Tất tần tật những sai lầm trong chế biến và thưởng thức hải sản các loại

Ăn hải sản chưa được nấu chín, hay kết hợp hải sản cùng trái cây… là hai trong số những nguyên do khiến bạn gặp phải những triệu chứng khó chịu sau khi... no nê.

banner ads

Mặc dầu khó ai cưỡng lại được sức hấp dẫn của những món hải sản tươi ngon nhưng không ít người ngại dùng chúng vì dị ứng hoặc bị đau bụng, tiêu chảy sau khi ăn. Họ không biết rằng, nguyên nhân của tất cả những triệu chứng này chỉ vì sự kết hợp thực phẩm sai lầm hoặc không biết cách chế biến đối với từng loại hải sản khác nhau.

1. Sai lầm trong chế biến hải sản

Để hải sản tươi sống

31896-hai-san-tuoi-1.jpg

Với điều kiện môi trường hiện tại, việc dùng hải sản tươi sống không đảm bảo cho sức khỏe.

Trước kia, khi ngư trường còn sạch, các loài hải sản không nhiễm quá nhiều hóa chất. Người ta có thể tái chanh, tái giấm hay ăn sống cùng mù tạt loài hải sản vừa bắt được. Song với điều kiện môi trường hiện tại, việc dùng hải sản theo những cách này không đảm bảo cho sức khỏe. Một số vi khuẩn, ký sinh trùng, giun sán và độc tố có trong hải sản chưa được chế biến kỹ lưỡng có thể gây ra tiêu chảy hoặc sinh ra độc tố gây bệnh. Do vậy dù ăn hải sản tươi sống đảm bảo dinh dưỡng không bị hao hụt nhưng lại đặt bạn trước nhiều nguy cơ mắc mắc bệnh hơn.

Chế biến sơ

31897-hai-san-tuoi-2.jpg

Trong những món gỏi hải sản đã qua chế biến, vẫn còn đến 85% ấu trùng lá gan còn sống sót.

Theo các nghiên cứu, trong những món gỏi hải sản đã qua chế biến, vẫn còn đến 85% ấu trùng lá gan còn sống sót. Trong khi đó ở món cua nướng đến độ vàng vỏ, ấu trùng loại này còn lại 65% và khi nướng đến cháy vỏ, ấu trùng này vẫn còn khoảng 23%. Điều này cho thấy, hải sản được nấu dưới 80 độ C không đủ để loại bỏ được ký sinh trùng hiệu quả. Và do đó, thời gian cần thiết đủ để diệt vi khuẩn trong hải sản cần từ 5-6 phút sôi.

Hấp hoặc luộc hải sản đã qua đông lạnh

31899-hai-san-tuoi-4.jpg

Hải sản đông lạnh để nhiều này sẽ hao hụt lượng protein, khiến nó trở nên kém tươi ngon hơn đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn trong hải sản gia tăng và sinh sôi.

Hải sản đông lạnh để nhiều này sẽ hao hụt lượng protein, khiến nó trở nên kém tươi ngon hơn đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn trong hải sản gia tăng và sinh sôi. Bởi vậy, bạn chỉ nên cấp đông các loại hải sản trong một thời gian ngắn để tránh nguy cơ mang bệnh. Nếu chọn cách hấp hoặc luộc hải sản sau khi đã qua đông lạnh, vi khuẩn tồn tại trong hải sản vẫn đủ sức tồn tại. Do vậy, bạn nên chọn cho mình các phương pháp làm chín khác.

Để sò, ốc quá lâu

31900-hai-san-tuoi-5.jpg

Để sò, ốc quá lâu không tốt

Sò, ốc vốn có chứa rất nhiều ký sinh trùng nguy hiểm, chính vì vậy, việc để sò, ốc quá lâu sẽ càng tạo điều kiện sinh sôi cho những loại ký sinh trùng này. Tốt nhất, khi mua, bạn nên chọn loại tươi sống và sau khi mua về nên chế biến ngay.

2. Sai lầm trong việc thưởng thức hải sản

Ăn đầu tôm, đầu cá

31898-hai-san-tuoi-3.jpg

Đầu tôm, cá là là bộ phận tích tụ một lượng khá lớn các nguyên tố kim loại nặng.

Nhiều người cho rằng mọi chất bổ dưỡng của các loài tôm, cá đều tập trung ở đầu nên tận dụng luôn cả bộ phận này. Tuy nhiên, đầu tôm, cá là là bộ phận tích tụ một lượng khá lớn các nguyên tố kim loại nặng. Và điều này hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của bạn.

Dùng lại hải sản đã bảo quản tủ lạnh qua đêm

31901-hai-san-tuoi-6.jpg

Không nên dùng lại hải sản đã bảo quản tủ lạnh qua đêm.

Dù được bảo quản trong tủ lạnh, các món ăn từ hải sản vẫn không đảm bảo sẽ đủ an toàn để bạn có thể hâm nóng lại và dùng vào ngày hôm sau. Vì thế, khi chế biến hải sản, bạn chỉ canh lượng vừa đủ với số người dùng để tránh phí phạm vì phần dư còn lại sẽ không thể tận dụng vào ngày hôm sau.

Tráng miệng hoặc kết hợp trái cây với các loại hải sản

31905-fruit.jpg

Tráng miệng hoặc kết hợp trái cây với các loại hải sản là một sai lầm.

Trong các nhà hàng hải sản cao cấp, bạn sẽ không bao giờ thấy dọn kèm hoa quả tráng miệng hoặc kết hợp trái cây cùng các món hải sản. Sở dĩ có nguyên tắc này vì họ muốn đảm bảo thực khách sẽ không bị tiêu chảy hoặc đau bụng ngay sau khi dùng các món hải sản. Chính chất tanin trong trái cây khi kết hợp cùng canxi và protein vốn có hàm lượng lớn trong hải sản sẽ gây ra sự cản trợ cho hệ tiêu hóa và là nguyên nhân dẫn đến những triệu chứng khó chịu trên.

Ăn hải sản và uống bia

31902-hai-san-tuoi-7.jpg

Uống bia trong lúc dùng hải sản có thể dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm như thận hay gout.

Trong các bàn nhậu, hải sản luôn được dọn kèm cùng ít lon bia. Nhiều người cho rằng, điều này có lợi cho việc tiêu hóa. Song, ngược lại sự kết hợp này có thể dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm như thận hay gout.

Nhâm nhi trà sau khi dùng hải sản

31903-hai-san-tuoi-8.jpg

Không uống trà sau khi ăn hải sản để tránh khó tiêu.

Một số người có thói quen dùng trà sau khi ăn. Thói quen này thực sự không có lợi cho hệ tiêu hóa nhất là khi đó là bữa ăn ngập tràn hải sản. Thói quen không tốt này có thể khiến bạn khó tiêu, đầy bụng và gây ra chứng sỏi thận rất phiền phức. Nếu muốn dùng trà sau bữa ăn, bạn có thể đợi sau ít nhất 2 tiếng.

3. Phòng những triệu chứng khó chịu khi dùng hải sản

31904-haisan-tuoi-9.jpg

Chọn hải sản phải chọn loại tươi sống.

- Nguyên tắc trước hết bạn cần ghi nhớ khi dùng hải sản là phải chú trọng ngay từ khâu chọn nguyên liệu. Hải sản nhất thiết phải sống. Nếu không chọn được loại sống, phải đảm bảo nó vẫn còn tươi, không ươn, không ướp hóa chất bảo quản.

- Hãy bỏ những thực đơn tươi sống hoặc tái chanh, gỏi sống…. Nên chuyển sang phương pháp nấu hải sản chín kỹ trước khi dùng.

- Nếu chưa chế biến, nên bảo quản hải sản trong tủ đông và dùng ngay sau đó. Không để hải sản quá lâu để tránh mất đi nguồn dinh dưỡng quý giá đồng thời khiến vi khuẩn sinh sôi.

- Sau khi rã đông hải sản, nên chế biến ngay, không cấp đông trở lại hoặc để quá lâu ở môi trường bên ngoài.

- Tránh chọn phương pháp rã đông bằng nước ấm để tạo điều kiện phát triển cho vi khuẩn có trong hải sản.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI