Giải đáp các nghi vấn xung quanh chuyện ăn tôm

Tôm mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe và là sự lựa chọn yêu thích của mọi thành viên trong gia đình. Thế nhưng, rất có thể bạn đang dùng tôm không đúng cách. Vậy đâu là những sai lầm phổ biến trong việc ăn tôm?

banner ads

Tôm là món ăn hấp dẫn đối với nhiều người.

Cũng như các loại hải sản khác, tôm rất giàu đạm và canxi. Bên cạnh đó, các chất không được nhắc đến trong tôm bao gồm Omega 3, DHA và vitamin B12. Những chất này góp phần củng cố thêm cấu trúc của thành mạch máu và giúp tránh các nguy cơ đột quỵ, tim mạch và những căn bệnh ung thư. Chính vì vậy, tôm không chỉ tốt cho người lớn mà còn rất bổ dưỡng với trẻ em; không chỉ dành cho người bình thường mà còn đặc biệt tốt đối với các thai phụ.

Mặc dầu vậy, trong cách ăn uống của nhiều người, tôm vẫn được dùng sai cách.

1. Canxi tập trung nhiều nhất ở phần vỏ tôm?

Bạn sẽ được coi là người sành ăn nếu ăn tôm nguyên vỏ. Tuy nhiên, lời khen này nên được rút lại. Thực tế, thành phần cấu tạo của vỏ của tôm không khác gì hơn cái áo của những loài giáp xác khác. Chúng chỉ có hai chất chính là kittin và caasi làm nhiệm vụ bảo vệ tôm. Như vậy, chất canxi dồi dào trong con tôm không phải nằm ở phần vỏ mà là trong phần thịt và các chân. Những chất có trong tôm sẽ được cơ thể hấp thu nếu bạn ăn các bộ phận này. Còn nếu như bạn chọn ăn vỏ, tất cả sẽ được đào thải ra ngoài.

2. Ăn mắt bổ mắt

Nhiều người ăn mắt tôm vì cho rằng nó rất bổ.

Nhiều người quan niệm “ăn gì bổ nấy”. Vì thế, họ cho rằng nếu con tôm có nhiều chất bổ dưỡng đến vậy chắc hẳn trong mắt tôm cũng có những dưỡng chất tương tự. Theo quan niệm có phần siêu thực, mắt tôm còn được coi là viagra tự nhiên, có tác dụng giúp quan hệ vợ chồng ngày càng thêm sung mãn. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một sự suy diễn và chưa có bất cứ khoa học nào chứng minh tính xác thực của chúng. Do đó, nếu muốn ăn tôm ngon và có lợi cho sức khỏe nên ăn phần thịt sau khi đã bóc vỏ.

3. Sản phụ không nên ăn tôm

Với dân gian, những thức ăn như tôm có thể khiến sản phụ sau sinh lạnh bụng và dễ đau bụng. Thêm vào đó, những sản phụ phải rạch tầng sinh môn hoặc sinh mổ thì việc ăn tôm sẽ làm vết thương lồi thịt, mất đi tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, cả hai nghi ngại này đều không có cơ sở khoa học chứng minh tính xác thực của nó.

Ngược lại, những lợi ích thiết thực nhất tôm có thể mang lại thường dễ dàng biết được. Nhờ có tôm, sản phụ mau lành vết thương và đẩy nhanh quá trình phục hồi hơn. Cũng nhờ tôm, sữa mẹ trở nên giàu về chất, đặc biệt là protein và canxi, giúp bé bú ngon chóng lớn. Tuy vậy, một lượng tôm vừa phải là đủ với sản phụ. Việc lạm dụng có thể dẫn đến chứng khó tiêu.

4. Hậu phẫu thuật không được ăn tôm

Sau khi mổ, vết thương hở thường tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng. Nhiều người sợ điều này xảy đến đã tìm mọi cách để tránh các thức ăn làm mủ, làm độc, trong đó có tôm. Tuy nhiên, cũng như những quan niệm trên, điều này chưa được các nhà khoa học chứng minh và không có cơ sở để kết luận.

Vì vậy, bạn có thể ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm sau phẫu thuật bao gồm cả tôm để cơ thể nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên, mỗi loại chỉ nên ăn vừa đủ. Việc dung nạp quá mức một dưỡng chất sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

5. Tôm sống ngon hơn tôm chín

Một số người không thích ăn tôm chín mà lại ăn tôm sống cùng mù tạt.

Một số người không thích ăn tôm chín mà lại ăn tôm sống cùng mù tạt. Với họ, ăn theo cách này tôm không chỉ ngon hơn mà còn bổ dưỡng hơn vì không bị mất chất như các cách chế biến khác. Tuy nhiên, với cách ăn sống này, chỉ nên dùng tôm vừa mới bắt lên và còn sức búng mạnh. Nếu không sẽ rất dễ bị tiêu chảy, dẫn đến mất nước và kiệt sức. Thực tế, nếu bạn nấu tôm vừa đủ chín, chất dinh dưỡng trong tôm cũng không bị hao hụt quá nhiều so với khi bạn nấu các loại rau.

6. Trẻ ăn dặm không nên ăn tôm

Nhiều trẻ em có cơ địa dị ứng với hải sản hoặc các sản phẩm từ bơ, sữa… được khuyên nên kiêng các loại hải sản như tôm để tránh tái phát. Tuy nhiên, điều này không đúng với tất cả các trẻ. Tôm có thể giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển trí não tốt hơn miễn bố mẹ đừng quá lạm dụng. Nếu thấy trẻ có biểu hiện dị ứng hoặc khó tiêu do dùng quá nhiều tôm, bố mẹ nên ngưng cho trẻ dùng và hỏi thêm ý kiến của bác sĩ.

Những lưu ý khi ăn tôm

- Để có được tôm ngon và giàu dưỡng chất, nên chú ý chọn tôm tươi. Khi tôm đã chết, có mùi ươn thường gây nên một số dị ứng hoặc ngộ độc.

- Hạn chế tôm cho những người có tiền sử dị ứng hải sản với các biểu hiện: nổi mề đay một phần hay toàn thân, người đang bị viêm da, người khí huyết xấu.

- Không ăn tôm cùng với thịt dê.

- Không uống vitamin C khi vừa ăn tôm.

- Người có tiền sử dị ứng hoặc hen suyễn nên tránh ăn tôm và các loài hải sản có vỏ.

- Nếu bị dị ứng khi ăn tôm phải ngưng ăn ngay và dùng thuốc kháng histamine hoặc AH3, xi rô Phenergan… để giảm các triệu chứng dị ứng. Với trẻ em nên đưa đến bác sĩ để được thăm khám cụ thể.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI