Các mốc khám thai và tầm quan trọng mẹ bầu không nên xem nhẹ

Các mốc khám thai trong thai kỳ có tầm quan trọng nhất định hẳn đông đảo chúng ta đều biết. Tuy nhiên, biết chi tiết để yên tâm thì không phải mẹ nào cũng nắm rõ. Đôi khi, một số mẹ bầu tuân thủ khám thai theo lịch hẹn chỉ vì là lịch hẹn mà thôi. 

banner ads
Bà bầu khám thai
Các mốc khám thai trong thai kỳ có tầm quan trọng nhất định. Ảnh Internet 

1. Các mốc khám thai và tầm quan trọng của mỗi lần khám

Các mốc khám thai trong thai kỳ đều có tầm quan trọng nhất định. Mỗi lần khám đều đánh giá cụ thể về tình hình sức khỏe của mẹ lẫn phát triển của thai nhi một cách cặn kẽ. Cụ thể như:

1.1. Khám thai lần 1 - Tuần thứ 5 của thai kỳ

  • Mẹ sẽ khám những gì : Ở lần đầu tiên này, mẹ sẽ được chỉ định siêu âm 2D, kiểm tra nội tiết và được cấp toa bổ sung thuốc bổ, vi chất dinh dưỡng cần thiết. Một số trường hợp có thể dùng thuốc uống hoặc tiêm thuốc nội tiết nếu cần thiết.
  • Tầm quan trọng : Lần khám này giúp xác định túi phôi trong buồng tử cung và bắt đầu quá trình chăm sóc sức khỏe của mẹ lẫn thai kỳ có kế hoạch sát sao nhất ngay từ bước đầu tiên. 
Mẹ bầu 5 tuần siêu âm
Lần khám thai đầu tiên diễn ra ở tuần thứ 5 của thai kỳ. Ảnh Internet 

1.2. Khám thai lần 2 - Tuần thứ 8 của thai kỳ

  • Mẹ sẽ khám những gì : Mẹ sẽ được chỉ định siêu âm 2D , kiểm tra nội tiết, tiếp tục nhận đơn uống thuốc bổ, các vi chất cần thiết.
  • Tầm quan trọng : Lần khám thai này sẽ kiểm tra tim thai như thế nào, cũng như tình hình sức khỏe cụ thể của mẹ để bổ sung đúng những vi chất cần thiết đầy đủ cho sự phát triển của thai nhi ở tam cá nguyệt đầu tiên.

1.3. Khám thai lần 3 - Tuần thứ 12 của thai kỳ

  • Mẹ sẽ khám những gì : Mẹ được chỉ định siêu âm 4D, kiểm tra nội tiết. Tiếp tục nhận đơn bổ sung vi chất dinh dưỡng và thuốc bổ.
  • Tầm quan trọng : Lần khám này sẽ kiểm tra hình thái của nhi qua siêu âm. Bác sỹ sẽ quan sát hình dáng bên ngoài lẫn cơ quan nội tạng bên trong của thai nhi. Nhờ đó, việc theo dõi sự hình thành và phát triển của con sẽ chi tiết hơn. Bên cạnh đó, còn có thể phát hiện bất thường hoặc dị tật nếu có. 
Mẹ bầu 12 tuần
Lần khám thứ 3 diễn ra ở tuần 12 của thai kỳ. Ảnh Internet 

1.4. Khám thai lần 4 - Tuần thứ 16 của thai kỳ

  • Mẹ sẽ khám những gì : Mẹ được chỉ định siêu âm 2D, kiểm tra nội tiết, xét nghiệm máu (tripple test), nhận đơn uống thuốc bổ hay bổ sung vi chất cần thiết, bắt đầu uống canxi, magie B6 và sắt.
  • Tầm quan trọng : Lần khám này tầm soát nguy cơ dị tật bẩm sinh.

1.5. Khám thai lần 5 - Tuần thứ 20 của thai kỳ

  • Mẹ sẽ khám những gì : Mẹ được chỉ định siêu âm 2D, kiểm ra nội tiết, nhận đơn bổ sung thuốc bổ và vi chất dinh dưỡng cần thiết khác, tiếp tục uống canxi, magie B6 và sắt, kiểm tra thai máy .
  • Tầm quan trọng : Con đã lớn hơn và mẹ có thể bắt đầu theo dõi tình hình cụ thể những cử động sinh động của bé mà mình có thể cảm nhận. 
Mẹ bầu 20 tuần gặp bác sỹ
Lần khám thứ 5 của mẹ sẽ diễn ra ở tuần 20 của thai kỳ. Ảnh Internet 

1.6. Khám thai lần 6 - Tuần thứ 22 của thai kỳ

  • Mẹ sẽ khám những gì : Mẹ được chỉ định siêu âm 4D và kiểm tra thai máy.
  • Tầm quan trọng : Kiểm tra sự phát triển của bé đang diễn ra như thế nào và có bất thường nào không.

1.7. Khám thai lần 7 - Tuần thứ 26 của thai kỳ

  • Mẹ sẽ khám những gì : Mẹ sẽ được chỉ định siêu âm 2D, kiểm tra nội tiết, nhận đơn bổ sung vi chất, tiếp tục uống sắt, canxi và magie B6, kiểm tra thai máy.
  • Tầm quan trọng : Kiểm tra sự phát triển của bé và phát hiện bất thường nếu có để có những phương án cải thiện thích hợp. 
Mẹ bầu 26 tuần
Lần khám thai thứ 7 diễn ra ở tuần 26 của thai kỳ. Ảnh Internet 

1.8. Khám thai lần 8 - Tuần thứ 30 của thai kỳ

  • Mẹ sẽ khám những gì : Mẹ sẽ được chỉ định xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, tiêm phòng uốn ván , siêu âm 2D, tiếp tục nhận đơn uống vi chất dinh dưỡng, canxi và sắt.
  • Tầm quan trọng : Kiểm tra sinh hóa máu của mẹ, bệnh truyền nhiễm, tình trạng đông máu, lượng sắt,...Bên cạnh đó dựa vào kết quả xét nghiệm nước tiểu để xác định thêm về tình trạng sức khỏe của mẹ bầu liệu có nguy cơ mắc tiền giản giật không, có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ hay nhiễm trùng đường tiểu hay không.

1.9. Khám thai lần 9 - Tuần thai thứ 32 của thai kỳ

  • Mẹ sẽ khám những gì : Mẹ được chỉ định siêu âm 4D, thử nước tiểu và tiếp tục nhận đơn uống vi chất dinh dưỡng, sắt và canxi.
  • Tầm quan trọng : Lần khám thai này kiểm tra hình thái của thai nhi, xem con phát triển thế nào, có bất thường gì hay không. 
Mẹ bầu 32 tuần
Lần khám thai thứ 9 diễn ra ở tuần 32 của thai kỳ. Ảnh Internet 

1.10. Khám thai lần 10 - Tuần thai thứ 34 của thai kỳ

  • Mẹ sẽ khám những gì : Mẹ được chỉ định siêu âm, thử nước tiểu, tiêm phòng uống ván và tiếp tục nhận đơn uống vi chất dinh dưỡng, sắt và canxi.
  • Tầm quan trọng : Tiếp tục kiểm tra tình hình sức khỏe của mẹ và hoàn tất tiêm ngừa uốn ván để bảo đảm an toàn cho bé khi sinh.

1.11. Khám thai lần 11 - Tuần thai thứ 36 của thai kỳ

  • Mẹ sẽ khám những gì : Mẹ được chỉ định siêu âm, thử nước tiểu, nhận đơn uống vi chất, sắt và canxi.
  • Tầm quan trọng : Tiếp tục theo dõi kiểm tra sức khỏe của mẹ để bảo đảm an toàn cho sự phát triển của bé và lúc sinh. 
Mẹ bầu 36 tuần
Lần khám thai 11 diễn ra ở tuần 36 của thai kỳ. Ảnh Internet 

1.12. Khám thai lần 12 - Tuần thứ 38 của thai kỳ

Mẹ được khám thai như lần khám 11, kiểm tra sự phát triển bình thường của thai nhi ở những tuần cuối thai kỳ, chuẩn bị sinh.

1.13. Khám thai lần 13 - Tuần thứ 39 của thai kỳ

Mẹ được khám thai như lần khám 12, để kiểm tra theo dõi thai nhi ở tuần cuối thai kỳ, chuẩn bị sinh.

1.14. Khám thai lần 14 - Tuần thứ 40 của thai kỳ

Mẹ được khám thai như lần khám 13, để kiểm tra sự phát triển bình thường của thai nhi ở những tuần cuối thai kỳ, chuẩn bị sinh. 

Mẹ bầu 40 tuần
Lần khám thai 14 diễn ra ở tuần 40 của thai kỳ. Ảnh Internet 

Có thể thấy rằng, mỗi lần khám thai đều là một lần kiểm tra quan trọng giai đoạn phát triển của bé, tình hình sức khỏe của mẹ để đảm bảo tuần thai diễn ra ổn định và tốt đẹp. Sự kiểm tra theo dõi sát sao này sẽ giúp chúng ta yên tâm hơn rằng, mọi việc đang diễn ra bình thường và không có điều gì bất ổn. Cũng như, sự chặt chẽ những lần khám thai còn giúp phát hiện sớm bất thường nếu có để có cách xử lý phù hợp, kịp thời.

banner ads

2. Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến các mốc khám thai trong thai kỳ

Trong suốt thai kỳ, các mẹ bầu có thể thực hiện 14 lần khám thai, bắt đầu từ tuần thứ 5 của thai kỳ cho đến khi sinh. Trung bình phổ biến, hầu hết các mẹ bầu sẽ thực hiện 10 lần khám quan trọng trong lịch khám thai của mình. Tuy nhiên, thực tế, nếu mẹ bầu phát hiện có thai muộn thì có thể những lần khám thai sẽ giảm đi, tùy thuộc vào thời điểm nghi ngờ hay phát hiện có thai và bắt đầu khám lần đầu tiên ở tuần thai nào. 

Bà bầu đứng nói chuyện với bác sỹ
Trung bình phổ biến, mẹ bầu sẽ trải qua 10 lần khám thai trong thai kỳ. Ảnh Internet 

Liên quan đến việc khám thai, sẽ có một số câu hỏi thường gặp và khiến nhiều người băn khoăn như sau:

2.1. Không thực hiện đủ các lần khám thai có sao không?

Mọi mẹ bầu đều được khuyến cáo thực hiện đủ các lần khám thai trong suốt quá trình mang thai. Điều này giúp theo dõi sát nhất sự phát triển của thai nhi lẫn sức khỏe của mẹ, để đảm bảo thai kỳ diễn ra suôn sẻ.

Thực tế cũng có không ít trường hợp vì một số lý do mẹ không thực hiện đủ các lần khám thai. Tùy vào trường hợp và lần khám thai bị lỡ mất ở tuần thai nào, mẹ đều cần phải trao đổi với bác sỹ ở các lần sau đó. Điều này có thể sẽ giúp kiểm tra hoặc thực hiện bổ sung những xét nghiệm hoặc các yêu cầu quan trọng khác chưa được thực hiện đủ.

2.2. Khám thai trễ có sao không?

Khám thai trể có thể chia làm 2 trường hợp, cụ thể:

  • Khám thai lần đầu tiên muộn : Trường hợp này có nghĩa là mẹ nghi ngời có thai hoặc phát hiện có thai muộn hơn tuần thứ 5 của thai kỳ thậm chí là sau tuần thứ 8 của thai kỳ. Phát hiện có thai muộn là tình trạng không hiếm gặp. Và điều này thường khiến chúng ta bỏ lỡ mất giai đoạn đầu tiên quan trọng khi hình thành thai nhi. Nghi ngờ có thai càng sớm, khám thai càng sớm, có kế hoạch chăm sóc thai kỳ càng sớm thì càng hạn chế được rủi ro cho thai nhi ở giai đoạn phát triển sớm. 
Khám thai sớm
Mẹ bầu khám thai càng sớm càng có lợi. Ảnh Internet 
  • Trễ hẹn so với lịch khám thai : Trường hợp này cũng thường xảy ra khi mẹ bầu vì một số lý do cản trở làm trễ hẹn kỳ khám thai. Mặc dù việc trễ hẹn có thể không gây ra nhiều bất lợi so với phát hiện có thai muộn và bắt đầu lịch khám muộn, song trễ hẹn lịch khám cũng có thể ảnh hưởng đến việc khám thai ở từng giai đoạn. Bạn cũng thấy rõ, các mốc khám thai đều là những thời điểm có ý nghĩa và tầm quan trọng riêng. Một khi trễ lịch thì sự trễ lịch này đều có thể ảnh hưởng đến kết quả đánh giá tùy theo mức độ.

2.3. Khám thai không đúng lịch hẹn có sao không?

Tốt nhất, theo lời khuyên của các bác sỹ sản khoa, mẹ bầu cần đúng lịch hẹn để việc khám thai mang lại kết quả chính xác cho từng giai đoạn. Mỗi mốc khám thai đều đánh giá sự phát triển cụ thể của bé cũng như sức khỏe của mẹ của giai đoạn đó. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong hành trình thai kỳ nên chúng ta không nên sai hẹn. 

Giữ đúng lịch hẹn với bác sỹ
Mẹ bầu luôn giữ đúng lịch hẹn với bác sỹ. Ảnh Internet 

2.4. Khám thai ở 2 bệnh viện khác nhau có sao không?

Thực tế không hiếm gặp tình trạng, mẹ đang khám thai ở bệnh viện này, đến một giai đoạn nào đó lại chuyển khám ở bệnh viện khác.

Trừ phi việc chuyển nơi khám là bắt buộc hoặc theo sự chỉ định, còn lại, mẹ cần tuân thủ lịch khám cố định và không tự ý chuyển nơi khám giữa thai kỳ.

Nếu mẹ có mong muốn chuyển nơi khám thai, hãy trao đổi mong muốn này với bác sỹ hiện tại mình để có những hướng dẫn thủ tục và lưu ý liên quan cần thiết. Điều này sẽ giúp cho quá trình chuyển nơi khám hoặc tuyến khám được bảo đảm thông suốt, được theo dõi chặt chẽ chính xác và không lỡ mất những điều quan trọng, hoặc phải làm lại nhiều quy trình không cần thiết.

Mẹ cũng nên biết rằng, khi xảy ra việc khám thai ở 2 bệnh viện khác nhau, có thể một số xét nghiệm hoặc quy trình ở bệnh viện trước vẫn phải lặp lại ở bệnh viện sau. Vì, mỗi nơi và mỗi bác sỹ có kinh nghiệm theo dõi, khám, kiểm tra và chẩn đoán không tương đồng. Nếu cảm thấy chưa thỏa đáng hay cần đánh giá lại một kết quả nào đó, mẹ vẫn phải thực hiện xét nghiệm, siêu âm lại theo yêu cầu mới. 

Mẹ bầu trao đổi với bác sỹ
Trong bất cứ tình huống hay lý do gì, mẹ đều nên trao đổi kỹ lưỡng với bác sỹ mình đang khám. Ảnh Internet 

3. Lưu ý dành cho mẹ bầu

Việc khám thai và các mốc khám thai bất kể ở giai đoạn nào cũng đều rất quan trọng, do vậy mẹ không nên xem nhẹ. Để các lần khám thai đều diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp, mẹ cũng nên lưu ý một số vấn đề nhỏ khác. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp mẹ yên tâm hơn mỗi lần khám và luôn cảm thấy ổn thỏa khi nắm rõ kết quả sau mỗi lần khám. Những lưu ý này mẹ có thể xem qua như dưới đây:

  • Việc lựa chọn nơi khám thai, thậm chí là bác sỹ khám rất quan trọng. Vì vậy, ngay từ đầu, mẹ cần xác định rõ điều này, lựa chọn chính xác do một khi đã lựa chọn nơi khám thì đấy sẽ là lựa chọn dành cho cả hành trình theo dõi sức khỏe thai kỳ sau đó. Để cân nhắc dễ dàng và hạn chế lo âu hay băn khoăn, mẹ có thể tìm hiểu tham khảo ý kiến từ những người đã từng sinh em bé, các địa chỉ đáng tin cậy cho mình.
  • Hãy đến bệnh viện thăm khám sớm nhất có thể từ khi nghi ngờ mình cấn thai để có thể bắt đầu quá trình chăm sóc thai kỳ sớm nhất. Sớm bao nhiêu, sức khỏe của cả mẹ và sự phát triển ổn định tốt đẹp của bé càng được bảo đảm bấy nhiêu. 
Thử thai
Mẹ hãy đến bệnh việm thăm khám sớm nhất có thể. Ảnh Internet 
  • Trước khi đi khám thai, hãy ghi chú lại những thắc mắc của mình nếu có vào một quyển sổ tay để có thể trao đổi với bác sỹ mỗi lần khám. Nhờ đó, mẹ sẽ nhận được sự giải đáo hay lời khuyên chính xác để yên tâm hơn.
  • Khi khám thai, ghi nhận lại rõ ràng những tư vấn và yêu cầu của bác sỹ mỗi lần khám để tránh bỏ lỡ hoặc bỏ sót những điều quan trọng.
  • Sau khám thai, tuân thủ những tư vấn, dặn dò của bác sỹ một cách nghiêm ngặt.
  • Thu xếp công việc và thời gian chu đáo để bảo đảm không lỡ hoặc trễ hẹn bất cứ một cuộc hẹn nào theo lịch khám thai.
  • Nếu gặp bất cứ bất thường nào hoặc nghi ngờ về sự không ổn định liên quan đến sức khỏe bản thân hay thai nhi, dù chưa đến lịch hẹn, mẹ cũng cần liên hệ với bác sỹ hoặc đi khám ngay không chần chừ. 
Mẹ bầu lo lắng
Nếu có bất cứ nghi ngờ nào không ổn, mẹ hãy đi bác sỹ ngay dù chưa đến lịch hẹn. Ảnh Internet 

Các mốc khám thai hay cả lịch trình khám thai với mọi mẹ bầu đều vô cùng quan trọng. Vì mỗi thời điểm thực hiện khám đều là một lần kiểm tra rất cụ thể về sự phát triển của thai nhi lẫn sức khỏe của mẹ. Chuyên mục Kế hoạch có con của Yeutre.vn mong rằng, mẹ sẽ hoàn thành lịch khám thai và đủ các mốc khám thai theo yêu cầu của bác sỹ, để có một thai kỳ khỏe mạnh và thực sự an tâm.

Cát Lâm tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI