Thai quá ngày - liệu mẹ bầu có nên lo lắng?

Thai quá ngày là nỗi bất an chung của mọi bà bầu. Vậy hiện tượng thai quá ngày có ảnh hưởng gì đến bé yêu không? Mẹ bầu phải làm sao khi thai quá ngày và có nên sử dụng các biện pháp can thiệp y tế để sinh con không? Hãy cùng Yeutre.vn tìm hiểu về thai quá ngày trong bài viết sau.

banner ads
trông chờ con ra đời
Mẹ bầu trông chờ từng ngày con chào đời - Ảnh Internet.

Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ bầu mong ngóng từng giây phút để chào đón con đến với giới này. Mẹ bầu đã chờ đợi 9 tháng 10 ngày nhưng đến tuần thứ 40 của thai kỳ vẫn chưa thấy dấu hiệu chuyển dạ. Lúc này, không còn tâm trạng vui tươi háo hức mà thay vào đó là sự lo lắng, bất an.

1. Thai bao lâu sẽ được xem là quá ngày?

Theo nghiên cứu, chỉ có 3 đến 5% mẹ bầu chuyển dạ đúng ngày dự sinh. Hầu hết, mẹ bầu sẽ sinh sớm hoặc muộn hơn trong khoảng 2 tuần so với ngày dự sinh. Khi đến tuần thứ 40 mà mẹ bầu chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì hầu hết các mẹ bầu đều lo lắng. Thật ra, các bác sĩ đã nghiên cứu và kết luận rằng đây là hiện tượng hết sức bình thường.

Thời gian dự sinh có thể không chính xác do tuỳ vào thể trạng của mẹ và sự phát triển của bé. Một số mẹ bầu đã chuyển dạ ở tuần thứ 37 hoặc 38 của thai kỳ. Nhưng nếu sau tuần thứ 41 mà mẹ bầu vẫn chưa xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ, thì bạn nên đến bệnh viện để được khám và theo dõi.

sinh lêch 2 tuần
Mẹ bầu thường sinh lệch ngày dự sinh 2 tuần - Ảnh Internet

2. Tại sao đến tuần thứ 40 mà mẹ bầu vẫn chưa chuyển dạ?

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc thai đã 40 tuần mà vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, là mẹ bầu đã tính sai ngày dự sinh. Cách tính ngày dự sinh phổ biến và tiện lợi nhất hiện nay là dựa vào tuổi thai. Cách tính tuổi thai phụ thuộc vào hai yếu tố, là chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng và ngày quan hệ tình dục dẫn đến thụ thai thành công. Mẹ bầu thường bỏ qua hoặc không theo dõi chính xác, thường xuyên chu kỳ kinh nguyệt nên dẫn đến cung cấp sai lệch thông tin về chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Một số mẹ bầu có chu kỳ kinh nguyệt không đều nên không thể biết chính xác chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Nhiều mẹ bầu cho rằng đã mang thai 40 tuần nhưng thật ra con chỉ mới được 36 tuần.

Một số khác có thể do mẹ bầu đi siêu âm thai lần đầu tiên quá trễ. Thường lần đầu tiên siêu âm sẽ rơi vào khoảng 2 tháng đầu thai kỳ. Nhưng có mẹ bầu đến tháng thứ 3 khi các dấu hiệu ốm nghén xuất hiện rõ rệt thì mới đi siêu âm thai. Ở tuần 14 đến tuần 18, thai nhi phát triển rất nhanh gây ra việc xác định sai tuổi thai nhi.

Thai quá ngày có thể là dấu hiệu bất thường của trẻ
Thai quá ngày có thể là dấu hiệu bất thường của trẻ - Ảnh Internet

Ngoài nguyên nhân do sự sơ suất nhầm lẫn về tuổi thai nhi, thì còn một số yếu tố khác về sự phát triển của thai nhi như: dây rốn thai ngắn, hàm lượng hormone tuyến giáp thấp, ngôi thai không đúng trục, nhau thiếu enzyme...

3. Thai quá ngày ảnh hưởng thế nào đến bé yêu?

Sau tuần thứ 41, nhau thai sẽ bắt đầu suy yếu gây ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi. Nhau thai già đi, sẽ khiến hoạt động cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ không diễn ra thuận lợi. Không gian trong nước ối ngày càng hẹp lại, dẫn đến lượng nước ối giảm dần. Do vậy tuần thứ 41 được xem là thời điểm lý tưởng cho con chào đời.

Thai quá ngày dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường, thai nhi trong bụng sẽ bị suy nhược ảnh hưởng đến nhịp tim thai. Nếu mẹ bầu mang thai quá ngày, trẻ sau khi sinh ra sẽ bị tổn thương về mặt thần kinh có thể dẫn đến thiểu năng trí tuệ và còn ảnh hưởng đến khả năng vận động của con. Trẻ sinh quá ngày dễ mắc các bệnh về hô hấp, nhiễm trùng, sốt cao dẫn đến động kinh. Nguy hiểm hơn, thau nhi có thể bị chết lưu hoặc tử vong trong quá trình mẹ bầu chuyển dạ.

ảnh hưởng sức khỏe con
Thai quá ngày ảnh hưởng đến sức khoẻ của con yêu - Ảnh Internet

4. Mẹ bầu phải làm gì khi thai quá ngày?

Trước hết, nếu thai quá ngày dự sinh một tuần bạn nên lập tức nhập viện để được theo dõi và tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Nếu mẹ bầu tính sai tuổi thai nhi thì không có gì đáng lo, việc của bạn lúc này là giữ tinh thần thoải mái và chờ đợi đến ngày dự sinh thật sự. Nếu không phải trường hợp trên, có thể đây là dấu hiệu bất thường về sự phát triển của trẻ. Bác sĩ có thể tiến hành một số kích thích vùng tử cung bằng cách xoa bóp, tiêm thuốc. Sau khi can thiệp khoảng 24 đến 48 giờ nhưng vẫn không xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ, để đảm bảo sức khoẻ của mẹ và bé, bác sĩ có thể sẽ đề xuất biện pháp sinh mổ. 

đến bệnh viện
Mẹ bầu nên đến bệnh viện để được theo dõi và xét nghiệm - Ảnh Internet

Trong quá trình mổ chỉ định, bác sĩ sẽ giúp mẹ bầu tạo những cơn co tử cung giống như cơn chuyển dạ bình thường. Một số trường hợp thai quá ngày mẹ bầu vẫn có thể sinh thường, điều này phụ thuộc rất lớn vào thể trạng của mẹ và sức khoẻ của thai nhi.

Như vậy, dù thực tế không thể tránh khỏi tình trạng lo lắng khi thai quá ngày so với dự sinh, song nếu mẹ bầu rơi vào hoàn cảnh này, cũng đừng lo lắng thái quá. Mẹ hãy bình tĩnh, đến ngay bệnh viện để xác định nguyên nhân và bác sĩ có thể đưa ra phương án phù hợp nhất để xử lý ngay sau đó. 

Trần Tạ tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI