3 bệnh nguy hiểm có thể gặp ở mẹ bầu bị thừa cân

Đái tháo đường, huyết áp cao và tiền sản giật là ba chứng bệnh mẹ bầu có thể gặp nếu thừa cân. Đó là lý do các mẹ bầu luôn được khuyên nên ăn uống hợp lý và kiểm soát cân nặng của mình trong suốt thai kỳ.

banner ads

Hãy cùng tìm hiểu ba chứng bệnh dễ mắc khi thừa cân này của mẹ bầu nhé.

1. Đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ xảy ra khi lượng đường trong máu bỗng nhiên tăng vọt khi mẹ mang thai. Các thử nghiệm dung nạp đường cho thấy với phụ nữ mang thai bị béo phì thì lượng đường trong máu thường cao hơn hẳn. Lượng đường cao này còn có thể gây ra em bé lớn hay đường huyết cho em bé sau khi sinh.

18199-a50.jpg
Bệnh tiểu đường thai kỳ phổ biến ở nhiều mẹ bầu.

Mẹ bầu nên tìm hiểu những nguyên nhân gây ra sự tăng vọt lượng đường trong máu của mình. Thường là do thành phần dinh dưỡng trong hợp lý. Mẹ cần điều chỉnh lại các bữa ăn của mình để giảm lượng đường qua mỗi ngày. Mẹ cũng nên đi khám thai kỳ và xét nghiệm dung nạp đường định kỳ để theo dõi được tình hình sức khỏe của cơ thể.

2. Cao huyết áp thai kỳ

Bệnh cao huyết áp thai kỳ được xác định khi mẹ bầu có chỉ số huyết áp là 140/90 mmHg hoặc có huyết áp tâm tăng hơn so với bình thường 30mmHg.

Bệnh cao huyết áp trở nên nguy hiểm khi nó đi cùng với protein niệu tạo nên những dấu hiệu vững chắc cho bệnh tiền sản giật.

18200-a51.jpg
Mẹ nên thường xuyên kiểm tra huyết áp khi khám thai định kỳ.

Nếu mẹ bị cao huyết áp trước khi mang thai hay bắt đầu phát bệnh trước tuần thai thứ 20 thì được xếp vào diện cao huyết áp kinh niên. Chúng cảnh báo các nguy cơ lớn về bệnh tim, tiền sản giật, sinh non, nguy cơ đứt nhau thai hay chết lưu.

10% phụ nữ mang thai béo phì sẽ bị cao huyết áp thai kỳ. Tỷ lệ này lớn hơn so với phụ nữ mang thai không béo phì là 6%.

Mẹ nên khám thai định kỳ để theo dõi. Nếu cần thiết bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm huyết áp cho mẹ bầu. Uống thuốc tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định.

3. Tăng nguy cơ tiền sản giật

Tiền sản giật là bệnh nhiễm độc huyết, xác định dựa trên huyết áp cao và thành phần protein có trong nước tiểu sau tuần thai thứ 20. Bệnh gây ra tắc nghẽn mạch máu.

Các cấp độ của bệnh tiền sản giật khác nhau. Nếu bệnh phát triển mạnh sẽ nhanh chóng gây tổn hại giọng nói ở mẹ, khiến bé chậm phát triển, giảm nước ối, đứt nhau thai.

18201-a52.jpg
Tiền sản giật là biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.

Tai biến tiền sản giật còn gây ra hiện tượng sản kinh. Nếu mẹ bầu có nguy cơ bị tiền sản giật sẽ được dùng thuốc ngay lập tức để chống lại hiện tượng sản kinh.

Tiền sản giật dễ xuất hiện ở thai phụ dưới 20 tuổi và trên 35 tuổi. Trong độ tuổi này mẹ bầu bị béo phì dễ mắc bệnh tiền sản giật hơn các độ tuổi khác.

Các khảo sát cho thấy có từ 9-12% mẹ bầu bị béo phì mắc tiền sản giật. Mẹ không béo phì thì chỉ số này chỉ là 5%.

Việc kiểm tra thai kỳ thường xuyên để kiểm tra huyết áp là điều mẹ nên tuân thủ. Nếu mẹ bầu bị thừa cân các xét nghiệm protein trong nước tiểu là cần thiết.

Các dấu hiệu cho thấy mẹ bầu nên liên lạc ngay với bác sĩ là: mặt, đầu, mũi sưng tấy hay phù; đầu đau liên tuc; bụng đau dữ dội và mềm, thị lực bất thường, nhạy cảm với ánh sáng…

Với sự nguy hại của chứng thừa cân, mẹ bầu nên có chế độ ăn hợp lý, cân bằng và đa dạng. Trái cây, rau xanh và vận động là ba món không thể thiếu hàng ngày cho mẹ bầu để kiểm soát cân nặng nhé.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI