Viêm tai giữa ở trẻ em và biến chứng mẹ không nên coi thường

Viêm tai giữa ở trẻ em là bệnh tai - mũi - họng phổ biến, được xếp vào nhóm bệnh đường hô hấp trên. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh này ở trẻ em và hậu quả của có để lại có thể là nhẹ. Tuy nhiên, nếu bệnh không được phát hiện, xử lý kịp thời thì sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

banner ads

1. Cấu trúc tai và viêm tai giữa ở trẻ em

Trẻ bị viêm tai giữa
Viêm tai giữa thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhất là vào mùa nóng - Ảnh Internet

Viêm tai giữa ở trẻ em, hiểu một cách đơn giản, là viêm ở bộ phận tai giữa. Chúng ta biết rằng, cấu trúc của tai - ngoài vành tai - còn có ống tai ngoài, phần phía sau màng nhĩ là tai giữa - nằm sâu trong vùng xương thái dương. Ở trong tai giữa còn có một chuỗi xương có lớp niêm mạc lót và có khoảng trống để trẻ tiếp nhận âm thanh. Viêm tai giữa là viêm bộ phận nằm sâu ở trong xương đó.

Tai giữa của trẻ có lỗ thông với mũi họng, còn gọi là vòi nhĩ, có nhiệm vụ thông vùng mũi và vùng họng của trẻ. Do đó, chỉ cần viêm mũi, viêm họng, thì vi trùng ở vùng mũi, vùng họng sẽ nhanh chóng đi lên mũi, lên tai và gây viêm tai giữa. Trên thực tế, trẻ em dễ bị viêm tai giữa hơn người lớn, vì vòi nhĩ của trẻ ngắn và hẹp hơn so với người lớn, nên vi trùng sẽ đi xâm nhập và lây lan nhanh hơn.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa ở trẻ , như sức đề kháng của trẻ còn non yếu, trẻ bị cảm lạnh, sống trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, vệ sinh tai cho trẻ không đúng cách gây tổn thương tai cho trẻ,...Trong vài trường hợp, trẻ ngay khi mới sinh ra ít ngày cũng đã bị viêm tai giữa, nguyên nhân có thể do bú sữa. Khi trẻ bú sữa no và đặt đầu thấp, dòng sữa sẽ trào lên, đi theo vòi nhĩ đến tai, dẫn đến viêm tai giữa. Viêm tai giữa ở trẻ em thường gặp nhất với bé khoảng từ 6 tháng đến 18 tháng, và có thể kéo dài đến khi lớn, tái đi tái lại nhiều lần, và trở thành bệnh mãn tính.

2. Dấu hiệu trẻ viêm tai giữa

Dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa
Trẻ bị viêm tai giữa thường cảm thấy đau nhức tai - Ảnh Internet

Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ em có thể quan sát thấy được, bao gồm: trẻ sốt, có mủ vàng trong tai, đau vành tai, quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn, hoặc, có thể kèm theo dấu hiệu tiêu chảy, màng nhĩ bị sưng đỏ hoặc phồng to một cách bất thường - dấu hiệu này rất quan trọng trong việc chẩn đoán viêm tai giữa.

Nếu trẻ bị viêm tai giữa nhưng không được điều trị kịp thời, thính lực của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hoặc gây mủ ở tai . Nguy hiểm hơn, nếu xuất hiện tình trạng nhiễm trùng tai đi ngược vào trong hộp sọ, hoặc gây viêm xương chẩm, thì có thể gây viêm màng não, áp xe não,...

3. Chăm sóc và điều trị viêm tai giữa ở trẻ

Khi trẻ có dấu hiệu sốt và đau tai, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán có mắc viêm tai giữa hay không. Nếu trẻ bị viêm tai giữa, phụ huynh nên phối hợp với đội ngũ y tế, tuân thủ theo phác đồ điều trị, để hạn chế nguy cơ tái phát hoặc gặp biến chứng.

Bác sỹ khám tai cho bé
Khi trẻ có dấu hiệu viêm tai giữa, cha mẹ hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ tai - mũi - họng - Ảnh Internet

Dưới đây là khuyến cáo của bác sĩ dành cho cha mẹ khi chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa: 

  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng mũi, họng cho trẻ bằng nước muối.
  • Không được sử dụng tăm bông để ngoáy tai cho trẻ. Đối với trẻ có ráy tai ướt, cha mẹ chỉ cần lau sạch vùng ống tai. Đối với trẻ có ráy tai khô, cha mẹ có thể dùng chế phẩm là nước vô trùng xịt vào tai để ráy tai trở nên ướt và trôi ra.
  • Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc hoặc các phương pháp làm sạch tai cho trẻ vì có thể gây ra những tác dụng phụ, làm cho tình trạng nhiễm trùng của trẻ nặng hơn khó khăn cho việc điều trị. Mỗi giai đoạn bệnh sẽ có cách điều trị và chăm sóc khác nhau.

Để phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, khi trẻ bú xong, nên ẵm bé một chút xíu để đầu của bé cao lên giúp sữa theo chiều ruột được xuống dễ dàng. Sau khi thấy trẻ đã ợ hơi thì có thể cho trẻ nằm nhưng gối đầu cao 30 độ cho trẻ. Nếu trẻ ọc sữa, nhanh chóng ẵm trẻ lên hoặc nhanh chóng hất mặt trẻ qua một bên để cho trẻ trào sữa ra ngoài chứ không đặt ngược trở lại vì sữa có thể trào lên phổi hoặc tai của trẻ.

Mẹ và trẻ
Phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ ở các độ tuổi là chú ý cần thiết quan trọng của các bậc phụ huynh. Ảnh Internet

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em là một vấn đề rất thường gặp. Đặc biệt là vào mùa nóng, mùa hè bệnh viêm tai giữa ở trẻ càng có khuynh hướng tang, khi thời tiết lúc này nóng nảy, trẻ tiếp xúc với nước gấp đôi bình thường, còn vi khuẩn virus thì sinh sôi gấp mấy, dễ thâm nhập cơ thể trẻ cũng gấp mấy.

Bệnh viêm tai giữa có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ sau này. Chính vì vậy, việc hiểu biết về bệnh, cũng có thể giúp cha mẹ biết được các xử trí đúng đắn, nếu trẻ chẳng may mắc phải. Điều này góp phần giúp trẻ mau chóng phục hồi sức khỏe và tránh được những hậu quả không mong muốn hơn.

Trần Trần tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI