1. Bí ngô để lâu
Những trái bí ngô già để lâu chứa hàm lượng đường cao khiến bên trong xảy ra quá trình lên men (hô hấp kỵ khí) dẫn đến biến chất, nếu ăn vào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Mộc nhĩ tươi
Trong mộc nhĩ tươi chứa chất porhyrin không tốt cho sức khỏe
Chất porphyrin có trong mộc nhĩ tươi rất kị ánh sáng. Do vậy, nếu ăn mộc nhĩ tươi bạn rất dễ bị viêm da, ngứa ngáy, thậm chí phù thủng... Tốt nhất, bạn nên ăn mộc nhĩ khô, ngâm trong nước nấu lên vừa an toàn vừa có lợi cho sức khỏe.
3. Đậu phộng lên mốc
Đậu phộng bị lên mốc sẽ sinh ra aflatoxin - một độc tố - có khả năng gây ung thư gan rất mạnh. Do đó, trước khi ăn cần kiểm tra kỹ, nếu thấy có dấu hiệu mốc hoặc chớm mốc, nghi mốc phải bỏ ngay.
4. Cà chua xanh
Trong cà chua xanh có chứa chất độc solanime, khi ăn vào dễ gây cảm giác đắng chát, sau khi ăn xuất hiện triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa. Trường hợp nặng nếu không cấp cứu rửa ruột, giải độc kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Ăn cà chua xanh dễ bị ngộ độc, ói mửa
5. Vỏ khoai lang
Vỏ khoai lang chứa chất kẽm gây chứng rối loạn dạ dày, rối loạn chức năng gan và ngộ độc thực phẩm.
6. Khoai tây mọc mầm
Khoai tây để lâu sẽ mọc mầm, khi đó sẽ sinh chất độc solamine, chất này ảnh hưởng mạnh đến niêm mạc dạ dày và hệ thần kinh trung ương, ăn phải chúng sẽ bị đau bụng, tiêu chảy hoặc suy hô hấp thậm chí có thể tử vong.
Chất độc solamine có trong khoai tây mọc mầm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương
7. Quả hồng
Trong vỏ quả hồng chứa một lượng lớn tanin gây hại cho dạ dày, dẫn đến sỏi thận. Do vậy, trước khi ăn chúng, bạn nên gọt vỏ thật sạch.
8. Trứng gà sống
Khác với cộng dụng của trứng gà luộc chín, lòng trắng trứng gà sống khi ăn vào, cơ thể rất khó hấp thu, thậm chí còn phá hoại công năng tiêu hóa của tụy tạng. Thật chất ăn trứng gà sống rất mất vệ sinh và không khác gì tự đưa các vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể.
Cơ thể không hấp thu được dưỡng chất từ trứng gà sống
9. Rau cải nấu chín để qua đêm
Rau cải khi để qua đêm, muối nitrat chuyển thành muối nitrit do tác dụng của vi khuẩn. Khi ăn vào khiến cơ thể thiếu oxy và bắt đầu có các triệu chứng như trúng độc, đau đầu, chóng mặt thậm chí nôn mửa. Chất nitrit này còn có nguy cơ gây ung thu đường ruột cao.
10. Đậu xanh chưa được nấu chín
Đậu xanh có chứa saponin và lectins, saponin, những chất gây kích thích mạnh mẽ đối với đường tiêu hóa của con người, có thể gây ra viêm xuất huyết, giải thể các tế bào máu đỏ. Ngoài ra, trong đậu xanh cũng chứa hemagglutinin với tập hợp tế bào máu đỏ gây ra ngộ độc sau khi ăn. Vì vậy nếu ăn đậu xanh chưa nấu chín dễ bị ngộ độc.
Yeutre.vn (Tổng hợp)