bụng khi mang thai là triệu chứng mẹ bầu thường gặp trong thai kỳ. Triệu chứng này do nhiều nguyên nhân gây ra. Một số nguyên nhân không ảnh hưởng đến mẹ bầu, còn lại có thể gây nguy hiểm cho mẹ.

banner ads

Dưới đây là những nguyên nhân gây đau bụng thông thường và nguy hiểm, mẹ bầu ghi nhớ các triệu chứng để phân biệt và có cách xử lý kịp thời nhé

1. Các trường hợp đau bụng thông thường

Đau bụng do đầy hơi, khó tiêu

Trong thai kỳ mẹ có thể phải đối mặt với cơn đau bụng do nhiều nguyên nhân.

banner ads

Sự chèn ép của thai nhi lên dạ dày khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động chậm chạp hơn. Sự thay đổi của hormone cũng tác động đến điều này và gây ra chứng đầy hơi, khó tiêu có thể khiến mẹ bầu cảm thấy đau bụng.

Táo bón

Sự thay đổi hormone trong cơ thể cũng khiến mẹ bầu có nguy cơ bị táo bón và gây đau bụng. Để cải thiện tình trạng này việc thay đổi khẩu phần ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và vận động hợp lý là cần thiết.

Đau bụng do dây chằng

Dây chằng hỗ trợ cổ tử cung căng ra, do sự phát triển của tử cung càng lúc càng lớn khiến mẹ bầu có thể bị đau nhói ở bụng hay đau âm ỉ ở một hoặc hai bên bụng. Thỉnh thoảng cơn đau cũng có thể xuất hiện ở vùng bẹn, vùng bụng dưới nhưng không có gì nguy hiểm.

Cơn gò chuyển dạ Braxton Hicks

Các cơn gò Braxton Hicks, hay còn được biết đến như những cơn chuyển dạ giả cũng khiến mẹ đau bụng. Chúng thường xuất hiện trước tuần thai thứ 37 với các dấu hiệu như tử cung siết chặt. Nhưng nếu xuất hiện các cơn đau ở lưng và bụng khoảng 4 lần trong 1 giờ thì mẹ nên nhanh chóng gặp bác sĩ, vì có thể đây là dấu hiệu mẹ sinh sớm.

2. Các trường hợp đau bụng cảnh báo nguy hiểm

Thai ngoài tử cung

Khi mẹ mang thai ngoài tử cung, nghĩa là trứng thụ tinh có thể nằm ở trên ống dẫn trứng hay một vị trí nào đó khác không trong tử cung của mẹ. Lúc này, chúng gây ra các cơn đau bụng co thắt. Tình trạng này cần được xử lý sớm, nếu không có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ bầu.

Với những cơn đau bụng dữ dội mẹ nên ngay lập tức gặp bác sĩ.

Những dấu hiệu cảnh báo cho mẹ như: ra máu, đau ở vai, đau bụng nặng hơn khi mẹ di chuyển hoặc ho…

Sẩy thai

Thai nhi nếu chết trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ thì gọi là sẩy thai. Lúc này mẹ sẽ bị ra máu, đau bụng trong một khoảng thời gian ngắn hay trong vài ngày. Nếu có những triệu chứng này mẹ nên ngay lập tức đi khám nhé.

Sinh non

Nếu thai nhi được sinh ra trước tuần 37 của thai kỳ được gọi là sinh non. Các cơn co thắt tử cung gây đau bụng cho mẹ bầu xuất hiện như dấu hiệu đầu tiên. Bên cạnh đó là một vài các dấu hiệu khác cho mẹ bầu dễ nhận biết như:

- Dịch ở vùng kín ra nhiều hơn, có lẫn máu, nhầy.

- Xuất hiện máu ở âm đạo.

- Các cơn đau bụng xuất hiện 4 lần trong 1 giờ.

- Áp lực lên xương chậu tăng, cảm thấy đau lưng.

Lúc này việc nên làm nhất là mẹ nên nhanh chóng nhập viện để được các y bác sĩ hỗ trợ.

Tiền sản giật

Tiền sản giật là một triệu chứng nguy hiểm trong thai ky. Nó ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể như thận, não, gan, thai nhi. Thường mẹ bầu bị chẩn đoán tiền sản giật có mức huyết áp cao và xuất hiện protein trong nước tiểu.

Tiền sản giật cũng gây ra các cơn đau bụng. Các dấu hiệu khác đi kèm để nhận biết triệu chứng này là: sưng phù nhẹ, đau đầu nặng, thị giác kém, nôn mửa…

Chuẩn đoán bệnh kịp thời có thể giúp bảo vệ mẹ và bé.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu cũng khiến cho mẹ bầu cảm thấy bỏng rát khi đi tiểu và đau bụng dưới. Lúc này mẹ nên đi khám càng sớm càng tốt để ngăn chặn bệnh phát triển nặng và ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như an toàn của bé.

Nhau bong non

Khi nhau thai bị tách ra khỏi tử cung trước khi mẹ chuyển dạ sinh thì gọi là bong nhau non. Chúng có thể khiến cho mẹ bầu bị xuất huyết đột ngột, co thắt, chuột rút, đau bụng và không cảm thấy được hoạt động của thai nhi. Hãy nhanh chóng đi khám khi mẹ bầu cảm thấy các triệu chứng này.

Đau bụng do nhau thai bị gãy

Nhau thai có thể bị gãy ngay cả lúc trước khi bé chuẩn bị chào đời. Đây là một biến chứng nguy hiểm. Mẹ bầy cần ngay lập tức gặp bác sĩ nếu có các biểu hiện sau:

- Mẹ bị ra máu, đau rát khi đi tiểu và xuất hiện các cơn co thắt liên tục, mềm tử cung. Hoặc bị vỡ ối.

- Cảm thấy thai nhi hoạt động ít đi.

Chửa trứng

Chửa trứng thường được nhận biết khi mang thai được 2-4 tháng, tử cung to bất thường, mềm và phồng lên ở đoạn dưới. Nếu mẹ bầu chửa trứng và chuyển sang giai đoạn ác tính mà chưa nạo bỏ thai đi sẽ gây ra đau bụng dữ dội. Hãy đi khám để được can thiệp kịp thời.

3. Phương pháp làm giảm đau

Hãy ngồi xuống nghỉ ngơi, nằm nghiêng về các bên hay gác chân lên để xem chứng đau bụng có thuyên giảm không.

Nằm nghỉ ngơi khi mẹ bị đau bụng nhẹ.

Mẹ nên thư giãn, chườm khăn ấm để làm giảm các cơn đau.

Tuy nhiên, nếu các cơn đau bất thường và đi kèm các triệu chứng như nêu trên, tốt nhất mẹ bầu nên làm là đến gặp bác sĩ. Mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống nhé!

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI