Ứng phó với 16 thay đổi trên cơ thể mẹ sau 6 tuần sinh con

Trong suốt thai kỳ, cơ thể bạn đã thay đổi rất nhiều để thích nghi và bảo vệ bé luôn khỏe mạnh. Giờ đây, sau khi sinh, cơ thể bạn lại một lần nữa thay đổi.

banner ads

Một vài sự thay đổi đó có thể là vấn đề sinh lý chẳng hạn ngực bạn căng lên và có sữa. Song cũng có cả những thay đổi về mặt tình cảm, cảm xúc và có thể sẽ khiến bạn rơi vào trầm cảm. Dưới đây là những gì sẽ xảy ra cho bạn sau 6 tuần sinh con:

1. Đau tầng sinh môn (đáy chậu)

41669-sau-sinh-1.jpg

Bài tập Kegel sẽ giúp bạn giảm đau tầng sinh môn

Tầng sinh môn chính là phần mô nằm giữa âm đạo và hậu môn. Trong quá trình chuyển dạ và sinh con qua ngã âm đạo, tầng sinh môn có thể sẽ bị rách do nó phải giãn tối đa. Nó sẽ làm bạn đau đớn trong lúc sinh nở, nhất là khi các bác sĩ đỡ đẻ buộc phải rạch tầng sinh môn (vết cắt ở mô giữa âm đạo và hậu môn để hỗ trợ cho em bé ra ngoài). Dưới đây là những cách để bạn giảm đau tầng sinh môn sau khi sinh:

Tập Kegel: Những hoạt động tăng cường cơ bắp ở vùng xương chậu sẽ giúp tầng sinh môn chóng lành. Để thực hiện bài tập này, bạn phải siết chặt các cơ bắp giống như cách bạn nhịn tiểu. Sau đó giữ nó trong khoảng 10 giây và thả lỏng. Tiếp tục lặp lại như vậy khoảng 15 lần. Đây là bài tập bạn có thể thực hiện ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào nên không có lý do gì để bạn trì hoãn.

- Đặt một túi chườm lạnh lên tầng sinh môn của bạn là cách giảm đau hiệu quả. Lưu ý, trước khi chườm, bạn nhớ lót lên tầng sinh môn một chiếc khăn sạch để tránh bỏng lạnh.

- Ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc chườm ấm sẽ cũng giúp vết mổ giảm đau.

- Khi ngồi, nên sử dụng một chiếc gối vành khăn lót mông để tránh động đến vết thương.

- Khi lau rửa vệ sinh, nên lau từ trước ra sau nhằm tránh vết thương nhiễm trùng do lây nhiễm chéo vi khuẩn từ hậu môn.

- Nếu vết mổ quá đau, bạn nên hỏi bác sĩ xem có thể dùng loại thuốc giảm đau nào không.

2. Đau sau khi sinh là gì?

Đây là cơn co thắt tương tự như khi chuyển dạ nhằm giúp tử cung trở lại kích thước bình thường. Tại thời điểm chuyển dạ, tử cung của bạn sẽ nặng hơn gấp 15 lần (không tính trọng lượng thai và nước ối) và có sức chứa gấp ít nhất 500 lần so với bình thường. Vào thời điểm sau sinh, tử cung nặng khoảng 1kg, bắt đầu co lại và hơi cứng. Sau sinh khoảng 1 tuần, nó chỉ nặng còn khoảng 0,5kg, tức bằng nửa trọng lượng so với thời điểm ngay sau khi sinh. Sau 2 tuần, tử cung sẽ co lại còn khoảng 300g và dần co về, ẩn hoàn toàn bên trong khung chậu của bạn. Khoảng 4 tuần sau sinh, tử cung gần như trở về nguyên dạng trước khi mang thai, trọng lượng bằng 100g hoặc nhẹ hơn.

Thông thường, cơn đau co thắt sau sinh sẽ biến mất trong một vài ngày. Nếu bạn nhận thấy cơn co thắt quá đau, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

3. Sau sinh mổ cơ thể thay đổi ra sao?

Mổ lấy thai (c-section) là một phẫu thuật lớn. Do đó, phải mất một thời gian khá dài để bạn có thể phục hồi. Trong vài ngày hoặc vài tuần sau khi mổ lấy thai, bạn sẽ rất mệt mỏi do mất máu quá nhiều trong lúc phẫu thuật. Ngoài ra, ngay tại vết cắt có thể sẽ bị sưng và khiến bạn đau đớn. Dưới đây là những gì bạn có thể làm để bản thân giảm bớt đau đớn:

- Hỏi bác sĩ của bạn về loại thuốc giảm đau phù hợp với mẹ sau sinh. Tốt nhất nên để bác sĩ kiểm tra trực tiếp vết thương trước khi kê bất cứ loại thuốc giảm đau nào cho bạn.

- Trong lúc này, bạn không thể làm được gì hơn. Vì vậy hãy nhờ chồng, gia đình và bạn bè cũng như những người xung quanh giúp đỡ khi cần.

4. Dịch tiết âm đạo sau sinh là gì?

Đây là chất lỏng từ cơ thể đi ra qua âm đạo hay còn gọi là sản dịch. Sản dịch có thể tăng trong thai kỳ và sau khi sổ thai. Khi bé chào đời, cơ thể của bạn sẽ giải thoát mô và máu bên trong tử cung. Trong vài ngày đầu tiên, sản dịch ra ồ ạt, màu đỏ tươi và có thể chứa một ít cục máu đông. Theo thời gian, lượng sản dịch sẽ ít hơn và nhạt màu đi.

Có thể bạn sẽ mất đến vài tuần để sản dịch hết hoàn toàn. Một số người có thể kéo dài đến cả tháng hoặc hơn. Chính vì vậy, bạn cần phải dùng băng vệ sinh chuyên dụng cho đến khi nó chấm dứt hoàn toàn.

5. Căng ngực là do đâu?

41670-sau-sinh-3.jpg

Ngực căng có thể khiến bạn đau đớn

Sau sinh cũng là lúc ngực của bạn căng lên để chứa đầy sữa, sẵn sàng cho giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Ngực căng có thể khiến bạn đau đớn. Một khi đã bắt đầu cho con bú, cần duy trì liên tục. Nếu không, nó sẽ khiến bạn bị tắc sữa. Dưới đây là những gì bạn có thể làm gì để giảm bớt cơn đau do căng ngực:

- Tắm nước ấm hoặc đắp lên ngực chiếc khăn ấm. Một số người còn dùng chai lọ chứa nước ấm để lăn qua lại cho bầu sữa mẹ mềm trở lại.

- Hãy vắt sữa ra ngoài nếu nó quá căng và bé chưa bú được

- Nếu bạn không thể cho con bú, hãy dùng chiếc áo ngực chuyên dụng để ngăn sữa chảy.

6. Đau núm vú là gì?

Bạn có thể sẽ bị đau núm vú trong những ngày đầu cho con bú, đặc biệt là khi núm vú của bạn bị nứt. Để kiểm soát cơn đau, bạn cần:

- Hãy hỏi bác sĩ về một loại kem đặc biệt dùng để thoa núm vú

- Để ngực luôn khô thoáng và giữ vệ sinh sạch sẽ

7. Những bộ phận nào sẽ bị sưng sau khi sinh?

Nhiều phụ nữ sẽ bị sưng ở tay, chân và mặt thai kỳ. Đó là do tình trạng trữ nước trong cơ thể để bạn sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ và sinh nở. Sau sinh, nó không trở lại bình thường ngay mà cần có thời gian để hồi phục. Để giảm sưng, bạn nên:

- Nằm nghiêng về bên trái hoặc đặt chân lên cao trong lúc nghỉ

- Cố gắng giữ tâm trạng vui vẻ, đừng khó chịu và đừng để ý quá nhiều đến nó

- Mặc quần áo rộng rãi sẽ giúp bạn thoải mái hơn

8. Bệnh trĩ sau sinh?

Bệnh trĩ là tình trạng tĩnh mạch bên trong và xung quanh hậu môn bị sưng. Rất nhiều thai phụ mắc trĩ trong thời gian mang thai và nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến họ sau khi trải qua quá trình sinh nở vì nó có xu hướng nặng hơn sau cơn rặn đẻ. Những cách dưới đây sẽ giúp bạn giảm bớt đau đớn:

- Ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc rửa vùng kín, hậu môn bằng nước ấm

- Dùng thuốc xịt hay kem để giúp giảm đau. Bạn có thể hỏi người thân đã từng dùng hoặc ra hiệu thuốc để hỏi mua vì đây là loại thuốc không cần toa.

- Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại ngũ cốc

- Uống nhiều nước

- Căng thẳng sẽ làm tăng tình trạng bệnh, vì thế hãy cố gắng thả lỏng và thư giãn

9. Táo bón là gì?

41671-sau-sinh-4.jpg

Táo bón khiến bạn khó đi tiêu

Sau sinh, kèm theo trĩ là táo bón. Nó khiến bạn khó đi tiêu. Tương tự như cách kiểm soát trĩ, bạn có thể dùng những cách sau để giảm bớt tình trạng táo bón:

- Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ

- Uống nhiều nước

- Dùng thuốc làm mềm phân theo hướng dẫn của bác sĩ

10. Các vấn đề tiết niệu sau sinh?

Sau sinh, bạn có thể sẽ cảm thấy đau hoặc nóng rát mỗi lúc đi tiểu. Hoặc, bạn mắc tiểu, cố gắng đi nhưng không được. Trong vài trường hợp, bạn có thể sẽ bị mắc tiểu và đi tiểu liên tục nhưng mỗi lần đi chỉ được một ít. Đây được gọi tiểu không tự chủ. Nếu bạn thấy đau, rát hoặc khó đi tiểu, hãy làm những việc sau:

- Uống nhiều nước

- Ngâm mình trong bồn nước ấm

- Tập Kegel để tăng cường cơ xương chậu

- Nếu cơn đau buốt và tình trạng són tiêu vẫn tiếp tục bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ

11. Tại sao bạn bị đổ mồ hôi sau khi sinh?

41673-sau-sinh-6.jpg

Sau sinh bạn sẽ bị đổ nhiều mồ hôi hơn bình thường

Rất nhiều người lần đầu làm mẹ sẽ cảm nhận được điều này, nhất là vào ban đêm. Điều này là do các kích thích tố trong cơ thể của bạn đột ngột giảm sau khi sinh. Dưới đây là cách để bạn khắc phục:

- Lót một chiếc khăn dưới lưng khi ngủ để giúp giữ cho ga giường và gối không bị ướt

- Không đặt hoặc dùng quá nhiều chăn hay mặc quá nhiều quần áo ấm khi ngủ

12. Tại sao sau sinh bạn luôn thấy mệt mỏi?

Trong quá trình chuyển dạ và sinh nở bạn đã mất quá nhiều máu và đó là lý do khiến bạn dễ chóng mặt, mệt mỏi sau khi sinh. Thêm vào đó, việc chăm sóc trẻ sơ sinh luôn khiến bạn phải thức đêm và không tròn giấc. Dưới đây là những gì bạn có thể làm:

- Khi bé ngủ, hãy cố gắng ngủ, thậm chí tranh thủ cả các giấc ngủ vào ban ngày

- Ăn các loại thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và các loại thịt nạc. Hạn chế dùng đồ ngọt và thực phẩm có quá nhiều chất béo.

- Nhờ chồng, gia đình và bạn bè giúp đỡ

13. Khi nào bạn sẽ có thai trở lại?

Nếu bạn không cho con bú, khoảng 6-8 tuần sau khi sinh bạn sẽ có thể có thai trở lại. Nếu bạn đang cho con bú, bạn có thể duy trì sau khoảng 6 tháng đến một năm, tùy theo mỗi cá nhân. Một số phụ nữ có thể không mang thai trở lại cho đến khi họ ngưng cho con bú.

Trên thực tế, bạn vẫn có thể rụng trứng trở lại ngay khi bạn đang cho con bú. Điều này có nghĩa là bạn sẽ có thai trở lại dù bạn đang cho con bú hay không. Do đó, bạn cần phải dùng các biện pháp tránh thai khác, an toàn hơn cho đến khi bạn thực sự sẵn sàng để mang thai trở lại.

Nếu đang trong giai đoạn cho con bú, hãy nhờ bác sĩ tư vấn về biện pháp tránh thai an toàn nhất vì không phải tất cả các phương pháp ngừa thai đều an toàn khi bạn đang cho con bú.

14. Bạn có thể giảm cân sau khi sinh?

Đây là thời điểm bạn cần sức khỏe nhiều nhất để phục hồi nhanh chóng sau sinh. Song, nếu bạn muốn kiểm soát cân nặng thì điều đó vẫn có thể, miễn sao bạn đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bản thân và cho chất lượng sữa mẹ. Tuy nhiên, đây chỉ là lời khuyến cáo đối với những bà mẹ mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao.

Nếu bạn muốn có thai trở lại hoặc có dự định sinh em bé trong tương lai, hãy cố gắng kiểm soát cân nặng của mình để có được một cơ thể khỏe mạnh cho kỳ mang thai tiếp theo của mình.

Dưới đây là những việc bạn có thể làm để giảm cân trong giai đoạn sau sinh:

- Nói chuyện với các chuyên gia hoặc bác sĩ về trọng lượng an toàn cho sức khỏe của bạn. Nếu trước khi mang thai bạn bị thừa cân, bạn sẽ cần giảm cân nhiều hơn.

- Ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ngọt và thực phẩm nhiều chất béo

- Uống nhiều nước

- Vận động ngay sau khi cơ thể bắt đầu phục hồi bằng các bộ môn cơ bản như đi bộ hoặc bơi lội

- Cho con bú sữa mẹ cũng là cách rất hiệu quả để bạn đốt cháy calo. Nó sẽ giúp bạn giảm cân nhanh hơn và tốt cho tuyến vú của bạn về sau (ngừa ung thư vú).

- Đừng cảm thấy nản lòng nếu bạn đã cố gắng nhưng không thể giảm được nhiều cân như mong muốn. Bạn càng căng thẳng sẽ càng làm nảy sinh những tâm lý bất thường và có thể khiến bạn thèm ăn. Hơn nữa, bạn cần thời gian để vòng eo và cân nặng trở về bình thường như lúc trước.

15. Sau sinh da sẽ đẹp hơn hay xấu đi?

41674-sau-sinh-7.jpg

Ngủ đủ giấc sẽ giúp da bạn đẹp hơn

Chắc chắn những vết rạn da trên bụng, đùi, ngực và dưới bẹn sẽ không thể biến mất nhanh chóng sau khi sinh. Nếu muốn rút ngắn giai đoạn phục hồi da tự nhiên, bạn có thể dùng kem hoặc thuốc nước để thoa trực tiếp lên da. Nhưng trước khi muốn dùng những loại thuốc này cần có sự tư vấn chuyên môn. Ngoài ra, nếu muốn da dẻ hồng hào và mịn màng sau sinh, bạn nên tranh thủ ngủ đủ giấc, ngay cả ban ngày.

16. Tóc sẽ thay đổi thế nào sau sinh?

Mái tóc của bạn có thể đã dày và bóng hơn khi mang thai do lượng nội tiết tố tăng nhanh. Vì vậy, sau sinh, khi nội tiết tố giảm đi đột ngột, nó sẽ khiến bạn trở về lại như bình thường và bạn có cảm tưởng như tóc mình mất đi do rụng quá nhiều. Tuy nhiên, tin mừng là nó sẽ chấm dứt sau khoảng 3-4 tháng sau sinh. Và đây là những gì bạn có thể làm để giảm bớt tình trạng rụng tóc:

- Ăn nhiều trái cây và rau quả để tăng dưỡng chất cho tóc

- Không dùng lược nhựa chải tóc hay chải ngay sau khi tóc còn ướt

- Không cột và xiết tóc quá chặt bằng các dây buộc tóc

- Nếu dùng máy sấy, hãy giảm nhiệt và để cách xa.

Yeutre.vn

Nguồn: marchofdimes

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI