Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng một ngày và những lưu ý liên quan mẹ cần biết

Chắc hẳn các mẹ ai cũng đã từng thắc mắc rằng,  trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng một ngày là đủ. Bên cạnh đó hẳn là còn những điều cần biết khác liên quan đến một giấc ngủ chất lượng của con. Bởi vì, giấc ngủ thực sự rất quan trọng và là tiền đề cho mọi sự phát triển của con. Để rõ hơn về điều này, mẹ hãy cùng Yeutre.vn tìm hiểu qua nội dung liên quan được chia sẻ dưới đây nhé. 

banner ads

1. Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng một ngày?

em bé ngủ
Tùy theo độ tuổi thời gian ngủ của trẻ cũng sẽ khác nhau. Ảnh Internet

Việc trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng một ngày còn tùy thuộc theo độ tuổi: Đối với trẻ từ 0 - 3 tháng tuổi trẻ cần được ngủ 14 - 18 tiếng/ ngày. Càng lớn thời gian ngủ của bé sẽ được rút lại. Trẻ sơ sinh từ 4 - 6 tháng tuổi các mẹ cần cho bé ngủ từ 10 - 14 tiếng/ ngày, thời gian này, bé đang dần thích nghi với cuộc sống xung quanh nên mẹ thời gian ngủ của con có thể giảm xuống 1 tiếng so với tháng trước đó. Đối với trẻ từ 9 - 12 tháng, trẻ chỉ cần ngủ đủ 10 - 13 tiếng/ ngày.

2. Nếu trẻ ngủ không đủ so với tiêu chuẩn thì mẹ cần phải làm gì?

2.1 Trẻ ngủ ít hơn so với tiêu chuẩn

Dù tiêu chuẩn ngủ cụ thể là như trên, song thực tế không phải mọi trẻ sơ sinh đều ngủ đủ số tiếng, đây là điều khiến nhiều mẹ rất lo lắng. Mẹ cũng thấy, trẻ sơ sinh trong những tháng đầu tiên gần như là ngủ cả ngày lẫn đêm, trẻ chỉ dậy khi cần phải giải quyết những nhu cầu cá nhân như đói, đi vệ sinh,... Giấc ngủ của bé rất ngắn chỉ từ 1 - 2 tiếng và trải qua 5 giai đoạn ngủ. Nếu nhận thấy bé chỉ ngủ dưới 10 tiếng/ ngày tổng cộng, hoặc có những dấu hiệu kèm theo như: xuất hiện những vết chàm mới trên người, rụng tóc , ngủ ngáy to, thay đổi hành vi,.. mẹ cần phải đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám. Vì lúc này, chắc chắn giấc ngủ cùng các dấu hiệu đi kẻm phản ảnh sức khỏe của bé có thể đang gặp vấn đề và cần phải kiểm tra thăm khám sớm. 

Bé rụng tóc vành khăn
Kèm theo chất lượng giấc ngủ kém, là tình trạng bé rụng tóc nhất là rụng tóc vành khăn thì mẹ cần mang con đi khám. Ảnh Internet

2.2 Trẻ ngủ nhiều có tốt không?

Khác với người lớn, trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian trong ngày chỉ để ngủ. Nếu như trẻ ngủ ít chúng ta cần quan tâm, ngược lại trẻ ngủ quá nhiều so với tiêu chuẩn thì cũng nên lưu ýt. Trẻ ngủ quá nhiều so với tiêu chuẩn thì có thể con đang bị sốt, mất nước, vàng da. Trường hợp kèm theo đó có các dấu hiệu khác nữa như nhức đầu, đau cổ, ngủ li bì hoặc thậm chí có dấu hiệu như hôn mê thì có thể đó là triệu chứng của bệnh viêm màng não . Lúc này, nhất định mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám ngay để phát hiện bệnh và điều trị tốt nhất..

3. Cách giúp trẻ ngủ ngon hơn

Chúng ta có thể thấy, việc đảm bảo giấc ngủ cả về chất lượng đến thời gian ngủ cho bé là cực kỳ quan trọng. Do đó, mẹ luôn cần phải để ý và cần phải cải thiện giấc ngủ của trẻ ngay khi con ngủ không ngon lẫn không ngủ đủ, về cách giúp trẻ ngủ ngon ngủ đủ, mẹ có thể tham khảo các gợi ý như sau: 

  • Đảm bảo cho bé đã uống đủ sữa : Bạn nên cho bé bú một hơi dài. Nếu bạn cho bé ngủ luôn ngay sau khi bú sẽ làm bé thức giấc sớm, khiến bạn phải cho bé bú tiếp, việc này sẽ tạo nên thói quen đòi bú đêm của trẻ.
  • Hãy kiểm tra và thay tã trước khi cho bé ngủ : Mẹ cần làm điều này vì sẽ giúp bé có giấc ngủ ngon và lâu hơn.
  • Quấn khăn quanh người giúp trẻ ngủ ngon hơn : Trẻ sơ sinh thích cảm giác an toàn, càng ít cử động thì sẽ càng dễ ngủ hơn. Đó chính là lý do tại sao mẹ nên cuốn khăn cho trẻ sơ sinh khi con ngủ. 
quấn khăn cho bé
Quấn khăn quanh người giúp trẻ ngủ ngon hơn. Ảnh Internet
  • Tránh dùng các bộ ga giường, gối lỏng lẻo : Việc dùng các bộ ga giường hay gối lỏng lẻo dễ khiến bé có cảm giác không an toàn, bé sẽ không ngủ ngon được. Thêm vào đó khi con lớn hơn một chút, ga hay gối lỏng lẻo cũng dễ có khả năng gây nguy hiểm cho con. 
  • Mở nhạc nhẹ trong phòng ngủ : Âm nhạc rất dễ làm dịu trẻ. Bên cạnh đó,  âm nhạc giúp bé ngủ ngon hơn và còn góp phần giúp con phát triển não bộ nữa.
  • Duy trì nhiệt độ trong phòng phù hợp : Nhiệt độ cũng có những tác động nhất định đến giấc ngủ và sức khỏe của bé. Tùy theo mùa và không gian cụ thể, cũng như việc sử dụng máy lạnh hay quạt, mẹ luôn cần lưu ý về nhiệt độ phòng phù hợp với thân nhiệt bé. Nhiệt độ phòng nên duy trì 26-28 độ C và bảo đảm máy lạnh hay quạt hoặc gió vào phòng không tạt thẳng vào người bé. 
  • Vỗ về bé : Vỗ về con cũng là một cách để trẻ cảm thấy yên tâm hơn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Vỗ về càng cần thiết trong những trường hợp bé không tự ngủ được hoặc chưa có thói quen tự ngủ. Lúc này, mẹ có thể vỗ nhẹ lưng, hát ru cho bé và luôn đặt bé vào nơi mà bé thường hay ngủ. Như thế, bé sẽ cảm thấy thoải mái, dễ đi vào giấc ngủ hơn.

4. Những lưu ý khác liên quan đến giấc ngủ của con mẹ cần biết

  • Tránh tình trạng méo đầu cho trẻ : Mẹ nên thường xuyên thay đổi vị trí ngủ cho bé, dành thời gian cụ thể cho bé nằm sấp (nằm bụng), mẹ có thể để bé nằm bụng khi bé tỉnh giấc và khuyến khích bé nhìn lên trên, điều này có thể kích thích cho bé xoay đầu xung quanh khi nằm xuống. Mẹ cũng nên hạn chế cho bé nằm nôi di động và tránh để bé nằm lâu trên bất kì mặt phẳng nào.
  • Không nên cho trẻ ngậm vú cao su khi ngủ : Vì ngậm vú giả lâu sẽ ảnh hưởng đến sự phá triển của răng. Ngoài ra, miệng của bé ngậm vú nên việc hô hấp cũng sẽ bị hạn chế, có thể gây nên tình trạng thiếu oxi cho trẻ.
ngậm ti giả
Ngậm vú giả lâu sẽ ảnh hưởng đến sự phá triển của răng. Ảnh Internet
  • Không nên bế trẻ khi ngủ : Vì đây sẽ hình thành thói quen ngủ xấu, do nếu không có ai bế, bé sẽ quấy, khóc. Việc bế bé khi ngủ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, tim, phổi.
  • Không bọc bé quá kỹ : Thói quen của nhiều mẹ là mặc ấm cho con luôn còn cuốn con với nhiều lớp khăn. Điều này không tốt cho trẻ. Thêm vào đó, thói quen để nhiệt độ phòng quá nóng hoặc đóng hết các cửa khiến phòng không thoáng khi bé ngủ cũng không có lợi cho giấc ngủ của bé . Đặc biệt, không nên có khói thuốc trong nhà, trong không gian chung quanh bé khi ngủ, vì khói thuốc rất độc hại, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nói chung. Sự ngột ngạt, bụi và khói thuốc - tất cả những điều này đều được các chuyên gia cảnh báo, đều có thể trở thành nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Không nên để trẻ ngủ trên giường của người lớn : Theo nghiên cứu của Đại học Y Saint Louis cho thấy, bé dưới 8 tháng tuổi ngủ trên giường người lớn có nguy cơ ngộp thở hoặc mắc kẹt giữa tường và nôi gấp 40 lần. Do vậy, mẹ cũng cần lưu ý điều này nhé.

Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ nhỏ. Việc mẹ biết được trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng một ngày sẽ góp phần giúp mẹ kiểm soát, và chăm lo cho giấc ngủ bé tốt hơn. Điều này sẽ đảm bảo hơn cho sự phát triển của con. Các mẹ cũng đừng vội nản hay cảm thấy khó khăn khi bàn về giấc ngủ, hoặc cải thiện chất lượng, đảm bảo thời gian ngủ của trẻ, mẹ chỉ cần cố gắng đưa thời gian ngủ của bé đi vào quy luật, thì việc chăm sóc trẻ sẽ đỡ vất vả hơn rất nhiều.

Hiền Anh tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI