Những thực phẩm ăn, uống kết hợp với thuốc có thể gây ngộ độc

Là một người nội trợ thông minh, bạn cũng cần biết cách kết hợp đồ ăn, thức uống sao cho đảm bảo sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình. Trong đó, chuyện kết hợp ăn uống và thuốc men rất quan trọng, nhất là khi bạn đã có con nhỏ và sống cùng với các cụ.

banner ads

Uống thuốc sau khi vừa uống rượu

Những loại thuốc có acetaminophen (paracetamol) khi vào đến cơ thể sẽ được chuyển thành chất chuyển hóa acetylbenzoguinoneimin. Chất men làm nhiệm vụ chính trong cuộc chuyển hóa này sẽ tăng hoạt động nếu thuốc được uống ngay sau khi uống rượu. Đó là lý do nó sinh ra những độc tố gây hại đến gan và thận. Vì thế, các bác sĩ thường khuyên bạn không nên uống bất kỳ loại thuốc nào trong khoảng thời gian 6 tiếng sau khi đã uống rượu.

Tôm và vitamin C

6378-an-uong-gi-truoc-va-sau-khi-uong-thuoc-se-de-bi-doc-2.jpg

Đồng có trong con tôm sẽ làm vitamin C mất tác dụng .

banner ads

Bạn đã nghe thông tin có người chết vì sự kết hợp này phải không? Thực chất, điều này hoàn toàn không đủ cơ sở để kết luận. Đúng là bạn không nên ăn tôm trước và sau 2 giờ uống vitamin C vì đồng có trong con tôm sẽ có tác dụng làm oxy hóa vitamin C, khiến chúng mất tác dụng. Còn về thông tin thạch tín trong tôm làm chết người là chuyện không thể.

Sữa và thuốc

Sữa có những tác động lớn đến tốc độ hấp thu thuốc. Nó có thể làm loãng thuốc trong dịch huyết của người uống. Cùng với đó, sữa còn tạo thành một lớp phủ bên ngoài thuốc, gây nên những tương tác giữa canxi, kẽm với các thành phần của thuốc, hình thành nên chất không hòa tan khác với nước. Kết quả là làm cho thuốc mất tác dụng và gây hại ngược lại cho cơ thể. Vì thế, mẹ nào có thói quen cho con uống sữa chung với thuốc hãy thay đổi ngay từ bây giờ. Tốt nhất, trước và sau một đến hai tiếng uống sữa hãy cho bé uống thuốc.

Nước ép táo và thuốc chống dị ứng

Trong khoảng thời gian 4 tiếng trước và sau khi uống chống dị ứng thời tiết như allegra, bạn không nên dùng nước ép táo hay nước cốt cam, bưởi. Bởi lẽ trong những loại thức uống này có lượng axit amin vận chuyển thuốc từ ruột vào máu khiến việc hấp thu thuốc giảm đến 70%. Đó là lý do vì sao bạn không thể chóng khỏi nhanh các cơn chảy mũi và hắt hơi dù đã dùng thuốc điều trị.

Nước ép bưởi và thuốc

6379-an-uong-gi-truoc-va-sau-khi-uong-thuoc-se-de-bi-doc-3.jpg

Nước ép bưởi uống chung với thuốc chống dị ứng có thể dẫn đến tử vong cho người bệnh tim.

- Nước ép bưởi uống chung với thuốc chống dị ứng thời tiết có thể dẫn đến nguy cơ tử vong với người có tiền sử bệnh tim.

- Những loại thuốc khác như thuốc an thần, thuốc ngủ, bạn cũng không nên uống chung với nước bưởi vì nó có thể dẫn đến cơn chóng mặt.

- Với thuốc giảm cholesterol thì bưởi sẽ làm thuốc tích tụ lại, vừa không phát huy được tác dụng vừa gây tổn thương gan, thận và suy nhược cơ bắp.

Như vậy, với hầu hết các loại thuốc, bạn không nên uống trước và sau khi dùng bưởi vì ít nhiều đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Nước cam và thuốc chứa nhôm

Như bạn biết đấy, nước cam chứa rất nhiều axit. Do đó hoàn toàn không hợp lý nếu bạn dùng chung với các loại thuốc có chứa nhôm như thuốc chống axit chẳng hạn. Cũng vậy, nước cam cũng không nên uống chung với các loại thuốc kháng sinh bởi lẽ trong môi trường axit, các kháng sinh này sẽ kém bền vững và phá vỡ liên kết.

Trà xanh và thuốc chống ung thư hoặc viên bổ sung sắt

6381-an-uong-gi-truoc-va-sau-khi-uong-thuoc-se-de-bi-doc-5.jpg

Trà xanh trở nên vô tác dung khi kết hợp với thuốc chống ung thư.

Trà xanh được xem là loại thức uống chống lại các căn bệnh ung thư. Nhưng khi kết hợp với thuốc chống ung thư nó lại trở nên vô tác dụng. Điều này cũng diễn ra tương tự nếu bạn uống chung với viên bổ sung sắt.

Tỏi và thuốc trị tiểu đường

Một số món ăn có tỏi sẽ làm tăng vị giác, kích thích sự ngon miệng. Tuy nhiên, nếu bạn đang trong quá trình điều trị tiểu đường nên hạn chế loại gia vị này vì nó có thể làm giảm đột ngột đường huyết trong máu.

Quế và thuốc chống đông máu warfarin

Chất coumarin trong quế rất cao. Nó có thể làm loãng máu. Nếu dùng nhiều và dùng chung với chống đông máu warfarin có thể làm gan bị tổn thương.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI