Thai 26 tuần với những thay đổi bất ngờ của mẹ và bé

Vậy là mẹ và bé đã bước đến tuần thứ 26 rồi, ở giai đoạn này bé và mẹ sẽ có những thay đổi rất rõ rệt về cân nặng và hình dáng. Để mẹ có thêm cái nhìn thật bao quát về thai 26 tuần, Yeutre.vn đã tổng hợp tất cả những kiến thức liên quan trong bài viết này, mẹ hãy cùng tham khảo để hiểu hơn về bé cũng như cơ thể mình trong giai đoạn thai kỳ này nhé.

banner ads
Thai 26 tuần
Vậy là mẹ và bé đã bước đến tuần thứ 26 rồi, ở giai đoạn này bé và mẹ sẽ có những thay đổi rất rõ rệt về cân nặng và hình dáng. Ảnh Internet

1. Thai nhi 26 tuần sẽ phát triển như thế nào?

Đây có lẽ là điều mà mẹ mong ngóng nhất, bé yêu đã bước đến tuần 26, tức là đã được 6 tháng rưỡi rồi đấy mẹ, lúc này cân nặng của bé đã đạt gần 800g và chiều dài khoảng 39cm tương đương với một cây hành lá và bé sẽ lớn rất nhanh. Trong giai đoạn tuyệt vời này, các mô não đã phát triển và hoạt động rất tích cực hơn, do đó bé có thể nghe và cảm nhận được giọng nói của cha, tiếng thủ thỉ tâm sự của mẹ. Hãy kể chuyện và cho bé nghe những bản nhạc dịu dàng để kích thích não bộ của con hơn, mẹ nhé.

Trong tuần 26 này, thời gian ngủ và thức của bé dường như đã đều đặn hơn, mặc dù đôi mắt bé nhắm lại trong vài tháng trước nhưng sẽ sớm mở ra và chớp mắt liên tục để có thể quen dần với ánh sáng mờ xuyên qua từ bụng mẹ. Nếu để ý nhưng chuyển động nhẹ của con, mẹ cũng có thể sẽ cảm giác như bé đang nấc cục trong vòng một vài phút, điều này là hoàn toàn bình thường nên mẹ không nên lo lắng quá.

Em bé
Trong tuần 26 này, thời gian ngủ và thức của bé dường như đã đều đặn hơn. Ảnh Internet

Những cú đạp khắp nơi xung quanh bụng mẹ đang biểu thị sự vận động mạnh mẽ và hăng say của bé yêu, đôi khi những cú đá chạm tới xương sườn sẽ làm mẹ cảm giác đau điếng nhưng mẹ cũng sẽ thông cảm được cho sự nghịch ngợm đáng yêu của con đúng không nào.

2. Những thay đổi của mẹ bầu khi bé được 26 tuần tuổi

Trong giai đoạn này, ngoài việc bụng mẹ lớn dần theo từng ngày mẹ cũng sẽ có những thay đổi bên trong cơ thể như là:

banner ads
  • Việc thư giãn, duỗi thẳng tay chân của bé trong bụng sẽ làm mẹ có những cơn đau ở phía dưới xương sườn.
  • Các cơn đau thắt sẽ xuất hiện thường xuyên hơn và có cảm giác như những cơn đau khi mẹ đến kì kinh nguyệt.
  • Huyết áp cũng sẽ tăng nhẹ sau tuần 26, và cũng có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật - tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến khoảng 5% phụ nữ mang thai . Nếu mẹ cảm thấy mình có những cơn đau dai dẳng hoặc thị giác có những thay đổi bất thường, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chuẩn đoán và có những biện pháp xử lý kịp thời.
  • Việc thai nhi ngày càng lớn khiến sức ép của tử cung xuống bàng quang cũng ngày một nặng nề hơn làm cho những cơn buồn tiểu của mẹ vẫn tồn tại ngay khi vừa đi vệ sinh xong.
Đi vệ sinh
Sức ép của tử cung xuống bàng quang cũng ngày một nặng nề hơn khiến cho mẹ cứ muốn đi vệ sinh hoài. Ảnh Internet
  • Tình trạng đau tức và căng cứng ở hai bầu ngực cũng sẻ xảy ra ở giai đoạn này. Lý do là vì các tuyến sữa của mẹ đã bắt đầu hoạt động để tiết sữa non và cảm giác đau tức này chỉ kéo dài trong vòng vài ngày nên mẹ cũng đừng lo lắng quá.
  • Việc ngồi xổm ở tuần 26 cần được hạn chế tối đa vì sẽ dẫn đến một số những nguy hiểm cho mẹ và bé như sa tử cung, rỉ ối, thậm chí là sinh non.
  • Cân nặng của mẹ cũng sẽ tăng khoảng từ 7 - 11kg trong tuần thai 26 này và mẹ hãy chăm sử dụng các loại kem dưỡng ẩm an toàn vì cảm giác ngứa ran vẫn sẽ tiếp tục diễn ra.
  • Mách nhỏ cho mẹ là nên tập nằm nghiêng hoàn toàn về bên trái và sử dụng gối dành cho bà bầu . Điều này giúp bào thai tuần hoàn tốt nhất và giảm thiểu những triệu chứng sưng phù cho mẹ.

Và điều quan trọng nhất là mẹ hãy để ý mọi dấu hiệu hay triệu chứng nào bất thường ở cơ thể để có những biện pháp xử lý nhanh nhất nhé.

3. Thai 26 tuần mẹ cần khám những gì

Khám thai
Thai 26 tuần mẹ cần khám những gì? Ảnh Internet

Khi mẹ đang ở ba tháng cuối cùng của giai đoạn thai kỳ, có những xét nghiệm cần được tiến hành để kiếm tra tình hình sức khỏe cũng như sự phát triển bình thường của bé, đó là:

  • Kiểm tra vấn đề cân nặng và huyết áp cho mẹ và thai nhi
  • Đo lượng đường và đạm có trong nước tiểu để tầm soát các bệnh liên quan.
  • Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
  • Đo kích thước của tử cung bằng cách cảm nhận từ bên ngoài và siêu âm chiều cao của đáy vị (đỉnh của tử cung).
  • Xét nghiệm máu.
  • Tiêm vắc-xin chống bệnh bạch hầu và uốn ván.
  • Kiểm tra và chuẩn đoán những triệu chứng bất thường mà mẹ cảm nhận được.

Và trong quá trình khám thai ở tuần 26 này, mẹ có thể hỏi bác sĩ thêm về những thắc mắc cũng như vấn đề của mình trong những tháng tiếp theo, đặc biệt là sự chuẩn bị cho quá trình vượt cạn.

4. Thai máy ít và nhiều có sao không?

Thai nhi ở tuần 26 này đã có những cử động nhẹ nhàng, nhưng sẽ không mạnh như những gì mẹ nghĩ đâu ạ. Các bác sĩ khuyên rằng mẹ nên đếm số lần chuyển động của trẻ để giúp mẹ chăm sóc và theo dõi tình hình sức khỏe cũng như những thay đổi trong con được dễ dàng hơn. Mẹ nên chọn thời điểm và vị trí nằm, ngồi thoải mái nhất, dùng tay đặt nhẹ lên bụng để cảm nhận rõ ràng hơn chuyển động này. Những cử động của con thường là những cú đá, sự quay tròn, rướn người, cuộn và thúc mạnh vào bụng mẹ nhưng sẽ không tính những lần bé nấc mẹ nhé. Nếu trong vòng 2 giờ mẹ không cảm nhận được 10 lần sự chuyển động của con thì nên đi khám ngay, có thể bé đang mắc một số vẫn đề nào đó.

Thai máy
Các bác sĩ khuyên rằng mẹ nên đếm số lần chuyển động của con. Ảnh Internet

Tuy nhiên, nếu một ngày nào đó, bé lại có những chuyển động với tần suất nhiều hơn thường ngày mẹ cũng không nên chủ quan, vì rất có thể bé đạp nhiều là do mẹ mặc quần áo quá chật, khó chịu hoặc thậm chí là có những trường hợp bé bị thiếu oxi do dây rốn quấn quanh cổ.

Việc theo dõi thai máy của con mỗi ngày là việc làm rất quan trọng, nó giúp mẹ theo dõi tình hình sức khỏe của con và có những biện pháp xử lý kịp thời nếu có những vấn đề phát sinh khác.

5. Thai 26 tuần và các chỉ số siêu âm mẹ cần biết

Việc siêu âm thai ở tuần 26 là rất quan trọng và để mẹ có thể biết được những chỉ số của con mình có đang nằm trong mức chuẩn hay không thì mẹ hãy theo dõi những chỉ số siêu âm chuẩn ở tuần 26 này nhé.

Bảng chỉ số siêu âm tuần 26 dành cho mẹ:

Bảng chỉ số siêu âm tuần 26
Bảng chỉ số siêu âm tuần 26. Ảnh Internet

Chú thích và các chỉ số viết tắt

  • Tuổi thai được tính như sau:

26+0: Thai 26 tuần tuổi.

26+1: Thai 26 tuần một ngày.

26+2: Thai 26 tuần hai ngày.

  • BPD: Đường kính lưỡng đỉnh (Đơn vị: mm)
  • FL: Chiều dài xương đùi (Đơn vị: mm)
  • AC: Chu vi bụng (Đơn vị: mm)
  • HC: Chu vi đầu (Đơn vị: mm)
  • EFW: Cân nặng thai nhi (Đơn vị: gram)

Ngoài những chỉ số trên còn có:

  • GSD: Đường kính túi thai ở tuần 26 này vẫn chưa được xác định.
  • CRL: Chiều dài đầu - chân là 35,6mm.

Việc theo dõi các chỉ số siêu âm của thai nhi là rất cần thiết, mẹ cần hỏi ý kiến của bác sĩ ngay khi phát hiện con mình nằm ngoài các giói hạn cho phép để được tư vấn và hướng khắc phục các dị tật thai nhi nếu có.

6. Thai 26 tuần bị ra máu

Thai bị ra máu
Trong những tháng cuối của kỳ tam cá nguyệt thứ 2 điều mà khiến nhiều mẹ bầu lo lắng đó là hiện tượng ra máu. Ảnh Internet

Trong những tháng cuối của kỳ tam cá nguyệt thứ 2 điều mà khiến nhiều mẹ bầu lo lắng đó là hiện tượng ra máu. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, nhưng phổ biến nhất là:

  • Bong nhau non: Đây là hiện tượng bong một phần nhau thau hoặc nhau thai bị tách hoàn toàn ra khỏi thành tử cung. Nguyên nhân là do mẹ đã từng gặp phải chấn thương, sử dụng các chất kích thích quá nhiều hoặc là mang thai dưới 18 tuổi cũng rất dễ xảy ra hiện tượng này.
  • Sinh non: Có thể hiện tượng ra máu khi thai mới ở tuần 26 là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp sinh. Mẹ cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được chuẩn đoán mẹ đang phải đối mặt với nguy cơ sinh non rất cao.
  • Vỡ tử cung: Đây là một tai biến rất nặng trong sản khoa, sảy ra chủ yếu sau một thời gian thai sống trong tử cung. Nguyên nhân là do mẹ có vế mổ trong lần mang thai trước và không được điều trị đúng cách khiến vết mổ bị nứt ra dẫn đến vỡ tử cung.
  • Nhau tiền đạo: Nhau tiền đạo là biến chứng sản khoa tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến thai lưu, sinh non,... thường xảy ra ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Những trường hợp thai phụ bị nhau tiền đạo đều không thể sinh thường mà sẽ được chỉ định mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Nhau tiền đạo
Nhau tiền đạo là biến chứng sản khoa tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến thai lưu, sinh non,... Ảnh Internet
  • Mạch máu tiền đạo: Đây là biến chứng thai kỳ hiếm gặp nhưng mẹ cũng rất cần để ý. Hậu quả của việc vỡ mạch máu tiền đạo sẽ ảnh hưởng rất nặng nề đến thai nhi nếu không được phát hiện kịp thời.

Việc ra máu trong tuần thai 26 là điều hết sức nguy hiểm, mẹ cần đến những cơ sở y tế chuyên khoa để được khám khi thấy hiện tượng ra máu bất thường và nên nhớ tuân thủ đúng lịch khám thai định kỳ , để có thể phát hiện sớm những bất thường cho thai nhi.

7. Thai 26 tuần, nguyên nhân mẹ bị đau bụng dưới

Thông thường, cảm giác đau bụng dưới sẽ diễn ra vào những tháng cuối của thai kỳ, cảm giác đau này được coi là khá giống với tình trạng đau bụng kinh mà các mẹ hay gặp phải.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng dưới này, nhưng chủ yếu là:

7.1 Nhau bong non

Bình thường, nhau sẽ bong ra khi mẹ sinh em bé nhưng trong một vài trường hợp hiếm gặp, nhau sẽ tự bung ra khỏi thành tử cung khiến tử cung căng cứng, gây đau cho mẹ và gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi. Nếu mẹ cảm thấy những cơn đau cứ xảy ra liên tục và không có dấu hiệu giảm, hãy đến gặp bác sĩ ngay để có hướng giải quyết tốt nhất.

Bong nhau non
Trong một vài trường hợp hiếm gặp, nhau sẽ tự bung ra khỏi thành tử cung khiến tử cung căng cứng, gây đau cho mẹ. Ảnh Internet

7.2 Mẹ bị táo bón và sình bụng

Nhiều mẹ bầu hay có thói quen ăn thật nhiều để có thể đủ chất cho cả hai người. Nhưng việc làm này chỉ khiến thức ăn qua đường tiêu hóa của mẹ bị chậm lại và kèm theo sự chèn ép liên tục của tử cung lên thành ruột của mẹ cũng sẽ khiến tình trạng táo bón và sình bụng trở nên nặng nề hơn. Vì thế, một chế độ ăn nhiều chất xơ, uống đầy đủ nước và thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ giảm bớt tình trạng táo bón khi mang thai đấy.

7.3 Bé con đạp nhiều cũng sẽ khiến mẹ bị đau bụng dưới

Khi bé yêu trong bụng quá năng động thì đồng nghĩa với việc mẹ sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn. Thành bụng của mẹ sẽ trở nên căng cứng hơn để thích nghi với những cú đạp của con. Dù đây chri là một phản xạ tự nhiên của cơ thể nhưng cũng khiến mẹ chịu nhiều khó chịu. Những cơn đau bụng dưới do nguyên nhân này thường sẽ không kéo dài quá lâu và mẹ sẽ quên rất nhanh thôi ạ.

7.4 Nhiễm trùng đường tiết niệu

Mang thai sẽ rất dễ khiến mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu được biết đến như là nhiễm trùng bàng quang hoặc niệu đạo và khả năng mẹ sẽ sinh non là rất cao nếu bệnh này tiến triển thành nhiễm trùng thận. Các triệu chứng của nhiễm trùng bàng quang có thể là:

  • Đau, khó chịu hoặc nóng rát khi đi vệ sinh.
  • Mẹ thường cảm thấy đau vùng chậu hoặc bụng dưới.
  • Đi tiểu không kiếm soát hoặc đi tiểu nhiều lần ngay khi chỉ có rất ít nước tiểu.
  • Nước tiểu có mùi hôi, đôi khi còn kèm theo máu.
đi vệ sinh
Nhiễm trùng đường tiết niệu mẹ sẽ có những triệu chứng đi tiểu bất thường. Ảnh Internet

Nếu bệnh nhiễm trùng tiết niệu được phát hiện sớm có thể dễ dàng điều trị bằng kháng sinh, do vậy mẹ nên vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra nước tiểu thường xuyên mỗi lần đi khám thai và đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện những triệu chứng trên nhé.

7.5 Tiền sản giật

Tiền sản giật là một trong những biến chứng nguy hiểm của thai kỳ, bệnh này gây ra những thay đổi trong mạch máu của mẹ và có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác như gan, thận, não và cả nhau thai của mẹ. Các triệu chứng tiền sản giật bao gồm:

  • Đau dữ dội ở vùng bụng hoặc va trên.
  • Các triệu chứng đau đầu dai dẳng không hết.
  • Thị lực của mẹ thay đổi như nhìn mờ hoặc nhìn thấy các đốm mờ khi quan sát xung quanh.
  • Buồn nôn, khó thở, sưng mặt và bọng mắt xuất hiện.
  • Ngoài ra, những phụ nữ hút thuốc lá hoặc sống trong môi trường có khói thuốc cũng sẽ có nguy cơ mắc tiền sản giật rất cao.
Hút thuốc lá
Những phụ nữ hút thuốc lá hoặc sống trong môi trường có khói thuốc cũng sẽ có nguy cơ mắc tiền sản giật rất cao. Ảnh Internet

7.6 Cách khắc phục những cơn đau cho mẹ

Nếu mẹ bị những cơn đau nhẹ hơn hoặc đã được chuẩn đoán mà không có triệu chứng gì nghiêm trọng thì hãy thử những cách làm sau đây để có thể đẩy lùi những cơn đau bụng dưới phiền phức này.

  • Tập một số bài tập nhẹ nhàng hoặc có thể đi dạo để giảm đau.
  • Tắm bằng nước ấm giúp cơ thể thoải mái hơn.
  • Uống nhiều nước hơn.
  • Khi những cơn đau bắt đầu mẹ có thể thử nằm xuống nhẹ nhàng hoặc uốn cong người về phía cơn đau.

Những cách làm này sẽ giúp những cơn đau của mẹ trở nên dễ chịu và thoải mái hơn. Tuy nhiên, mẹ vẫn rất cần theo dõi những triệu chứng của cơn đau bụng dưới này để có những phương án điều trị kịp thời nhé.

8. Thai 26 tuần nước ối bao nhiêu là đủ

Nưới ối đóng vai trò rất quan trong trong sự phát triển của thai nhi, nó giúp bảo vẹ bé khỏi sự xâm nhập trực tiếp của vi khuẩn và sự chèn ép, va chạm từ bên ngoài. Đồng thời nước ối trong thai kỳ còn có chức năng tái tạo năng lượng và cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Thông thường, nước ối sẽ tăng dần theo tuần thai của mẹ và có dấu hiệu giảm khi vào những tuần cuối của thai kỳ. Lượng nước ối ở tuần thai 25 - 26 là vào khoảng 670ml và sẽ tăng lên khi bé bước vào những tuần tiếp theo. Những trường hợp mẹ bị dư hoặc thiếu nước ối sẽ dẫn đến những nguy cơ nguy hiểm cho thai kỳ.

nước ối
Nưới ối đóng vai trò rất quan trong trong sự phát triển của thai nhi. Ảnh Internet

Để lượng nước ối luôn ổn định khi thai 26 tuần, mẹ có thể thường xuyên uống nước, đặc biệt là nước từ những loại trái cây như dừa, cam, ổi, cóc, chanh dây, uống sữa, nước mía,... Điều này giúp mẹ củng cố hơn về sức khỏe cũng như là nước ối và những vấn đề bất thường trong quá trình mang thai.

9. Chế độ dinh dưỡng cho thai 26 tuần tuổi

Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ, đặc biệt là tuần thai này. Điều này, thực sự là rất cần thiết nhưng mẹ không cần phải ăn quá nhiều hoặc ăn hoài một thứ vì nó bổ dưỡng mà chỉ cần có một chế độ ăn hợp lý, vừa đủ lượng chất cần thiết là được. Và tất nhiên, bữa ăn hằng ngày mẹ không thể thiếu đó là:

9.1 Những thực phẩm giàu sắt và protein

Trong giai đoạn mang thai tuần 26 này, mẹ cần bổ sung thêm những thực phẩm giàu sắt và protein để tránh bị thiếu máu, mệt mỏi và tình trạng xuất huyết khi chuyển dạ. Mẹ có thể bổ sung sắt và protein qua những thực phẩm như thịt đỏ, đậu, thịt gia cầm, các loại hạt và cơm trắng.

9.2 Canxi và magie

Thai càng lớn sẽ khiến áp lực của tử cung lên các các mạch máu cũng sẽ nhiều hơn, điều này khiến những triệu chứng đau lưng, chân, các cơ và chuột rút của mẹ ngày càng nặng nề. Cách tốt nhất ngoài vận động nhẹ nhàng thì một chế độ dinh dưỡng bổ sung canxi và magie cũng sẽ giúp những tình trạng trên được giảm đi rất nhiều đấy. Mẹ nên ăn nhiều các loại hải sản, súp lơ xanh, bắp cải, đậu phụ, sữa chua, chuối, ngũ cốc, các loại hạt như hạt bí, hạt lanh, hạnh nhân, hạt điều, mè,...

canxi va magie
Một chế độ dinh dưỡng bổ sung canxi và magie cũng sẽ giúp những tình trạng đau nhức của mẹ được giảm đi rất nhiều đấy. Ảnh Internet

9.3 Các vitamin cần thiết cho tuần thai 26

Ngoài những loại chất được kể trên thì bữa ăn hằng ngày mẹ không thể thiếu:

  • Vitamin B1 rất cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh và giảm nguy cơ mắc chứng tê phù. Vitamin B1 có nhiều trong các loại ngũ cốc, mầm lúa mì, trứng,...
  • Vitamin E giúp phát triển hệ cơ và các tế bào máu đỏ. Mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm như: dầu thực vật, các loại hạt và ngũ cốc.
  • Vitamin B6 giúp phát triển hệ thần kinh và trí não của thai nhi, có nhiều trong chuối, dưa hấu, đậu xanh và thịt ức gà.

9.4 Bổ sung chất xơ, hạn chế táo bón

Để giảm bớt tình trạng táo bón thường xuyên xảy ra trong gia đoạn thai kỳ, đặc biệt là ở những tháng cuối này. Cách duy nhất để cung cấp lượng chất xơ hoàn hảo cho cơ thể đó là từ những loại thực phẩm có trong bữa ăn hằng ngày. Mẹ nên bổ sung thêm những thực phẩm sau đây: cà rốt, đu đủ chín, khoai lang, rong biển, các loại đậu,...

Ngoài ra, mẹ hãy ăn thêm cá vì trong cá có nhiều axit béo omega 3 giúp bảo vệ mẹ khỏi những chứng đau sơm và đẻ non.

Cá
Mẹ hãy ăn thêm cá vì trong cá có nhiều axit béo omega 3 giúp bảo vệ mẹ khỏi những chứng đau sơm và đẻ non. Ảnh Internet

10. Thai 26 tuần và những điều mẹ cần lưu ý

Trong tuần 26 này, mẹ hãy cẩn thân hơn rất nhiều đấy, vì mẹ mới chỉ bước đến những tháng cuối của thai kỳ và còn một chặng đường dài nữa. Và mẹ cần biết thêm những lưu ý này để đảm bảo hơn sự an toàn cho cả hai.

10.1 Những bước đi của mẹ sẽ trở nên khó khăn hơn

Trong tuần thứ 26 này, bụng mẹ đã bắt đầu to ra và những bước chân không được ổn định và có phần vụng về hơn trước khiến mẹ có xu hướng dễ bị chúi người về phía trước và kèm theo những chứng mẹt mỏi, hay mơ màng suy nghĩ khiến mẹ có thể té ngã bất cứ lúc nào, do đó trong những tháng gần cuối này mẹ cần phải cẩn thận hơn rất nhiều về cách di chuyển cũng như bổ sung thêm những dưỡng chất cần thiết cho bé yêu.

10.2 Chú ý bảo vệ bầu ngực của mình

Thời gian này, mẹ có thể sẽ tiết ra một ít sữa non, đây là dấu hiệu ngực của mẹ đã chuẩn bị sẵn sàng để chăm sóc bé yêu. Và mẹ cần phải chú ý bảo vệ vùng ngực nhiều hơn nữa, có thể bằng cách lau bằng nước ấm xung quanh bầu vú. Có nhiều trường hợp đầu vú của mẹ sẽ chìm vào trong, lúc này mẹ cần có thể dùng các biện pháp massage nhẹ nhàng hoặc mua các sản phẩm hỗ trợ.

bảo vệ ngực
Mẹ cần chú ý bảo vệ bầu ngực của mình nhiều hơn nữa trong thời gian này. Ảnh Internet

10.3 Vấn đề quan hệ khi mẹ đang mang thai 26 tuần

Chuyện chăn gối khi mang thai cũng khiến nhiều mẹ bầu thắc mắc. Theo các chuyên gia cho rằng việc quan hệ vợ chồng có thể diễn ra bình thường, đặc biệt là vào tháng thứ 6 của thai kỳ nếu sức khỏe và tâm lý của mẹ ổn định. Tuy nhiên, mẹ và bố vẫn nên dùng bao cao su để đảm bảo an toàn cho bé nhé.

Mang thai luôn là điều tuyệt vời dành cho mẹ và mang thai 26 tuần cũng là trong những cột mốc vô cùng đáng nhớ. Mẹ nên tìm hiểu thật kỹ về giai đoạn này để chuẩn bị một hành trang thật tốt, cùng bé yêu bước sang những giai đoạn khác thuận lợi, để chào đón sự khởi đầu thật tuyệt vời của con khi chào đời nhé.

Hiền Anh tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI