1. Cà rốt
Cà rốt Trung Quốc (không cuống) và cà rốt ta (có cuống).
Cà rốt Trung Quốc có vẻ ngoài bóng loáng, không hằn vân, củ nào cũng to đều như nhau. Thông thường, chúng đều không có cuống hoặc đầu bị thâm đen.
Cà rốt ta lại khác, nó cho củ nhỏ, màu cam đậm và hằn vân rõ ràng. Phần cuống còn xanh và nguyên.
2. Hành tây
Hành tây Trung Quốc nhìn vẻ ngoài thường có màu xanh. Khi cắt ra, bạn dễ dàng nhận thấy cấu trúc lớp hành không rõ rệt.
Hành tây nước ta phần lớn có nguồn từ Đà Lạt. Hành có màu vàng, tím hoặc trắng, hình dáng tròn đều và căng bóng.
3. Bí đỏ
Bí đỏ Trung Quốc (bên trái ảnh) và bí đỏ Việt Nam (bên phải ảnh).
Bí đỏ Trung Quốc có trọng lượng lớn, thường gấp 2 – 3 lần bí ta. Quả bí thường có dạng dài, vỏ bóng và trơn đẹp.
Bí đỏ của ta có rất nhiều loại, đủ mọi hình dạng từ tròn đều đến hồ lô hay bầu dục. Chúng thường có vỏ sần sùi và không trơn bóng.
4. Bông cải xanh
Bông cải Đà Lạt (bên phải ảnh) và bông cải Trung Quốc (bên trái ảnh).
Bông cải Trung Quốc có màu xanh thẫm, nhỏ hơn so với bông cải Đà Lạt và thường mỗi cây chỉ có một bông.
Bông cải Đà Lạt dài cây và to. Mỗi cây lại chia thành nhiều bông nhỏ và có màu xanh lơ.
5. Bắp cải
Bắp cải Trung Quốc phân biệt với bắp cải Đà Lạt
Bắp cải Trung Quốc được bảo quản trong túi lưới, hình dạng tròn đều và nhỏ khoảng bằng hai nắm tay. Phần lá xoăn nhiều và màu xanh đậm hơn so với bông cải thông thường.
Ngược lại, bắp cải ta to và có màu trắng. Các lá bắp cải xếp lớp khít vào nhau tạo thành khối lớn.
6. Cà chua
Tuy khó phân biệt hơn, nhưng cà chua Trung Quốc lúc nào cũng to hơn hẳn, không có cuống và bóng đều. Dù màu có đỏ đậm nhưng sờ vào vẫn thấy cứng.
Cà chua ta đủ mọi hình dáng, trái to trái nhỏ không đều nhau. Trái đỏ thường hơi mềm và bao giờ cũng còn cuống.
7. Khoai tây
Khoai tây Đà Lạt (bên trái ảnh) và khoai tây Trung Quốc (bên phải ảnh).
Khoai tây Trung Quốc cũng có nhiều loại khác nhau nhưng có thể nhận thấy là vỏ khoai hơi xanh. Khi cắt ra ruột không có màu vàng mà trắng nhợt. Khi chín khoai không mềm mịn mà thường bị sượng.
Khoai tây Đà Lạt thường có trái đậm màu, ruột vàng đặc trưng, mắt khoai nhỏ, vỏ mỏng và dễ bong tróc. Khi chín khoai mịn và bùi.
8. Dâu tây
Dây tây Trung Quốc đỏ thẫm được bày bán ở chợ.
Dâu tây Trung Quốc có giá rẻ hơn gấp đôi dâu tây Đà Lạt. Khi quan sát thấy màu dâu đỏ thẫm như màu huyết dụ trải đều quanh trái, có lá cũng thẫm xanh rũ xuống ôm lấy trái, phủ kín đến gần 1/3 chiều dài quả.
Dâu tây Đà Lạt có màu tươi sáng và cuống xanh .
Dây tây Đà Lạt có nhiều giống khác nhau nhưng nhìn chung màu dâu rất sáng. Nó có thể có màu hơi hồng hoặc màu đỏ tươi. Phần màu đậm nhạt khác nhau trên cùng một trái và giữa các trái với nhau. Thường đậm màu nhất là vùng thân, phần cuống sẽ có màu hơi trắng. Phần lá có màu xanh tươi và chỉ ngắn vừa phủ mặt đầu cuống.
9. Gừng
Gừng Trung Quốc (bên trái ảnh) và gừng ta (bên phải ảnh).
Gừng Trung Quốc có vỏ trơn bóng, trông mọng nước và có màu hơi vàng. Khi cắt theo sớ ngang sẽ thật dễ dàng vì ít xơ. Một đặc điểm khác có thể nhận thấy là gừng Trung Quốc thường rất to.
Gừng ta thường có màu hơi sẫm, củ nhỏ và trông xấu xí chứ không đẹp mã như gừng Trung Quốc. Đặc biệt, gừng ta rất thơm, có thể ngửi thấy mùi gừng mà không cần phải cắt.
10. Hành
Hành Trung Quốc (bên trái ảnh) và hành ta (bên phải ảnh)
Hành Trung Quốc củ tròn và to đều. Một củ hành thường chỉ có một tép tròn đều. Khi cắt ra không có vị cay nồng và khi phi lên không có mùi thơm. Thông thường màu hành cũng chỉ tím mờ chứ không đậm màu như hành ta.
Hành ta củ dài, một củ có hơn một tép. Khi cắt cay nồng và khi phi thơm phức cả nhà. Vỏ hành cũng thường dày hơn hành Trung Quốc.
11. Tỏi
Tỏi Trung Quốc củ to, các tép cũng to và đều nhau. Khi bóc, vỏ dễ bong tróc và có vị hăng chứ không thơm.
Tỏi ta củ nhỏ và tép cũng nhỏ, rất khó bóc vỏ và có mùi thơm đặc trưng dù chưa phi.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm: