Tất tần tật những vấn đề về cân nặng của mẹ bầu trong thai kỳ

Béo phì trong thai kỳ có thể khiến mẹ bầu phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật và khó khăn khi sinh nở, trong khi thiếu cân lại khiến mẹ mất ăn mất ngủ vì lo con không phát triển bình thường. Làm sao để mức cân nặng luôn chuẩn là điều băn khoăn của không ít mẹ bầu?

banner ads

Dưới đây là những chia sẻ gỡ rối giúp mẹ bầu có thể giữ được cân nặng hợp lý trong thai kỳ của mình.

1. Mức tăng cân cần thiết cho mẹ bầu

Trong thai kỳ, mẹ bầu được khuyến cáo là nên tăng từ 11 đến 15kg nếu mang thai đơn và từ 16 đến 20 kg nếu mang song thai.

Và để rõ hơn, mẹ bầu có thể dựa vào chỉ số BMI của cơ thể để tính số cân nặng cần thiết có thể tăng trong thai kỳ của mình.

16707-5.jpg
Mỗi mẹ bầu có một mức cân tăng hợp lý trong thai kỳ.

banner ads

Cách tính chỉ số BMI là: trọng lượng cơ thể (kg)/ chiều cao X chiều cao (m).

Nếu mẹ bầu có trọng lượng cơ thể trước khi mang thai BMI

Nếu BMI thuộc khoảng 19,8 -26 thì mẹ nên tăng 11,5 đến 16kg.

Còn nếu BMI thuộc vào khoảng 26-28 thì mẹ bầu chỉ nên tăng 7-11kg mà thôi.

Đặc biệt, nếu mẹ trước khi mang thai có BMI > 29 thì chỉ nên tăng 6kg trong thai kỳ.

Theo đó, thường trong ba tháng đầu mẹ bầu chỉ tăng chừng 1-2kg. Một số mẹ bầu có thể còn sụt cân vào giai đoạn này nếu bị ốm nghén nặng.

Sau ba tháng đầu mẹ chỉ cần tăng đều đặn mỗi tuần khoảng 0,5kg là được.

2. Cân nặng tăng lên khi mang thai là do đâu?

Tổng số kg mẹ bầu cần tăng trong suốt thai kỳ, trong đó bao gồm:

- Thai nhi: khoảng 3,6kg

- Nhau thai: 1-1,5kg

- Nước ối: 1-1,5kg

- Ngực: 1-1,5kg

- Lưu lượng máu: khoảng 1,8kg

- Chất béo: 2,2-4kg

-T ử cung lớn hơn: 1-2,2kg

=> Tổng số: 11-15kg

3. Cách để tăng cân

Để có thể tăng cân hợp lý trong thai kỳ mẹ có thể áp dụng các cách sau:

- Mẹ không nên ăn một bữa quá no mà nên chia bữa ăn nhỏ thành 5-6 bữa mỗi ngày. Cách ăn này khiến mẹ bầu hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn và cũng không thèm ăn vặt.

- Nếu mẹ bầu ăn vặt hãy chọn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe như trái cây, sữa, các loại hạt… không nên ăn thức ăn nhanh hay đồ chiên…

16708-6.jpg
Các loại hạt cung cấp dưỡng chất giúp mẹ bầu tăng cân an toàn.

- Nếu mẹ bầu ốm nghén và khó ăn uống, thực đơn thanh đạm như bánh mì quết bơ đậu phộng được xem như vừa cung cấp được protein cho mẹ bầu, vừa không khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu.

- Mẹ bầu nên uống sữa hàng ngày, tuy nhiên mẹ có thể lựa chọn sữa tách béo nếu cơ thể đã khá đầy đặn.

- Mẹ cũng nên bổ sung các loại bơ thực vật, phô mai vào thực đơn.

- Ngoài những điều trên thì dĩ nhiên mẹ cũng cần duy trì khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng hợp lý cho mình trong thai kỳ.

4. Xử trí thế nào nếu lỡ tăng cân quá nhiều?

Nếu mẹ vượt quá số cân cho phép và thậm chí có thể vượt xa mức tiêu chuẩn thì lúc này mẹ bầu có thể gặp bác sĩ để được tư vấn.

Tùy vào tình hình mà bác sĩ có thể khuyên mẹ bầu có nên giảm cân hay không. Thế nhưng giảm cân trong thời kỳ mang thai không thể giống như bình thường. Nghĩa là mẹ bầu không được phép nhịn ăn hay ăn uống thiếu chất hoặc tập thể dục quá sức.

Trong hầu hết các trường hợp bác sĩ sẽ đề nghị mẹ bầu ăn uống hợp lý trở lại để kiểm soát cân nặng hiện tại và sẽ để chuyện giảm cân sau khi sinh. Một số trường hợp đặc biệt có thể mẹ cần phải giảm cân nhưng bác sĩ sẽ giám sát và chăm sóc nghiêm ngặt cho mẹ bầu.

5. Mẹo làm chậm quá trình tăng cân khi mang thai

Nếu mẹ bầu đang tăng cân mất phanh thì nên áp dụng ngay những lời khuyên sau đây để dừng kim đồng hồ của bàn cân lại.

- Thức ăn nhanh, đồ chiên xào, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn đóng hộp….cần phải được liệt ngay vào danh sách thực phẩm cấm.

16709-7.jpg
Thức ăn chiên nhiều dầu mỡ nên được đưa ra khỏi danh sách nếu mẹ bầu đã quá cân.

- Mẹ vẫn nên dùng sữa và các chế phẩm sữa mỗi ngày. Tuy nhiên hãy tránh dùng các sản phẩm sữa nguyên chất để tránh lượng chất béo dồi dào từ chúng.

- Nước ngọt hay bất cứ loại nước có đường nào cũng đều nên tránh xa.

- Mẹ bầu tránh ăn mặn để cơ thể không tích nước.

- Thức ăn vặt của mẹ nên hạn chế đồ ngọt.

- Sử dụng các chất béo chủ yếu từ thực vật như bơ thực vật, hoặc là phô mai.

- Tập luyện thể dục thể thao giúp mẹ bầu làm tiêu hao lượng mỡ dư thừa. Đi bộ hay đi bơi đều rất tốt.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI