1. Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm
Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm
Đó là ăn đúng độ tuổi, thời gian ăn hợp lý, cân đối. Một số mẹ vì nóng vội con nhỏ hơn so với trẻ cùng tuổi hoặc thấy con có vẻ phát triển nhanh hơn trẻ khác, lập tức cho con ăn dặm khi con mới 4 - 5 tháng tuổi. Điều này vô cùng tai hại, ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa của con.
Dạ dày trẻ 4 - 5 tháng tuổi mới chỉ phát triển hơn quả dâu tây một chút và chỉ chứa được 60 - 90ml/cữ sữa, đồng thời thành phần dịch vị dạ dày của trẻ còn yếu, chưa tốt như người lớn nên không thích hợp để tiêu hóa hay hấp thụ protein, các dưỡng chất khác ngoài sữa mẹ. Do đó, nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm, dẫn đến con dễ bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất lẫn tinh thần của con.
Tốt nhất, mẹ nên cho con ăn dặm khi con 6 tháng tuổi. Lúc này, dạ dày cũng như ruột của trẻ đã phát triển tốt hơn, có thể hấp thu dưỡng chất và tiêu hóa được các thực phẩm ngoài sữa mẹ.
2. Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ
Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm có chất xơ như rau xanh
Trong thực đơn ăn dặm của trẻ, mẹ nên ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ hơn thực phẩm giàu protein nếu muốn hệ tiêu hóa của con luôn hoạt động tốt. Sở dĩ, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây sẽ có khả năng giữ và thanh lọc thức ăn trong hệ tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, chúng cũng sẽ giúp phân mềm, chống táo bón cho trẻ hiệu quả.
3. Chọn thực phẩm an toàn, vệ sinh
Hãy lưu ý, hệ tiêu hóa trẻ còn yếu, nếu mẹ không lựa chọn thực phẩm an toàn khi nấu cho con ăn có thể khiến con bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân sống hoặc tiêu chảy. Do đó nên chọn thực phẩm như hải sản, thịt còn tươi sống, các loại rau có chứng nhận an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ ăn thực phẩm hết trong từng bữa, không hâm nóng lại ăn vào bữa sau. Vì trong quá trình bảo quản, thực phẩm đã bị vi khuẩn tấn công gây rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đau bụng nhiều lần.
4. Sử dụng dầu thực vật
Nên sử dụng dầu thực vật cho trẻ khi nấu ăn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, với trẻ nhỏ tốt nhất mẹ nên bổ sung chất béo từ dầu thực vật như dầu oliu, dầu hạt nho... thay vì chất béo từ mỡ động vật. Nhưng như thế không có nghĩa mẹ cắt hoàn toàn mỡ động vật trong bữa ăn của trẻ. Mẹ vẫn cần cho trẻ ăn trong một lượng nhất định, lượng ăn 1 lần/tuần chẳng hạn. Hoặc mẹ cho trẻ ăn thịt heo có chút mỡ để bổ sung chất béo từ động vật cho trẻ.
5. Thời gian ăn uống hợp lý, đều đăn
Đừng cho trẻ ăn bất kỳ thời gian nào mẹ thích hoặc thời gian mẹ rảnh rỗi, bởi điều này chỉ khiến hệ tiêu hóa của trẻ rối loạn và mất cân bằng. Mẹ cần lên lịch ăn uống cụ thể cho trẻ. Nên cho trẻ ăn sáng sau 7 giờ, vì đây là thời điểm cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất. Ăn trưa cách giờ sáng khoảng 4 - 5 giờ, ăn tối trước khi đi ngủ 2 tiếng để bụng không bị đau vì khó tiêu. Mẹ có thể cho trẻ ăn thêm 1 - 2 bữa phụ với đồ ăn nhẹ như sữa chua, trái cây, bánh...
6. Bổ sung nước đầy đủ cho con
Cho trẻ uống đầy đủ nước
Bên cạnh chế độ ăn, thời gian ăn phù hợp, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ khỏe mạnh hơn khi cơ thể được cung cấp đầy đủ nước. Vì vậy, mẹ cần bổ sung nước cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi của trẻ.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, bú mẹ hoàn toàn thì không cần bổ sung nước vì sữa mẹ đã cung cấp đủ nước cho trẻ. Với trẻ trên 6 tháng tuổi - 1 tuổi, mẹ có thể bổ sung từ 40ml - 100ml cho trẻ tùy theo từng giai đoạn.
Trẻ trên 1 tuổi, mẹ tùy thuộc vào cân nặng của trẻ để bổ sung. Ví dụ, trẻ nặng 10 kg, mẹ nên bổ sung khoảng 800- 1 lít nước/ngày. Nguồn nước có thể từ nước canh, sữa, nước lọc, cháo, bột...
Việc bổ sung nước chuẩn theo nhu cầu cơ thể sẽ giúp cơ thể con nhận đủ nước, không thừa, không thiếu, hỗ trợ sự phát triển của cơ thể và hệ tiêu hóa của con.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm: