Bệnh viêm kết mạc mắt ở trẻ em cần hiểu rõ để phòng tránh tốt hơn

Bệnh viêm kết mạc mắt ở trẻ em xuất hiện rất phổ biến với nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Bệnh làm cản trở khả năng sinh hoạt và học tập của trẻ. Dạng viêm mắt này rất cần được phát hiện kịp thời, cũng như sự quan tâm chăm sóc của người lớn, đặc biệt là cha mẹ, để giúp trẻ mau chóng phục hồi sức khỏe tốt nhất.

banner ads

1. Nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc mắt ở trẻ em

Bệnh viêm kết mạc mắt ở trẻ em là một bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp
Viêm kết mạc mắt ở trẻ em là một bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp - Ảnh Internet

Bệnh viêm kết mạc mắt ở trẻ em, thường được biết đến với tên gọi đau mắt đỏ, là tình trạng kết mạc mắt của trẻ bị viêm.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm kết mạc mắt ở trẻ:

  • Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là do nhiễm vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu, phế cầu.
  • Nguyên nhân thứ hai là do trẻ bị nhiễm virus adeno, do nhiễm ký sinh trùng, hoặc trẻ bị dị ứng, kích ứng bởi khói bụi, hóa chất.
  • Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khác như: nhiễm khuẩn từ trong bụng mẹ, dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh,...

Viêm kết mạc là bệnh lây qua đường hô hấp và có tốc độ lây truyền rất nhanh. Bệnh viêm kết mạc mắt ở trẻ thường gặp vào mùa hè, xuất hiện ở trẻ thành thị nhiều hơn so với trẻ sống ở vùng nông thôn. Nơi càng tập trung đông người thì càng có nguy cơ phát tán bệnh thành dịch nguy hiểm.

2. Biểu hiện viêm kết mạc mắt ở trẻ và những biến chứng có thể xảy ra

Trẻ bị viêm kết mạc mắt thường có biểu hiện đỏ mắt, ngứa mắt và mí mắt sưng phù
Trẻ bị viêm kết mạc mắt thường có biểu hiện đỏ mắt, ngứa mắt và mí mắt sưng phù - Ảnh Internet

Bệnh viêm kết mạc mắt ở trẻ em gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, học tập của trẻ, nếu không được chữa trị triệt để và chăm sóc đúng cách. Bệnh có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, như viêm giác mạc, loét giác mạc,...thậm chí, có thể dẫn tới mù lòa.

Biểu hiện của bệnh viêm kết mạc ở trẻ em có thể quan sát thấy được, bao gồm: trẻ cảm thấy khó chịu ở mắt, thấy ngứa mắt, hay nháy mắt, đưa tay lên dụi mắt thường xuyên, mắt đỏ , chảy nước mắt, mí mắt sưng nề, có nhiều ghèn nên trẻ khó mở mắt vào buổi sáng, sợ ánh sáng,...Ban đầu, các dấu hiệu này xuất hiện ở một bên mắt trước khi lan sang mắt thứ hai. Ngoài ra, ở một số trường hợp, viêm kết mạc mắt còn có thể khiến trẻ sốt nhẹ, nổi hạch ở tai.

3. Cách phòng ngừa và xử lý bệnh viêm kết mạc mắt ở trẻ em cha mẹ cần lưu ý

Trẻ bị viêm kết mạc mắt cần sử dụng thước theo chỉ định của bác sĩ
Trẻ bị viêm kết mạc mắt cần sử dụng thước theo chỉ định của bác sĩ - Ảnh Internet

Để phòng tránh bệnh viêm kết mạc mắt ở trẻ em, các bậc cha mẹ nên có những cách phòng ngừa cho trẻ như:

  • Vệ sinh mắt cho trẻ bằng dung dịch vệ sinh mắt chuyên dụng.
  • Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, chậu rửa mặt,...
  • Khi trẻ đi ra ngoài đường, cần đeo kính cho trẻ để tránh khói bụi.
  • Khi trẻ bị bệnh, cha mẹ cần cách ly trẻ cho đến khi khỏi hẳn bệnh để tránh lây sang cộng đồng.
  • Cần cho trẻ ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng để trẻ có đủ sức đề kháng ngừa bệnh.
  • Khi ở nhà, cha mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý - đây là cách an toàn đối với mắt của trẻ.

Khi mắt bé bị viêm - bao gồm các dạng viêm mắt ở trẻ nói chung, thì cách tốt nhất là cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc nhỏ mắt cho con, hoặc, nếu cho trẻ uống thuốc phải theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa.

Bệnh viêm kết mạc mắt ở trẻ em tuy không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng cha mẹ cũng không nên chủ quan. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ mau chóng khỏi và không để lại những biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Hy vọng qua bài viết này, các bậc phụ huynh sẽ lưu ý được những dấu hiệu nhận biết và xử lý khi trẻ bị viêm kết mạc mắt một cách nhanh chóng, an toàn nhất, giúp con hồi phục sức khỏe tốt hơn.

Trần Trần tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI