Trẻ bị sởi kiêng ăn gì để mau chóng hồi phục?

Trẻ bị sởi kiêng ăn gì hoặc trẻ bị bệnh này ăn gì hay không nên ăn gì là những câu hỏi rất phổ biến mà các cha mẹ đều băn khoăn khi chăm sóc con. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, vì chế độ dinh dưỡng là một yếu tố rất quan trọng. Yếu tố này góp phần quyết định thời gian hồi phục cũng như ngăn ngừa các nguy cơ xấu khi trẻ mắc bệnh. Vì vậy, trong chủ đề này, Yeutre.vn cùng chia sẻ với phụ huynh những thông tin hữu ích, nhằm phản hồi lại câu hỏi nhiều trăn trở trên.

banner ads

1. Trong khẩu phần dinh dưỡng, trẻ bị sởi kiêng ăn gì?

1.1. Trẻ bị sởi nên kiêng một số loại thủy hải sản

Khi trẻ mắc bệnh sởi, cha mẹ cần cho trẻ kiêng các nguồn thực phẩm có chứa protein dễ gây dị ứng như các loại thủy hải sản, bao gồm:

  • Cá rô, cá chép, cá chỉ vàng
  • Cua, tôm, nghêu, sò, lươn... 
Hải sản
Khi trẻ bị sởi, cha mẹ nên cho trẻ kiêng ăn các loại thủy hải sản dễ bị dị ứng. Ảnh Pixabay 

1.2. Trẻ bị sởi kiêng ăn gì? - Nên cho trẻ kiêng một số loại thịt quá giàu đạm khó tiêu hóa

Trẻ bị sởi kiêng ăn gì nữa không ngoài một số loại thủy hải sản dễ gây dị ứng? Câu trả lời tiếp theo đó chính là protein có chứa trong các loại thịt và côn trùng có thể kể đến như:

  • Thịt dê, thịt chó
  • Thịt gà, thịt vịt
  • Nhộng

Các loại thực phẩm này rất giàu protein có thể khiến cho trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa. 

1.3. Kiêng một số gia vị cay nóng

Trẻ bị sởi kiêng ăn các loại gia vị dùng trong nêm nếm có thể khiến cho hệ tiêu hóa vốn yếu ớt của trẻ trở nên hoạt động quá tải. Chúng cũng có thể tác động xấu đến việc ăn uống của trẻ. Các loại gia vị cay nóng có thể đề cập như:

  • Các loại ớt
  • Các loại rau thơm
  • Hoa hồi, bột quế, bột rau cải... 
Gia vị cay nóng
Trẻ bị sởi nên kiêng các gia vị cay nóng. Ảnh Pixabay 

1.4. Vậy nên cho trẻ bị sởi ăn gì?

Những thực phẩm mà trẻ bị sởi nên bổ sung nhiều trong giai đoạn này chính là những thực phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, để có thể bù đắp nguồn năng lượng và dưỡng chất đã mất đi trong quá trình bệnh của trẻ. Do đó, cha mẹ nên cho trẻ bị sởi sử dụng thực phẩm có chứa nhiều protein như: thịt bò, thịt heo, thịt cừu, trứng, sữa...

Đồng thời, cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây để giúp trẻ tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch, chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như: rau bó xôi, rau ngót, củ cải đường, rau mùng tơi, rau chân vịt, cam, táo, đào, lê, nho, chuối, đu đủ, dưa hấu, xoài...

2. Ngoài các nguồn thực phẩm nói trên, trẻ bị sởi nên kiêng ăn gì khác?

Trong giai đoạn mắc sởi, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoạt động ổn định. Vì thế, trẻ bị sởi kiêng ăn:

  • Các thức ăn chế biến khô hoặc đặc.
  • Các thức ăn chế biến sẵn có chứa nhiều dầu mỡ, các đồ chiên xào... 
Khoai tây chiên
Đô chiên xào nhiều dầu mỡ không tốt cho trẻ bị sởi. Ảnh Pixabay 

Thay vào đó, cha mẹ nên chế biến thức ăn cho trẻ sao cho dễ tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng dễ dàng hơn. Các thức ăn thích hợp nhất là những thức ăn ở dạng lỏng như cháo, súp hoặc cũng có thể xay các nguyên liệu cho trẻ dễ ăn hơn. Ngoài ra, nước ép trái cây, rau củ có tính mát cũng giúp bé sớm cải thiện và phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Lê, táo, đào, cam hay cải trắng, cà rốt, rau chân vịt... cũng là sự lựa chọn hợp lý của cha mẹ khi không biết trẻ bị sởi kiêng ăn gì.

3. Trẻ bị sởi tránh uống gì không tốt cho quá trình phục hồi

Phụ huynh cần tránh cho trẻ sử dụng các loại nước ngọt, nước có ga, cồn...Vì, các loại thức uống này có thể làm cho tình trạng bệnh của trẻ trở nên xấu đi.

Trong giai đoạn bị bệnh và đang phục hồi, do bị mất nước nhiều nên trẻ cần bổ sung thêm nhiều nước lọc. Hoặc cha mẹ cũng có thể sử dụng dung dịch Oresol cho trẻ uống để cung cấp nước và chất điện giải tốt cho trẻ. 

Trẻ uống nước lọc
Nên cho trẻ uống nhiều nước lọc. Ảnh Pixabay 

4. Lưu ý cần thiết khác liên quan đến việc ăn uống của trẻ bị bệnh sởi

Với trẻ đang bị ốm và đang hồi phục nói chung, trẻ bị sởi và đang trong quá trình lành bệnh hoặc sau khi vừa khỏi bệnh, cha mẹ cần lưu ý về bữa ăn và lượng thức ăn của trẻ. Cha mẹ nên:

  • Chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ trong ngày một cách hợp lý để có thể giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
  • Không cho trẻ ăn quá nhiều cùng một lúc.

Việc ăn uống hợp lý giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ làm việc hiệu quả hơn. Đồng thời, việc hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ cũng trở nên dễ dàng hơn.

Để phòng ngừa và hỗ trợ việc điều trị bệnh sởi ở trẻ em thì chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ là vô cùng quan trọng. Điều này giúp cơ thể trẻ có sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh, giảm những yếu tố nguy cơ do biến chứng của sởi ở trẻ mang lại. Do đó, việc hiểu rõ trẻ bị sởi nên ăn gì và trẻ bị sởi kiêng ăn gì là điều cha mẹ cần phải quan tâm. Vì, nó có tác động rất lớn đến tiến trình hồi phục sức khỏe của con trong và sau khi bệnh có được diễn ra tốt đẹp hay không. Nên, cha mẹ hãy lưu ý điều  này và thực hiện phù hợp, nhằm góp phần giúp con mau lành bệnh, mau khỏe khoắn trở lại nhé. 

Trần Trần tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI