Thai nhi 26 tuần tuổi và những điều mẹ bầu cần lưu ý

Thai nhi 26 tuần đã hoàn thiện đầy đủ các cơ quan trong cơ thể và tiếp tục tăng trọng cho đến khi chào đời. Lúc này, mẹ bầu phải đối mặt với các cơn đau lưng, chuột rút và sưng phù các khớp chân. Vậy mẹ bầu nên làm gì để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu này và tăng cân ra sao để giúp bé phát triển hơn? Hãy cùng Yeutre.vn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

banner ads
bà bầu đau lưng
Thai nhi 26 tuần tuổi mẹ bầu rất dễ bị đau lưng - Ảnh Internet

1. Cuộc sống của mẹ thay đổi như thế nào?

Tuần này, mẹ có thể gặp phải một số triệu chứng như đau lưng, sưng phù mắt cá chân và bị chuột rút. Nguyên nhân là do tử cung giãn nở mạnh gây áp lực lên tĩnh mạch và các dây chằng. Các cơn chuột rút thường xảy ra vào ban đêm và xuất hiện dày đặc hơn trong những tuần tiếp theo. Để giảm bớt đau nhức, các mẹ nên tập một vài động tác co duỗi chân trước khi đi ngủ và bổ sung thêm vitamin C.

Vùng bụng của một số mẹ bầu sẽ xuất hiện nhiều dấu đỏ nhỏ như bị phát ban. Tuy nhiên, các mẹ đừng quá lo lắng, vì chúng sẽ dần chuyển sang màu da sau khi em bé chào đời. Bầu ngực của mẹ bắt đầu sản xuất sữa non khi thai nhi 22 tuần tuổi. Sữa non được biết đến là chất lỏng không màu (đôi khi có màu vàng nhạt) và chứa nhiều kháng thể rất tốt cho trẻ sơ sinh. Nếu bạn đã từng sinh con, sữa non sẽ tiết ra sớm hơn các mẹ còn lại.

ngực của bà bầu
Bầu ngực bắt đầu sản xuất sữa non nên căng tròn và nặng nề hơn - Ảnh Internet

2. Thai nhi 26 tuần tuổi phát triển ra sao?

Thai nhi 26 tuần tuổi có thể to bằng cây cải xà lách Mỹ, nặng khoảng 900 gram và dài hơn 36cm tính từ đầu đến chân. Các cơ quan trong cơ thể của bé như phổi, não, thận... hoạt động rất tích cực. Lúc này, bé đã có thể mút tay, chớp mắt, xoay người, nấc cụt... và mẹ có thể nhìn thấy những hành động này khi đi siêu âm.

Tuần này, bộ não của bé sẽ hình thành những nếp nhăn, các khối tròn lồi lõm và tế bào não tăng trưởng liên tục cho đến khi bé chào đời. Tóc sẽ bắt đầu mọc nhanh và dày hơn, nhưng cũng có một số bé sẽ "bị hói" khi chào đời.

thai nhi 26 tuần như cây xà lách mỹ
Thai nhi 26 tuần tuổi có hình dáng giống cây xà lách Mỹ - Ảnh Internet

3. Dinh dưỡng dành cho mẹ bầu

Tuần này, các mẹ nên tiếp tục duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Tránh tiêu thụ những thực phẩm không có nhiều dinh dưỡng cho thai nhi 26 tuần như bánh tráng trộn, xúc xích chiên, bắp rang bơ... Càng gần đến ngày sinh nở, mẹ càng cần nhiều hồng cầu để vận chuyển oxy cho em bé. Chính vì vậy, mẹ nên nạp thêm các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt như thịt bò, gan, cá, ngũ cốc...

Để hạn chế các triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa như ợ nóng, ợ chua, khó tiêu... mẹ nên chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, ăn nhiều ổi, ớt chuông, đu đủ, dâu tây... cũng sẽ giúp mẹ giảm bớt triệu chứng chuột rút.

dinh dưỡng cho thai nhi 26 tuần
Ăn nhiều rau quả sẽ giúp mẹ ngăn ngừa ợ nóng và táo bón - Ảnh Internet

4. Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi thai nhi 26 tuần

Thường xuyên đi tiểu đêm là chuyện bình thường khi mang thai, nhưng nếu mẹ liên tục buồn đi vệ sinh (5 phút/ lần) mẹ nên thay đổi tư thế nào. Vì có thể em bé đang nằm đè lên bọng đái của mẹ khiến vùng bụng dưới nặng nề như muốn đi vệ sinh.

Trước khi sinh con, gia đình nên tổ chức chuyến du lịch ngắn hạn nhằm giúp mẹ giảm stress, hồi phục sức khỏe và lấy lại tinh thần cho cuộc chiến "vượt cạn" sắp tới.

bà bầu đi du lịch
Đi du lịch sẽ giúp mẹ bầu giảm stress và hồi phục sức khỏe - Ảnh Internet

Thai nhi 26 tuần tuổi đã phát triển như thế nào, cuộc sống mẹ bầu đã thay đổi ra sao các mẹ đã biết rồi phải không. Dựa vào những thông tin được cung cấp trong bài viết trên đây, các mẹ có thể chủ động hơn trong việc bổ sung dinh dưỡng, cũng như có kế hoạch chăm sóc thai kỳ phù hợp, để bảo vệ sức khỏe của chính mẹ, cũng như sự phát triển của thai nhi.

Liên Tiểu Di tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI