Các dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em và cách can thiệp khi phơi nhiễm

Sốt cao trên 40 độ C, nổi chấm trắng li ti trong niêm mạc má, xuất hiện ban đỏ… là những dấu hiệu bệnh sởi rất điển hình ở trẻ em.

banner ads

45073-benh-soi-o-tre-em-6.jpg

Một trẻ nhỏ mắc bệnh sởi

Sởi là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất dễ lây truyền, được gây ra bởi một loại virus thuộc họ Paramyxoviridae. Bệnh gây phát ban trên da khắp toàn thân và kèm theo các triệu chứng giống như cảm cúm bao gồm: sốt, ho, chảy nước mũi... Mỗi năm, trên toàn thế giới có khoảng 20 triệu trường hợp nhiễm sởi. Điều này cho thấy đây là bệnh lây nhiễm có tốc độ lây lan chóng mặt.

Hiện nay, không có thuốc điều trị sởi và virus có thể biến mất một cách tự nhiên. Tuy nhiên, nếu một đứa trẻ mắc bệnh được uống nhiều nước, nghỉ ngơi nhiều và được được cách ly chăm sóc sẽ giảm tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng. Dưới đây là chi tiết các dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em để bố mẹ tiện theo dõi:

Các dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em

banner ads

Bệnh sởi nổi tiếng nhất với dấu hiệu phát ban đỏ toàn thân. Tuy nhiên, trước khi ban đỏ xuất hiện, các triệu chứng đầu tiên khác của bệnh đã khởi phát và chúng bao gồm: ho, chảy nước mũi, sốt cao và mắt đỏ. Trẻ mắc bệnh cũng có thể có xuất hiện những đốm Koplik, tức đốm nhỏ màu trắng trong niêm mạc má.

45074-benh-soi-o-tre-em-7.jpg

Dấu hiệu Koplik

Sau 3-5 ngày kể từ khi các triệu chứng ban đầu xuất hiện, sởi phát ban và có thể cùng lúc kèm theo sốt cao lên đến 40 ° C. Các ban có màu đỏ, phẳng và thường dính thành mảng loang lổ trên da. Ban đầu, nó xuất hiện sau tai, sau lan ra má, cổ và và cánh tay, chân cũng như bàn chân, bàn tay. Cơn sốt và phát ban sẽ dần biến mất sau một vài ngày toàn phát.

Con đường lây nhiễm bệnh sởi

45075-benh-soi-o-tre-em-17.jpg

Ho làm virus gây bệnh vào trong không khí và tăng nguy cơ lây truyền bệnh

Bệnh sởi rất dễ lây. Những người chưa được tiêm phòng sởi sẽ có 90% nguy cơ mắc bệnh sởi nếu tiếp xúc với nguồn bệnh. Bệnh sởi lây lan khi trẻ hít vào hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người bị nhiễm virus thông qua con đường hắt hơi, ho,... Một trẻ nhỏ sau khi tiếp xúc với virus có thể không có dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em cho đến 8-10 ngày sau đó.

Những người bị bệnh sởi có thể lây bệnh từ 4 ngày trước khi xuất hiện phát ban và cho đến khoảng 4 ngày sau sởi phát ban. Bệnh dễ lây nhất khi trẻ bị sốt, chảy nước mũi và ho.

Những người có nguy cơ mắc bệnh sởi cao nhất trong các đợi dịch bùng phát là trẻ sơ sinh (vì các bé chưa đủ tuổi chủng ngừa), phụ nữ mang thai và những người có chế độ dinh dưỡng kém hoặc hệ miễn dịch bị suy yếu.

Can thiệp khi phơi nhiễm

Khi bệnh sởi bùng phát thành dịch, tiêm kháng thể sởi (gọi là globulin) có thể giúp bảo vệ những người chưa được chủng ngừa nếu họ tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Mũi tiêm này có hiệu quả nhất trong vòng 6 ngày tiếp xúc. Những kháng thể của mũi tiêm này có thể vừa ngăn ngừa bệnh sởi vừa làm cho các dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em ít nghiêm trọng.

Đối với những phụ nữ không mang thai và những người không thuộc một trong các nhóm có nguy cơ cao, có thể dùng thuốc chủng ngừa bệnh sởi trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc với bệnh sởi để được bảo vệ.

Trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng và có tiếp xúc với bệnh sởi nếu thấy các dấu hiệu bệnh sợi ở trẻ em điển hình nên đến các cơ sở y tế và được chăm sóc cách ly nếu được chẩn đoán mắc sởi.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI